7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Phƣơng diện học hỏi và phát triển
Phƣơng diện thứ tƣ của thẻ điểm cân bằng là học hỏi và phát triển. Đây là một khía cạnh cốt lõi mà nhà trƣờng cần phải xây dựng để thực hiện các mục tiêu của ba khía cạnh trên.
a. Mục tiêu phương diện học hỏi và phát triển
Nhà trƣờng cần phải xác định đƣợc năng lực nào mà mình cần để đạt đƣợc hoặc duy trì tính cạnh tranh thông qua phân tích sự thiếu hụt về năng lực. Đồng thời Nhà trƣờng phải làm thế nào để lấp khoảng trống giữa “cái Nhà trƣờng muốn trở thành” và “vị trí hiện tại của nó”.Khoảng trống này có thể là vốn nhân lực, vốn tổ chức hay vốn thông tin.
Vốn nhân lực ở đây có thể hiểu là các kỹ năng của nhân viên, năng lực, sở trƣờng và kiến thức của nhân viên.
Vốn tổ chức có thể là văn hóa, nghệ thuật lãnh đạo, sự sắp xếp nhân viên, khả năng làm việc nhóm và quản lý tri thức.
Vốn thông tin tức là các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, mạng lƣới và cơ sở công nghệ.
Để thu hẹp hay tiến đến lấp khoảng trống này, tổ chức sẽ phải đầu tƣ vào việc nâng cao kỹ năng của nhân viên, tăng cƣờng hệ thống công nghệ thông tin và liên kết các quy trình, thủ tục của Nhà trƣờng. Đây chính là các mục tiêu trọng tâm của khía cạnh học hỏi và phát triển.
b. Thước đo của phương diện học hỏi và phát triển
Các thƣớc đo đối với vốn nhân lực là sự kết hợp của nhiều yếu tố nhƣ: mức độ hài lòng của nhân viên, sự giữ chân nhân viên, đào tạo nhân viên, kỹ năng nhân viên. Trong đó, thƣớc đo mức độ hài lòng của nhân viên là yếu tố quan trọng nhất và quyết định các thƣớc đo còn lại.
Các thƣớc đo thƣờng đƣợc sử dụng đối với mục tiêu nâng cao kỹ năng nhân viên nhƣ: số lƣợng nhân viên đƣợc cử đi học nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ trên đại học; Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên, Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên; kinh phí cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công nhân viên; mức độ thỏa mãn của nhân viên qua khảo sát, điều tra; tỷ lệ % thay thế các ngƣời chủ chốt, nhân sự giỏi; năng suất làm việc của một nhân viên; số lần tổ chức các cuộc thi kỹ năng nhân viên, số lƣợng sáng kiến của nhân viên,…
Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ trên đại học:
Tỷ lệ CB,GV có trình độ trên đại học = SL CB, GV có trình độ trên đại học X 100% (1.17) Tổng số lƣợng CB, GV
Thƣớc đo này dùng để đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên.
Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên: hai thƣớc đo này dùng để đánh giá chất lƣợng của đội ngũ giảng viên của trƣờng đại học theo quy định.
Tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ = SL GV có trình độ thạc sĩ X 100% (1.18) Tổng số lƣợng giảng viên Tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ = SL GV có trình độ tiến sĩ X 100% (1.19) Tổng số lƣợng giảng viên
Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ ngoại ngữ B1 trở lên:
Tỷ lệ CB, GV có trình độ B1 trở lên =
SL GV có trình độ B1 trở lên
X 100% (1.20) Tổng số lƣợng CB, GV
Đối với mục tiêu tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học, thƣớc đo đƣợc sử dụng nhƣ: Số lƣợng đề tài khoa học đƣợc nghiệm thu, tỷ lệ đề tài khoa học trên một cán bộ, giảng viên; kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, doanh thu có đƣợc từ chuyển giao nghiên cứu khoa học, tỷ lệ doanh thu trên kinh phí; tỷ lệ phần trăm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học,…
Tỷ lệ đề tài khoa học trên một cán bộ, giảng viên: Đây là thƣớc đo về năng lực của cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trƣờng, là cơ sở để đánh giá chất lƣợng đội ngũ nhân lực nhà trƣờng. Thƣớc đo đƣợc xác định bằng cách lấy tổng số lƣợng đề tài khoa học chia cho tổng số cán bộ quản lý và giảng viên. Tỷ lệ đề tài khoa học trên CB, GV = Số lƣợng đề tài khoa học (1.21) Tổng số cán bộ, giảng viên
Tỷ số sách đã xuất bản trên cán bộ cơ hữu:
Tỷ số sách đã xuất bản trên cán bộ cơ hữu =
Tổng số sách đã xuất bản
(1.22) Tổng số cán bộ, giảng viên
Tỷ lệ phần trăm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học: Thƣớc đo này dùng để đánh giá chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng, đƣợc xác định bằng số lƣợng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học chia cho tổng số sinh viên chính quy.
Tỷ lệ SV tham gia
NCKH =
Số lƣợng SV tham gia NCKH
X 100% (1.23) Tổng số sinh viên chính quy
Tỷ lệ doanh thu trên kinh phí nghiên cứu khoa học: Thƣớc đo này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này càng tăng sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho nhà trƣờng.
Tỷ lệ doanh thu trên kinh phí NCKH = Doanh thu từ NCKH X 100% (1.24) Kinh phí từ NCKH
Đối với mục tiêu tăng cƣờng hệ thống công nghệ thông tin, có thể sử dụng thƣớc đo: tỷ lệ % cán bộ, công nhân viên sử dụng công nghệ thông tin, tốc độ xử lý thông tin, chi phí xây dựng hệ thống thông tin,…
Tỷ lệ % CB, CNV sử dụng CNTT:
Bảng 1.2. Các mức tần suất sử dụng công nghệ thông tin
Mức Tần suất sử dụng
1 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0- 20% thời gian của công việc) 2 Ít khi sử dụng (từ 20% - 40% thời gian của công việc)
3 Đôi khi sử dụng (40% - 60% thời gian của công việc) 4 Thƣờng sử dụng (60% - 80% thời gian của công việc) 5 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc)
Tỷ lệ % CB, CNV sử dụng CNTT với tần suất i = Số lƣợng CB, CNV sử dụng CNTT với tần suất i X 100% (1.25) Tổng số CB, CNV sử dụng CNTT
Đối với mục tiêu liên kết các quy trình, thủ tục của Nhà trƣờng thì các thƣớc đo có thể sử dụng ở đây: mức độ hài lòng của nhân viên thể hiện qua mức độ thân thiện, hợp tác trong công việc giữa các nhân viên, cơ cấu khen thƣởng, mức độ quan tâm về chăm sóc sức khỏe nhân viên, mức độ quan tâm đến gia cảnh của nhân viên,…