6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại PGDNHCSXH huyện Tiên
Tiên Phước
a. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro đóng vai trò then chốt, đặc biệt là nhận diện RRTD
quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, PGD NHCSXH huyện Tiên Phước chủ yếu nhận dạng rủi ro qua các hình thức sau:
Nhận diện rủi ro thông qua phân tích các thông tin tài chính, phi tài
chính của khách hàng, phân tích hồ sơ vay vốn, thông qua thẩm định thực tế,
thông qua quy chế quản trị rủi ro của ngân hàng, phân tích tổn thất trong quá khứ và check list.
Thứ nhất, để phân tích thông tin tài chính và phi tài chính của khách
hàng, bước đầu tiên là phải tiếp xúc với khách hàng. Tuy nhiên, với hoạt động tín dụng đặc thù của NHCSXH, phương thức cấp tín dụng chủ yếu là uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số công đoạn trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, vốn vay được thực hiện chủ yếu là hình thức tín chấp qua các tổ chức chính trị xã hội. Do vậy, việc cán bộ ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trước khi cho vay là không thể ngoại trừ các chương trình cho vay trực tiếp. Mặc dù vậy nhưng CBTD của ngân hàng có thể gặp gỡ, tiếp xúc
với các ban ngành, cơ quan có liên quan và các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cũng như ban quản lý tổ TK&VV để biết được mức độ rủi ro đối với khách hàng đó thông qua việc tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác và ban quản lý tổ TK&VV tham gia họp bình xét trước khi vay vốn để có mức cấp tín dụng phù hợp nhằm đưa đồng vốn đến đúng đối tượng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đối với trường hợp cho vay trực tiếp, cán bộ ngân hàng sẽ phân tích tính khả thi của dự án, hiệu quả của việc sửdụng vốn vay thông qua các chỉ số tài chính trong quá khứ và hiện tại. Thông qua đó ngân hàng có thể đánh giá tình hình tài chính và tiềm năng kinh tế trong tương lại của khách hàng. Đối với PGD NHCSXH huyện Tiên Phước hiện nay vẫn chưa có hình thức tín dụng này.
Thứ hai, đối với việc phân tích hồ sơ vay vốn. Mục đích của phân tích này là để đánh giá phương án vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, nhận biết các rủi ro khác trong khi thực hiện phương án vay vốn của khách hàng, rủi ro về phong tục tập quán, rủi ro do môi trường pháp lý,… để quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Thực tế, tổ TK&VV tiến hành bình xét hộ vay, gửi UBND cấp xã phê duyệt đối tượng vay. Sau đó, ngân hàng thẩm tra tính pháp lý của hồ sơ, kiểm tra đúng đối tượng thụ hưởng và quyết định mức cho vay.
Thứ ba, nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ và xây dựng bảng câu hỏi liệt kê để nhận diện rủi ro. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra khách hàng đó đã từng vay vốn trong hệ thống ngân hàng cũng như trong hệ thống NHCSXH
hay chưa? Quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi như thế nào? Đã từng có nợ quá hạn. nợ xấu hay không? Đồng thời tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất trong quá khứ, các biến cố đã xảy ra đối với khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ đánh giá xu hướng của các tổn thất tiềm năng có thể xảy ra.
nghi vấn về điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có sự chủ động trong công tác nhận biết rủi ro.
Thứ tư, sau khi đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng, hoàn thiện xong các thủ tục giải ngân cho khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện thẩm định thực tế. Sau mỗi lần giải ngân, tuỳ thuộc vào phương án và thời gian vay vốn, CBTD
cùng với lãnh đạo PGD sẽ tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ hoặc đột xuất. Nếu có phát hiện sai sót, gian lận thì kịp thời có những biện pháp khắc phục.
