6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương
Thứ nhất, tham mưu cho chính quyền kiện toàn thành phần và hoạt động của Ban giảm nghèo để ổn định cán bộ, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác tín dụng chính sách. Như vậy sẽ nâng cao được năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo các Hội đoàn thể thực hiện tốt hoạt động uỷ thác của
NHCSXH.
Thứ hai, chính quyền địa phương cần phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cùng với ngân hàng, tổ chức hội đoàn thể, Tổ TK&VV khi thực hiện tín dụng chính sách của Chính phủ trên địa bàn, đặc biệt là công tác thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan vì đây chính là chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng.
Thứ ba, Sở Lao động Thương binh và xã hội cần chỉ đạo UBND cấp xã cập nhật danh sách hộ nghèo,hộ cận nghèo của xã theo đúng chuẩn quy định, đảm bảo nguồn vốn cho vay của Chương trình đến đúng đối tượng, thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia.
Thứ tư, NHCSXH tham mưu với chính quyền địa phương về việc tổ chức các khoá tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trước, trong và sau khi giải ngân đảm bảo liên tục, thường xuyên và đến đúng đối tượng, đúng nhu cầu nhằm kết hợp hoạt động tín dụng với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên nền tảng cơ sở lý luận chương 1, các số liệu phân tích thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH huyện Tiên Phước ở chương 2 trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã
xây dựng và lựa chọn các khuyến nghị để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin đề xuất một số
kiến nghị với Chính Phủ, với NHCSXH Việt Nam, và với chính quyền địa
phương để nhằm hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh để giúp PGD NHCSXH huyện Tiên Phước thành công hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác điều hành ngân hàng. Thành công trong công tác quản trị RRTD chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Đối với rủi ro trong hoạt động tín dụng của
NHCSXH có những nét đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó còn tác động và ảnh hưởng lớn về mặt xã hội.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” đã tập trung phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh thông qua các quy trình xử lý nghiệp vụ để bộc lộ rõ những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NHCSXH.
Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản trị RRTD, luận
văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu với từng chỉ tiêu cụ thể hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh và đã đạt được kết quả sau:
- Hệ thống hoá các vấn đề về quản trị RRTD tại Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng và làm rõ các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác này.
- Phân tích thực trạng QTRRTD tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước thông qua các tiêu chí đã đề xuất ở chương 1. Qua đó, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chính có liên quan đến công tác QTRRTD tại chi nhánh, làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị, kiến nghị trong chương 3.
- Nêu lên những khuyến nghị và kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QTRRTD tại Chi nhánh nói riêng và của NHCSXH Việt
Nam nói chung.
Công tác quản trị RRTD tại NHCSXH là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, cũng như số liệu thu thập chưa đầy đủ, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến của quý Thầy, Cô để hoàn thiện luận văn của mình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Chí (2011), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[2] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
[3] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Công văn số 291/CV-CP về điều chỉnh một số điểm của nghị định 78/2002/NĐ-CP, Hà Nội.
[4] Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Phạm Bá Hoà (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Thương mại cổ phân Sài Gòn, chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[6] Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tiên Phước (2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm.
[7] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
[8] Lê Văn Thịnh (2016), Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[9] Thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2015),
Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 về ban hành quy chế phân loại nợ Ngân hàng chính sách xã hội.
[10] Lê Thị Thanh Thuỷ (2013), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[11] Lê Thị Thu Thuỷ (03/2016), “Xử lý nợ xấu của NHCSXH – Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Nguyễn Võ Tuyết Trinh (09/2016), “Nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ giảm nghèo”, Tạp chí tài chính.
[13] Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Thu Hà (12/2016), “Bàn về quản lý