6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Tác động của rủi ro tín dụng
Giảm lợi nhuận của ngân hàng
Khi RRTD xảy ra làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, làm giảm vòng
quay vốn của Ngân hàng, đồng thời làm phát sinh tăng các chi phí như: chi phí quản lý, giám sát, thu hồi nợ,… các chi phí này còn cao hơn cả khoản thu nhập từ lãi phạt, mà thực tế ngân hàng rất khó thu hồi được chúng. Việc tài
sản của Ngân hàng không thu hồi được cũng sẽ làm cho ngân hàng mất đi cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi để thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút.
Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng
Ngân hàng luôn luôn có kết hoạch cho việc cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào cho từng thời điểm trong tương lai. Khi các khoản tín dụng bị thất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngân hàng vẫn phải thanh toán đều đặn các khoản lãi cho nguồn vốn huy động sẽ khiến ngân hàng bị mất cân đối giữa hai dòng tiền. Điều này khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản.
Giảm uy tín của ngân hàng
Tình trạng mất khả năng chi trả nhiều lần, hay những thông tin về RRTD
của ngân hàng bị bại lộ ra công chúng sẽ làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào
ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã
gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng và làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các
ngân hàng bạn nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết.
Phá sản ngân hàng
Một khi đã đối diện với một loạt các nguy cơ rủi ro như ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh khoản và lợi nhuận, nếu tỷ trọng này tiếp tục kéo dài và ăn mòn vào vốn riêng của ngân hàng thì tất yếu sẽ dẫn đến phá sản ngân
hàng.