Thứ năm, nhận diện rủi ro theo quy chế quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện ngay trong quá trình tác nghiệp tín dụng. Yêu cầu của động
tác này chính là CBTD và đội ngũ quản lý trực tiếp phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn về phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro của khách hàng/món vay đã được quy định. Theo đó, định kỳ hàng quý, sáu tháng, hằng năm, tiến hành tự đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát rủi ro đối với quá trình xử lý công việc của bản thân. Xác định các sự kiện RRTD có thể phát sinh trong quá trình xử lý công việc, từ đó đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro nội tại của từng sự kiện thông qua rà soát và phân tích.
b. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại bước đo lường RRTD, PGD đang thực hiện theo mô hình định tính truyền thống 6C đối với khâu tiếp nhận và đánh giá khách hàng vay song song với phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, PGD thực hiện xếp hạng tín dụng theo các chỉ tiêu như: Khả năng thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng vay trả, khả năng sinh lời, chiến lược kinh doanh, quan hệ với NHCSXH, thương hiệu, trình độ kinh nghiệm của ban lãnh đạo, uy tín giao dịch tín dụng,…
RRTD, tức là điểm số tín dụng tiêu dùng, theo các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu định tính bao gồm độ tuổi, số người phụ thuộc, tình trạng nhà ở, tình trạng hôn
nhân, công việc, trình độ học vấn, nơi thường trú, phương tiện đi lại, thời gian làm việc, quan hệ ngân hàng, mục đích vay,… Các chỉ tiêu định lượng bao gồm thu nhập hàng tháng, chi phí sinh hoạt, chi phí phải trả,…Trong đó mỗi nhóm chỉ tiêu chiếm tỷ trọng 50% trong tổng điểm xếp loại rủi ro. PGD áp
dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ được NHCSXH xây dựng dựa trên cơ sở mô hình xếp hạng tín dụng của Standard & Poors.
Bảng 2.8. Bảng xếp hạng tín dụng theo điểm số của PGD NHCSXH huyện Tiên Phước
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
90 - 100 AAA Rủi ro thấp 89 - <90 AA Rủi ro thấp 66 - <80 A Rủi ro thấp 62 - <66 BBB Rủi ro trung bình 58 - <62 BB Rủi ro trung bình 55 - <58 B Rủi ro trung bình 50 - <55 CCC Rủi ro cao 45 - <50 CC Rủi ro cao 40 - <45 C Rủi ro cao <40 D Rủi ro cao
(Nguồn: NHCSXH Việt Nam)
Căn cứ vào tổng điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại theo các mức xếp hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, từ đó ngân hàng làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng đối với từng khách hàng.
c. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
Để kiểm soát RRTD, ngân hàng đã thực hiện theo các biện pháp như
sau:
Cơ cấu danh mục cho vay để phân tán rủi ro
Việc đa dạng hoá danh mục cho vay được ngân hàng triển khai thông qua định hướng công tác tín dụng trong từng thời kỳ theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Chi nhánh đã quản lý danh mục cho vay bằng cách tuân theo các giới hạn dư nợ đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại hình khách hàng,… và thường xuyên theo
dõi giám sát danh mục cho vay nhằm có cảnh báo kịp thời.
Kiểm soát tuân theo hệ thống giám sát RRTD
Thực hiện theo quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phân loại nợ tại NHCSXH, chi
nhánh tiến hành các biện pháp như: giám sát đối với việc phân loại nợ, danh mục cho vay, trích lập dự phòng và kiểm tra xếp hạng tín dụng; Thực hiện đo lường, báo cáo, đề xuất giải pháp thường xuyên về tình hình RRTD cho các
cấp có thẩm quyền; Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, xử lý tổn thất tín dụng.
Kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Né tránh rủi ro – được thực hiện trong giai đoạn trước khi cho vay. Đối với chương trình cho vay trực tiếp, ngân hàng sẽ phân tích tính khả thi, hiệu quả của dự án vay vốn, phân tích tài sản đảm bảo để quyết định mức cho vay, thời hạn vay. Đối với chương trình vay qua tổ chức chính trị xã hội: Tổ TK&VV họp bình xét công khai, dân chủ, đủ các thành phần tham gia họp bình xét, gửi UBND xã phê duyệt đối tượng vay, sau đó ngân hàng thẩm tra tính pháp lý của hồ sơ và quyết định mức vay.
vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác và tổ TK&VV tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay và định kỳ hằng năm tổ chức đối chiếu nợ công khai giữa khế ước cho vay và hồ sơ lưu tại ngân hàng tại thời điểm kiểm tra đối chiếu. Định kỳ 3 tháng một lần, ngân hàng tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng từng khoản vay, liệt kê nợ xấu để quản lý.
Giảm thiểu tổn thất -được thực hiện vào giai đoạn sau khi cho vay.
