7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu trong mô hình
- Động cơ
Với nghiên cứu của Y. Yoon and M. Uysal (2005) vàMai Ngọc Khương & Huỳnh Thị Thu Hà (2014) đã chứng minh động cơ ảnh hưởng tới nhân tố sự hài lòng và ý định quay lại Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H1: Tồn tại mối quan hệ giữa Động cơ và Ý định quay lại.
- Thái độ
Với các nghiên cứu của Cathy H. C. Hsu, Songshan (Sam) Huang (2012) và Heesup Han, Yunhi Kim (2010) đã chứng minh Thái độ ảnh hưởng tới ý định quay lại. Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H2: Tồn tại mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định quay lại
- Chuẩn chủ quan
Các nghiên cứu của Cathy H. C. Hsu, Songshan (Sam) Huang (2012) và Heesup Han, Yunhi Kim (2010) đã thừa nhận nhân tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng tới ý định quay lại. Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H3: Tồn tại mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và Ý định quay lại
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Rất nhiều các nghiên cứu có trước như Cathy H. C. Hsu, Songshan (Sam) Huang (2012) và Heesup Han, Yunhi Kim (2010) đã thừa nhận mối quan hệ giữa nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi và ý định quay lại của du khách. Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H4: Tồn tại mối quan hệ giữa Nhận thức kiểm soát hành vi và ý định quay lại.
- Giá trị cảm nhận
Với nghiên cứu của J. Enrique Bigne´ (2008); Ching-Fu Chen , Fu- Shian Chen (2009); Bahram Ranjbarian (2015) đã chứng minh Giá trị cảm nhận ảnh hưởng tới nhân tố ý định quay lại.Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H5: Tồn tại mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và ý định quay lại
- Kinh nghiệm quá khứ
đã thừa nhận mối quan hệ giữa Kinh nghiệm quá khứ và ý định quay lại của du khách. Vì vậy, tác giả đề ra giả thuyết là:
H6: Tồn tại mối quan hệ giữa Kinh nghiệm quá khứ và ý định quay lại