Về phƣơng diện học hỏi và phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường đại học tài chính kế toán (Trang 67 - 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Về phƣơng diện học hỏi và phát triển

a. Về nguồn nhân lực

Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán đã xác định rằng việc xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có có đủ về lƣợng và đảm bảo về chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trƣờng. Để đánh giá kết quả về phƣơng diện này, nhà trƣờng đã đƣa ra nhiều thƣớc đo.

“Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ trên đại học”, thƣớc đo này đƣợc tính dựa vào số lƣơng cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chia cho tổng cán bộ, giảng viên, số liệu đƣợc lấy từ báo cáo thống kê về nhân lực của trƣờng do phòng tổ chức hành chính lập. Trên cơ sở đó, nhà trƣờng sẽ đánh giá đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực đang ở đâu và cần làm gì để tăng chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Căn cứ số liệu năm 2014 trên bảng 2.9 tỷ lệ này đạt 48,6 %, tỷ lệ này còn khá thấp so với chuẩn quy định là 65%. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của nhà trƣờng luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm đảm bảo các quyền lợi theo quy định, thƣờng xuyên động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ giảng dạy.

Bảng 2.9. Thống kê về số lượng, trình độ cán bộ, viên chức Đơn vị tính: người Năm Tổng Giới tính Trình độ Giáo viên kiêm nhiệm Giáo viên Hợp đồng công việc Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại 2013 259 85 174 8 98 127 2 8 16 35 169 16 2014 266 82 184 10 114 118 1 7 16 23 186 11 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

“Số lƣợng giảng viên đƣợc cử đi học” cũng là một trong các thƣớc đo đƣợc nhà trƣờng sử dụng để đánh giá về nguồn nhân lực. Và số liệu cụ thể đƣợc thể hiện rõ trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thống kê cán bộ, giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Đơn vị: Người

Năm Đào tạo trong nƣớc Đào tạo ngoài nƣớc Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ 2010 22 1 21 - - - 2011 24 2 22 - - - 2012 26 3 23 4 1 3 2013 19 4 15 - - - 2014 16 4 12 - - - (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Qua đó, cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực của nhà trƣờng đang đƣợc nâng dần thể hiện ở chỉ tiêu cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo tiến sĩ ngày càng

tăng. Cụ thể, trong năm 2010 cử đi đào tạo 1 tiến sĩ và 21 thạc sĩ, và đến năm 2014 là 4 tiến sĩ và 12 thạc sĩ.

Bên cạnh việc cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, để đảm bảo cả về lƣợng lẫn về chất, nhà trƣờng đã tuyển dụng cán bộ công chức viên chức xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị. Và một thƣớc đo đƣợc nhà trƣờng đƣa ra để đánh giá là “tỷ lệ tuyển dụng thực tế so với nhu cầu”. Cụ thể, tỷ lệ này tính cho năm 2014 đạt 100%. Qua đó, cho thấy đƣợc sức hút của nhà trƣờng đối với lực lƣợng lao động trong nƣớc..

Bảng 2.11. Số lượng tuyển dụng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên Đơn vị tính: người

Năm

Đối tƣợng 2010 2011 2012 2013 2014

Giảng viên 3 37 3 29 10

CBQL và Nhân viên kỹ thuật 1 8 2 3 0

Tổng cộng 4 45 5 32 10

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Bảng 2.12. Giảng viên quy đổi

Đơn vị tính: người

STT Trình độ Hệ sô quy đổi Số lƣợng giảng viên Giảng viên quy đổi (1) (2) (3) (4) (5) = (3)x(4) 1 Tiến sĩ 1,5 9 13,5 2 Thạc sĩ 1 105 105 3 Đại học 0,8 95 76 Cộng 209 194,5

Trên cơ sở quy định của bộ giáo dục về số lƣợng sinh viên trên một giảng viên, nhà trƣờng cũng tiến hành quy đổi giảng viên của nhà trƣờng để đánh giá xem liệu số lƣợng giảng viên của trƣờng có đảm bảo cho hoạt động giảng dạy hay không. Và sau khi quy đổi 209 giảng viên thì số giảng viên quy chuẩn của trƣờng là 194,5 (xem bảng 2.12). Và tỷ lệ sinh viên chính quy trên 1 giảng viên là 23. Tỷ lệ đạt so với chuẩn quy định là 25.

