7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Phƣơng diện tài chính
Khía cạnh tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý vì nó là nền tảng cho mọi hoạt động. Nguồn tài chính luôn là nỗi quan tâm hàng đầu trong nhà trƣờng vì ngân sách có hạn, trong khi đó nhà trƣờng phải đạt đƣợc chất lƣợng đào tạo cao. Đây luôn là một phép toán khó.
Nhiệm vụ chính của các trƣờng là hƣớng đến những giá trị phi tài chính nhƣ: thƣơng hiệu của nhà trƣờng, sự hài lòng của sinh viên, sự tận tụy của giảng viên, chất lƣợng của giảng viên cũng nhƣ cán bộ quản lý,… Vì vậy, trong giá trị tài chính luôn ẩn trong nó các giá trị phi tài chính.
Và tùy thuộc vào đặc thù của từng trƣờng mà Ban giám hiệu sẽ đƣa ra những thƣớc đo tài chính cho phù hợp. Chính những thƣớc đo này sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về hoạt động của nhà trƣờng.
a. Mục tiêu của phương diện tài chính
Mục tiêu của phƣơng diện tài chính trong BSC xuất phát từ chiến lƣợc của tổ chức. Đối với mục tiêu này, các trƣờng không xem là mục tiêu tối cao của mình nhƣng cũng là mục tiêu quan trọng. Một đơn vị tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: tăng trƣởng nguồn thu, cắt giảm chi phí, cân đối thu – chi, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên, đầu tƣ cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tăng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và các tổ chức, các doanh nghiệp,…song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu chung của nhà trƣờng.
Các mục tiêu tài chính cần phải xem xét theo từng giai đoạn phát triển. Và trong mỗi giai đoạn, mỗi chiến lƣợc đơn vị có thể tập trung vào một hoặc kết hợp nhiều các mục tiêu tài chính. Tùy thuộc vào chiến lƣợc cạnh tranh mà tổ chức có những mục tiêu tài chính linh hoạt cho từng giai đoạn, thậm chí có thể chấp nhận hy sinh mục tiêu tài chính để đổi lấy sự thành công của những mục tiêu trong các phƣơng diện khác.
b. Thước đo của phương diện tài chính
Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, nhà trƣờng phải tiến hành thiết kế các thƣớc đo để đo lƣờng việc thực hiện các mục tiêu tài chính đã đề ra. Chỉ khi thiết lập thƣớc đo thích hợp mới có thể đánh giá đƣợc nhà trƣờng đó có đạt đƣợc mục tiêu hay không để có thể kiểm soát tài chính tốt hơn.
Thƣớc đo ở đây cũng chính là các chỉ tiêu đo lƣờng, chẳng hạn: tốc độ tăng nguồn thu, mức đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên, tỷ lệ % chi phí tính cho một sinh viên, tỷ lệ thu nhập bình quân tăng thêm, giá trị đầu tƣ cho cơ sở vật chất và trang thiết bị, tỷ lệ % hợp tác với doanh nghiệp tăng thêm, tỷ lệ % giá trị tài trợ của doanh nghiệp tăng thêm,…
Tốc độ tăng nguồn thu: Thƣớc đo này đƣợc xác định dựa vào nguồn thu năm nay và năm trƣớc từ báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đã đƣợc duyệt. Qua thƣớc đo này, nhà trƣờng có thể biết đƣợc nguồn thu năm nay tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trƣớc để từ đó có kế hoạch cho năm tới. Trong đó, nguồn thu sự nghiệp bao gồm:
+ Học phí: Các khoản thu học phí theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ số của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tiền ở ký túc xá: việc thu, chi tiền ở ký túc xá thực hiện theo Quyết định của Bộ và các quy định hiện hành có liên quan. Mức thu tiền ở ký túc xá nhằm bù đắp chi mua sắm sửa chữa thƣờng xuyên và trả tiền công cho số lao động hợp đồng quản lý ký túc xá.
+ Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị (thu về hoạt động liên kết đào tạo, bồi dƣỡng gắn với hoạt động của đơn vị nhằm khai thác mọi nguồn lực của trƣờng, các hợp đồng nghiên cứu khoa học).
Tốc độ tăng nguồn
thu
=
Nguồn thu năm nay – Nguồn thu năm trƣớc
x 100% (1.1) Nguồn thu năm trƣớc
Mức đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên: thƣớc đo này đƣợc xác định dựa vào tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thƣờng xuyên. Và Theo quy định số 938/QĐ – BTC ngày 07 tháng 3 năm 2007, nhà trƣờng phải dành 25% tổng số nguồn thu sự nghiệp để đầu tƣ mua sắm tài sản, tăng cƣờng cơ sở vật chất. Vì vậy, khi tính Mức đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên, chỉ tiêu tổng số nguồn thu sự nghiệp phải trừ 25% nói trên. Và thƣớc đo đánh giá đƣợc khả năng tự chủ của nhà trƣờng về nguồn tài chính ở mức nào.
Mức đảm bảo chi phí HĐTX =
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100% (1.2) Tổng số chi hoạt động thƣờng xuyên
Tỷ lệ % thu nhập bình quân tăng thêm của cán bộ, giảng viên: thƣớc đo này đƣợc xác định căn cứ vào thu nhập bình quân năm nay và năm trƣớc trên báo cáo thu nhập của nhà trƣờng. Qua đó, nhà trƣờng sẽ biết đƣợc mức thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên trong năm để có những kế hoạch cũng nhƣ biện pháp để nâng cao mức sống cho họ, tạo sự thõa mãn cho nhân viên để tạo động lực phát triển chung trong nhà trƣờng.
Tỷ lệ % TNBQ tăng
thêm
=
TNBQ năm nay – TNBQ năm trƣớc
x 100% (1.3) TNBQ năm trƣớc
Tỷ lệ % giá trị tài trợ của doanh nghiệp tăng thêm”, “Tỷ lệ % doanh nghiệp hợp tác tăng thêm”: hai thƣớc đo này đƣợc xác định căn cứ vào giá trị tài trợ cũng nhƣ số lƣợng doanh nghiệp hợp tác với trƣờng năm trƣớc và năm nay từ báo cáo của phòng quan hệ hợp tác. Qua các thƣớc đo này, nhà trƣờng sẽ biết đƣợc giá trị tài trợ của các doanh nghiệp, hay số lƣợng doanh nghiệp trong năm nay tăng hay giảm so với năm trƣớc để có biện pháp kịp thời, vì khoản tài trợ của các doanh nghiệp sẽ góp phần vào nguồn tài chính của nhà trƣờng để chi cho các hoạt động.
Tỷ lệ % giá trị tài trợ của
DN tăng thêm
=
GT tài trợ năm nay- GT tài trợ năm trƣớc
X 100% (1.4) GT tài trợ năm trƣớc
Tỷ lệ % DN hợp tác tăng thêm =
SL DN năm nay- SL DN năm trƣớc
X 100% (1.5) Số lƣợng DN hợp tác năm trƣớc