Theo dõi và đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường đại học tài chính kế toán (Trang 44 - 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.5. Theo dõi và đánh giá

Dựa vào kết quả tính toán các chỉ số thực hiện KPI và mục tiêu thực hiện, đơn vị sẽ so sánh để tiến hành đánh giá và cho điểm các chỉ số KPI. Sau đó tiến hành tính toán mức độ hoàn thành các KPI, các tiêu chí tƣơng ứng cũng nhƣ sự hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị. Từ đánh giá này, đơn vị sẽ phát hiện sai sót và điều chỉnh thông qua các chƣơng trình hành động (KPAs) là những hoạt động, chƣơng trình hoặc những hành động cụ thể giúp đơn vị đạt đƣợc những mục tiêu chiến lƣợc.

a. Xác định các trọng số cho các chỉ số KPI

Để xác định trọng số cho các chỉ số KPI, cần tiến hành khảo sát Ban giám hiệu, các trƣởng, phó các phòng ban, các khoa, bộ môn để đánh giá mức độ quan trọng của các KPI trong từng phƣơng diện. Sau đó thực hiện tính toán theo các bƣớc sau:

Bước 1: Tính mức độ quan trọng trung bình của từng KPI cho từng phương diện: Ap = 1 Ij ( ) n i i p n   (1.26)

Trong đó: Ap: Mức độ quan trọng trung bình của chỉ số KPI j trong phƣơng diện p.

p: phƣơng diện (tài chính, sinh viên, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển)

Iji(p): Mức độ quan trọng của chỉ số KPI j xác định bởi ngƣời khảo sát thứ i

n: Số lƣợng ngƣời khảo sát

Bước 2: Tính toán mức độ quan trọng trung bình tổng cộng của các KPI từng phương diện:

Tp = Ap (1.27)

Trong đó: Tp: Mức độ quan trọng trung bình tổng cộng của các chỉ số KPI trong phƣơng diện p.

Bước 3: Tính trọng số của các KPI cho từng phương diện:

Wj = Ap

T x 100% (1.28)

Trong đó: T = T p (1.29)

Wj: Trọng số của KPI j trong phƣơng diện p

Bước 4: Tính tổng trọng số theo phương diện p:

Wp = Wj (1.30)

b. Đánh giá mức độ hoàn thành chiến lược, mục tiêu của trường

Với các chỉ tiêu đặt ra cho từng chỉ số KPI đã đƣợc nêu trong mục tiêu chiến lƣợc, cần tiến hành so sánh với các KPI đã thực hiện để đánh giá mức độ hoàn thành cho từng chỉ số KPI.

Việc tính toán mức độ hoàn thành của phƣơng diện cũng nhƣ tổng thể trƣờng đƣợc xác định nhƣ sau:

Bước 1: Tính toán điểm trọng số của từng KPI cho từng phương diện:

Sj = Rj x Wj (1.31)

Trong đó: Rj: % hoàn thành của chỉ số KPI j trong phƣơng diện p Sj: Điểm trọng số của KPI j trong phƣơng diện p

Bước 2: Tính toán tổng điểm trọng số của từng phương diện:

Sp = Sj (1.32)

Trong đó: Sp: Tổng điểm trọng số của phƣơng diện p

Bước 3: Tính tỷ lệ hoàn thành cho từng phương diện:

Fp =

W

Sp

p (1.33)

Trong đó: Fp: Tỷ lệ hoàn thành của phƣơng diện p

Bước 4: Tính tỷ lệ hoàn thành chiến lược:

F = (Fp x Wp)/100 (1.34)

Và sau khi có kết quả tính toán tỷ lệ hoàn thành từng chỉ số, từng phƣơng diện và tổng thể, việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của nhà trƣờng sẽ căn cứ vào các mức độ để đánh giá, và theo nhiều nghiên cứu trƣớc đây, việc đánh giá sự hoàn thành theo thang đo sau:

Từ 0% - 39%: Mức độ hoàn thành kém

Từ 40% - 59%: Mức độ hoàn thành trung bình Từ 60% - 79%: Mức độ hoàn thành khá tốt Từ 80% - 89%: Mức độ hoàn thành tốt Từ 90% - 100%: Mức độ hoàn thành rất tốt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường đại học tài chính kế toán (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)