Bảng 2.13. Số liệu về thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ, giảng viên

(Tính theo số năm công tác đến năm 2014)

Thâm niên công tác Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Dƣới 5 năm 85 33,33

Trên 5 năm đến dƣới 10 năm 74 29,02

Từ 10 năm đến dƣới 15 năm 33 12,94

Từ 15 năm đến dƣới 20 năm 25 9,8

Từ 20 năm trở lên 38 14,91

Cộng 255 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng đƣa ra thƣớc đo “tỷ lệ phần trăm cán bộ, giảng viên về mức thâm niên công tác”. Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy, đội ngũ giảng viên của trƣờng đang đƣợc trẻ hóa, vì hầu nhƣ số lƣợng cán bộ và giảng viên mới là sinh viên, học viên vừa tốt nghiệp. Mức độ thâm niên của đội ngũ cán bộ và giảng viên chủ yếu dƣới 10 năm, chiếm 62,35% trong tổng số cán bộ, giảng viên. Điều này cho thấy kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy của nguồn nhân lực chƣa nhiều. Nhƣng đây sẽ là lực lƣợng kế thừa những kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trƣớc, đồng thời cũng là lực

lƣợng đƣợc đào tạo tốt, có trình độ và khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, phƣơng pháp dạy hiện đại và là đội ngũ kế thừa tốt trong tƣơng lai của trƣờng.

b. Về nghiên cứu khoa học

Cùng với việc thực hiện tốt công tác giảng dạy, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong nhà trƣờng; trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phát triển và có những kết quả nhất định. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng là một hoạt động góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng.

Cuối năm, phòng quản lý khoa học lập báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học của toàn trƣờng về đề tài đã thực hiện và chƣa thực hiện so với đăng ký ban đầu (xem bảng 2.14) và tổng kinh phí đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm.

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học

Năm học Thể loại Giáo trình Bài giảng Bài tập TCKH TCKT Nội san Hội thảo KH TL thực hành Đề tài KH cấp trƣờng Thể loại khác Chuyên đề 2012 – 2013 4 17 13 0 65 7 1 3 15 0 2013 – 2014 5 16 6 10 38 0 2 4 9 0

(Nguồn: Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế)

Phòng quản lý khoa học chƣa đƣa ra những thƣớc đo cũng nhƣ những đánh giá về kết quả đạt đƣợc của trƣờng về phƣơng diện nghiên cứu khoa học dƣới những con số cụ thể, mà chỉ là những nhận xét chung chung. Vì vậy, nhìn vào kết quả này chúng ta không thể đánh giá đƣợc mục tiêu của phƣơng diện này có hoàn thành hay không.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán đã không ngừng phát triển về quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo và có nhiều cải tiến trong cơ chế quản lý. Tuy nhiên vẫn còn là một trƣờng đại học non trẻ và đang đối đầu với nhiều khó khăn, thử thách. Việc đánh giá kết quả hoạt động tại trƣờng chỉ mang tính chung chung chƣa cụ thể, chƣa kết nối đƣợc các phƣơng diện, các mục tiêu với nhau.

Để tồn tại trong môi trƣờng hội nhập và cạnh tranh nhƣ hiện nay đòi hỏi nhà trƣờng phải xây dựng cho mình tầm nhìn và chiến lƣợc đúng đắn. Đồng hành với nó phải có một hệ thống đo lƣờng hiệu quả để đánh giá kết quả hoạt động của nhà trƣờng. Đây là vấn đề cấp thiết mà nhà trƣờng cần phải làm để đạt đƣợc mục tiêu chung đã đề ra cũng nhƣ tạo vị thế vững chắc của mình trong nền giáo dục Việt Nam.

CHƢƠNG 3

VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường đại học tài chính kế toán (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)