Quản trị rủi ro tín dụng chính sách của NHCSXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 47 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Quản trị rủi ro tín dụng chính sách của NHCSXH

Cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách là một hoạt động tín dụng đặc thù, khác nhiều so với cấp tín dụng thương mại. Một phần là do đặc điểm của đối tượng khách hàng mà NHCSXH phục vụ, phần khác là do nhiệm vụ xã hội mà Ngân hàng đảm nhận. Nếu không bảo đảm được chất lượng tín dụng ở mức độ hợp lý (phù hợp với khả năng chịu đựng được tổn thất do RRTD xảy ra) thì khi tổn thất xảy ra, phá sản ngân hàng sẽ khiến mục tiêu đưa tín dụng ưu đãi của ngân hàng đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác khó tiếp tục thực hiện.

Vì vậy, ngoài các chỉ tiêu đánh giá thông thường như đã trình bày ở phần trước thì hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD của NHCSXH còn được đánh giá bằng các tiêu chí khác như:

Về chỉ tiêu định tính

Khả năng xây dựng và năng lực quản trị thực thi chiến lược quản trị RRTD của lãnh đạo ngân hàng

Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHCSXH. Khi lãnh đạo ngân hàng có thể xây dựng chiến lược quản trị RRTD một cách hợp lý phản ánh chất lượng tín dụng là tốt và ngược lại.Điểm mấu chốt và cũng có thể coi như yếu tố quyết

định hiệu quả và chất lượng của hoạt động quản trị RRTD là sự quan tâm của ban lãnh đạo đến hiệu quả các công việc cụ thể trong công tác quản trị rủi ro. Nếu lãnh đạo có năng lực quản trị việc thực hiện chiến lược quản trị rủi ro cao

thì phản ánh công tác quản trị RRTD của ngân hàng chính sách càng tốt và ngược lại.

Khả năng tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác quản trị rủi ro

Khả năng tham mưu cho chính quyền địa phương càng được nâng cao phản ánh sự liên kết bền chặt giữa NHCSXH và chính quyền địa phương về chính sách đường lối quản trị rủi ro, thông qua đó phản ánh công tác quản trị

RRTD của NHCSXH càng tốt và ngược lại.

Về chỉ tiêu định lượng

Như đã đề cập ở các phần trước, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị RRTD được đo lường bằng các chỉ tiêu định lượng như mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tình hình biến động trong cơ cấu nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng thì đối với đặc thù của NHCSXH cần đưa vào thêm một chỉ tiêu đánh giá quan trọng nữa đó là mức giảm tỷ lệ nợ khoanh.

Tỷ lệ nợ khoanh cho thấy những rủi ro về khả năng mất vốn mà

NHCSXH gặp phải khi cho vay các đối tượng hộ nghèo, hộ khó khăn. Nợ khoanh là dư nợ mà NHCSXH khoanh lại món nợ cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó chưa thu nợ và không tính lãi tiền vay của khách hàng mà chờ chỉ thị của Nhà nước để xử lý. Tỷ lệ nợ khoanh cao ảnh hưởng không chỉ tới khả năng thu hồi vốn mà còn ảnh hưởng tới chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Tỷ lệ nợ khoanh

(%) =

Dư nợ khoanh

x 100% (1.14)

Nếu tỷ lệ nợ khoanh càng cao cho thấy hiệu quả quản trị RRTD chưa thực sự tốt do có nhiều khách hàng chưa trả được nợ được tạo điều kiện khoanh nợ. Tỷ lệ nợ khoanh thấp phản ánh công tác quản trị RRTD phát huy

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Về cơ bản, trong chương 1 trình bày khái quát một số lý luận cơ bản về quản trị RRTD của ngân hàng. Nội dung chính của chương 1 đề cập chi tiết đến quá trình quản trị RRTD thông qua 4 nội dung cơ bản: Nhận diện RRTD,

các phương pháp đo lường RRTD, các biện pháp kiểm soát rủi ro và các công cụ tài trợ RRTD. Sau đó tác giả chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản trị RRTDtrong NHTM. Từ đó cho thấy những đặc thù trong hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH và bổ sung những tiêu chí để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả của việc quản trị RRTD trong loại hình ngân hàng đặc thù này. Những vấn đề này sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại PGDNHCSXH huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN TIÊN PHƯỚC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)