CBTD cùng với tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể nhân uỷ thác giám sát quá trình vay vốn của khách hàng. Phối hợp với cơ quan chức năng để phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân khách quan hay chủ quan để được xử lý rủi ro theo Quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Bên cạnh các biện pháp kiểm soát RRTD do Chi nhánh thực hiện như đã trình bày ở trên, PGD NHCSXH huyện Tiên Phước còn chịu sự kiểm tra, kiểm toán nội bộ từ Ban đại diện HĐQTNHCSXH cấp huyện và Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ thuộc NHCSXH tỉnh. Qua kiểm tra giám sát Ban đại diện HĐQT các cấp đã phát hiện ngăn chặn và xử lý các trường hợp lợi dụng cơ chế chính sách để chiếm dụng vốn, chây ỳ không trả nợ và tổng hợp đề xuất, vướng mắc ở cơ sở tới HĐQTNHCSXH và các cấp có thẩm quyền.
d. Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng RRTD tại PGD được thực hiện đúng theo hướng dẫn của thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và NHCSXH. Mức dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm lập dự phòng. Số dư Quỹ dự phòng RRTD tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm trích lập. Trường hợp Quỹ dự phòng RRTD không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện,
NHCSXH cấp tỉnh, huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung ngân sách địa phương để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện.
Trường hợp Quỹ dự phòng RRTD sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn số dư Quỹ dự phòng rủi ro tối đa, được bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
Xử lý nợ xấu: Đối với các khoản nợ xấu tại NHCSXH do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng sẽ thực hiện gia hạn nợ và tìm cách hỗ trợ để khuyến khích khách hàng trả nợ. Riêng đối với các khách hàng có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo lên NHCSXH cấp trên, để báo cáo về NHNN Việt Nam, Bộ tài chính và Thủ tướng Chính phủ để xem xét xử lý.
Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý rủi ro được thực hiện theo đúng trình tự quy định như sau:
Xem xét khách hàng đảm bảo có đủ các điều kiện: Khách hàng đã được vay vốn theo quy định và sử dụng vốn đúng mục đích ghi rõ trong hợp đồng
tín dụng; Khách hàng bị thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản do nguyên nhân khách quan; Khách hàng gặp khó khăn đột ngột về tài chính dẫn đến chưa có khả năng hoặc không trả được nợ cho ngân hàng.
Đảm bảo theo đúng nguyên tắc: CBTD phải phân tích từng trường hợp cụ thể, tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra rủi ro, đúng mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đúng trình tự và hồ sơ pháp lý, đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
Theo đó, Thủ tướng chính phủ có quy định cụ thể về việc phân nhóm nguyên nhân khách quan mà khách hàng gặp phải bao gồm 4 nhóm: Do thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu; Do Nhà nước điều chỉnh chính sách, biến động chính trị, kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh
của khách hàng; Các nguyên nhân khách quan liên quan đến con người;
Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn NHCSXH đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho NHCSXH. NHCSXH cũng có quy định cụ thể về cách xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản.
Có 3 biện pháp để xử lý nợ xấu do nguyên nhân khách quan:
Gia hạn nợ: Khi mức độ thiệt hại về vốn, tài sản là dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn, tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tính từ ngày khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ cuối cùng.
Khoanh nợ: Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng thì thời gian khoanh nợ là 3 năm tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng thì thời gian khoanh nợ là 5 năm tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Trường hợp hhi hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vốn vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, sẽ được NHCSXH xem xét tiếp tục cho khoanh nợ, với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước tính từ ngày được khoanh bổ sung.
Xoá nợ (gốc/lãi): Xoá nợ (gốc, lãi): Là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH.Điều kiện để xóa nợ là khách hàng vay vốn đã được NHCSXH
khoanh nợ, nhưng hết thời gian khoanh nợ (kể cả khoanh nợ bổ sung) vẫn không có khả năng trả nợ và NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán. Số tiền xoá nợ (gốc, lãi) là số tiền khách hàng còn phải trả cho NHCSXH kể cả gốc và lãi, sau khi Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.
Như vậy, các biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay của PGD phần lớn được áp dụng mang tính chất hành chính, trong nội bộ ngân hàng hoặc do Thủ tướng chính phủ quyết định. Các biện pháp thị trường chưa được áp dụng