Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại PGDNHCSXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 67)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại PGDNHCSXH

huyện Tiên Phước

a. Thực trạng rủi ro tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước

Bảng 2.5. Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dư nợ 268,345 279,874 312,696 330,652 2 Nợ quá hạn 3,651 3,393 2,947 2,778 3 Nợ xấu 1,986 1,731 1,596 1,882 4 Nợ khoanh 0,182 0,118 0,092 0,120 5 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 1,361 1,212 0,942 0,840 6 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,740 0,618 0,510 0,569 7 Tỷ lệ nợ khoanh/Tổng dư nợ (%) 0,068 0,042 0,029 0,036

8 Sốlượt hộvay (lượt hộ) 2 747 2 090 3 736 3 110 9 Số hộ còn dư nợ (hộ) 11 150 11 144 9 873 9 512

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm của PGD NHCSXH huyện Tiên Phước)

Bảng 2.5 cho cái nhìn khái quát về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước. Nợ quá hạn từ năm 2014 đến 2017 giảm mạnh

từ 3,651 tỷ xuống còn 2,778 tỷ, giảm 0,873 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giảm 0,291 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua các năm cũng giảm mạnh, năm 2014 tỷ lệ là 1,361% đến năm 2017 tỷ lệ giảm còn 0,84%. Mặc dù nợ quá hạn đang có xu hướng giảm về số tuyệt đối lẫn số tương đối nhưng nợ xấu và nợ khoanh lại đang có xu hướng tăng nhanh vào năm 2017. Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016, nợ xấu giảm 0,390 tỷ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 0,74% xuống còn 0,618%. Nợ khoanh giảm 0,064 tỷ, tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ giảm từ 0,068% xuống còn 0,029%. Tuy nhiên từ năm 2016 sang

năm 2017, nợ xấu tăng 0,286 tỷ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 0,51% lên 0,569%, nợ khoanh tăng 0,028 tỷ, tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ tăng từ 0,029% lên 0,036%. Đây là một biểu hiện cho thấy tình trạng RRTD tại chi nhánh đang có xu hướng tăng lên, các khoản nợ khó thu hồi, nợ có khả năng mất vốn đang tăng dần về tỷ trọng.

Bảng 2.6. Thực trạng dư nợ, nợ xấu cho vay ủy thác qua các tổ chức CTXH của PGD NHCSXH huyện Tiên Phước

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Tổ chức nhận ủy thác Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Hội Nông dân 115,388 120,475 128,037 135,798

Nợ xấu 1,154 0,988 0,960 1,073

2 Hội phụ nữ 72,453 74,162 82,954 87,818

Nợ xấu 0,710 0,578 0,498 0,606

3 Hội cựu chiến binh 53,669 57,433 67,932 72,011

Nợ xấu 0,107 0,109 0,088 0,144

4 Đoàn Thanh niên 26,835 27,800 33,766 34,973

Nợ xấu 0,015 0,056 0,050 0,059

Bảng 2.6 cho thấy cơ cấu dư nợ và nợ xấu trong ủy thác cho vay qua các

Hội Đoàn thể trên địa bàn huyện. Hiện nay, hầu hết nguồn vốn cho vay tại NHCSXH huyện đều được ủy thác qua 04 Hội Đoàn thể huyện và 60 Hội Đoàn thể cấp xã. Trong đó, Hội nông dân và Hội phụ nữ quản lý dư nợ cao nhất. Cũng chính vì vậy mà nợ xấu của các khoản tín dụng tại 2 tổ chức này cao, lên đến trên dưới 90% tổng nợ xấu trong năm.

Bảng 2.7. Phân tích nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm xấuNợ

Nguyên nhân nợ xấu SXKD thua lỗ Sử dụng vốn vay sai mục đích Hộ vay rời khỏi nơi cư trú Thiên tai, dịch bệnh Người vay chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự Nguyên nhân khác 2014 1,986 0,487 0,386 0,249 0,244 0,116 0,504 2015 1,731 0,383 0,337 0,311 0,335 0,076 0,289 2016 1,596 0,311 0,413 0,288 0,261 0,196 0,127 2017 1,882 0,533 0,488 0,465 0,215 0,093 0,088

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm của PGD NHCSXH huyện Tiên Phước)

Bảng 2.7 cho cái nhìn khái quát về một số nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh những thành tựu trong việc đẩy mạnh tín dụng chính sách giúp xóa đói giảm nghèo thì chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Tiên Phước còn bộc lộ nhiều hạn chế, đối mặt với rủi ro nợ xấu cao và có xu hướng tăng nhanh trong năm vừa qua. Phần lớn nguyên nhân nợ xấu cùa PGD đến từ việc sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiên tai, dịch bệnh và sử dụng sai mục đích vay vốn. Đây cũng là điều dễ lý giải bởi chủ thể vay vốn đa phần là hộ nghèo, hộ ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, thường vay để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Nông – lâm nghiệp là

ngành nghề bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố biến động từ giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh,… Với những hộ nghèo với nguồn vốn, kiến thức, thị trường tiêu thụ bị hạn chế thì càng dễ bị ảnh hưởng hơn dẫn đến những khoản nợ rất dễ trở thành nợ xấu. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều trường hợp hộ vay vốn sử dụng sai mục đích, tự thay đổi phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến nguồn vốn vay không phát huy hiệu quả. Đặc biệt, khách hàng của tín dụng chính sách đa phần là không có tài sản đảm bảo trong quá trình vay nên nếu gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất vốn thì gần như không có phương án để khắc phục, mất khả năng khôi phục lại sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng không có tài sản đảm bảo của khách để thu hồi nợ. Nên khi xử lý các khoản nợ xấu, NHCSXH dù áp dụng các biện pháp tận thu tối đa vẫn chỉ thu hồi được một phần nhỏ vốn vay và chấp nhận mất đi phần vốn còn lại.

b. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước

Qua nghiên cứu tình hình hoạt động của chi nhánh, phần lớn tổn thất xảy ra tập trung chủ yếu ở hoạt động tín dụng. Việc quản lý rủi ro chỉ có tác dụng khi xác định được căn nguyên của chính rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng bắt nguồn từ chính rủi ro của chính khách hàng. Nếu khách hàng làm ăn có hiệu quả thì nghĩa vụ trả nợ, trả lãi diễn ra trôi chảy, ngược lại thì nghĩa vụ trả nợ của họ thường vi phạm thời hạn hợp đồng. Phần lớn RRTD phát sinh thường xuất phát từ những khoản vay không được đảm bảo theo đúng quy trình, thủtục, hồ sơ và quy chế đảm bảo tài sản. Sau đây là một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà tác giả đã quan sát được.

*Rủi ro từ môi trường nội bộ

Trình độ CBTD còn nhiều yếu kém: Hiện nay, đa phần CBTD tại chi nhánh đều là cán bộ trẻ mới tuyển dụng nên kinh nghiệm còn thiếu, chưa đủ trình độ để đánh giá khách hàng, đánh giá không đúng thực lực và khả năng

của khách hàng trong lĩnh vực mà họ sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, do đặc thù nguồn vốn cho vay của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn phân bổ từ

NHCSXH theo từng đợt nên không chủ động trong quá trình thẩm định dự án và giải ngân. Dẫn đến tình trạng quá tải của từng CBTD cũng là một nguyên nhân làm cho việc theo dõi khách hàng thiếu sát sao, quy trình nghiệp vụ không thực hiện đầy đủ.

Các Hội Đoàn thể ở địa phương và tổ trưởng tổ TK&VV là cầu nối trung gian giữa Ngân hàng và hộ vay trong việc quản lý và thu hồi nợ. Có nơi việc thành lập tổ chỉ trên danh nghĩa, tổ trưởng không thực hiện trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở việc trả nợ vay. Mặt khác, cán bộ hội chưa thực sự quan tâm theo dõi giám sát các khoản nợ, nhất là các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Không tuân thủ quy chế tín dụng: Hiện nay theo quy định, quy trình tín dụng cho vay uỷ thác của chi nhánh rất chặt chẽ từ khâu họp bình xét vay vốn, phê duyệt, cho vay và kiểm tra vốn vay. Tuy nhiên, do thiếu tinh thần trách nhiệm mà nhiều món vay hồ sơ không hợp lệ, không tuân theo quy định mà vẫn được giải ngân. Định kỳ hoặc đột xuất, CBTD phải đi kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình vay vốn hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập để kiểm tra xem việc sử dụng vốn vay có thực sự đúng mục đích hay không thông qua đó CBTD cũng kiểm tra tổ TK&VV, các tổ chức Hội Đoàn thể nhận uỷ thác tránh để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nhưng thực tế CBTD

không có đủ thời gian để đi kiểm tra.

Khả năng đánh giá rủi ro kém: Những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tín dụng rất khó thay đổi trong điều kiện nghèo nàn về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực. Chính điều này dẫn đến khả năng đánh giá rủi ro tại chi

nhánh không đảm bảo yêu cầu. Hiện nay tại chi nhánh, nhiệm vụ quản lý tín dụng và quản lỷ rủi ro do CBTD phụ trách địa bàn trực tiếp thực hiện chứ không có bộ phận chuyên biệt.

*Rủi ro do tác động bên ngoài

Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàngnhư: thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, hoặc những thay đổi vượt tầm kiểm soát của người vay lẫn ngân hàng. Những thay đổi này xảy ra thường xuyên và gây tác động liên tục khiến việc trả nợ trở nên khó khăn.

Rủi ro do yếu tố thị trường: Giá cả thị trường luôn biến động, thiếu các trung tâm giao dịch mua bán, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công

tác khuyến nông, khuyến lâm chưa được sâu rộng ở vùng nông thôn. Do vậy, các đối tượng vay vốn thường chỉ sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế chứ không đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Chính vì thế, trong một số trường hợp khi có tác động xấu xảy ra, ví dụ như giá hàng hoá xuống thấp, không có nơi tiêu thụ, người vay rất dễ bị tổn thất, không còn khả năng trả nợ, dẫn đến RRTD.

* Rủi ro đến từ phía khách hàng:

Thứ nhất, khách hàng không có thiện chí trả nợ. Khi đã kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận nhưng khách hàng cố tình không trảnợ đúng cam kết như trong hợp đồng tín dụng mà muốn giữ số tiền vay để phục vụ nhu cầu khác.

Thứ hai, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, kém hiệu quả. Một số khách hàng dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác như tiêu dùng cá nhân, đầu tư bất động sản,… Khách hàng không có khả năng trả nợ do không thu hồi được vốn đã đầu tư, không có nguồn thu dẫn đến tình trạng chậm hoặc mất khả năng chi trả, gây ra rủi ro lớn cho chi nhánh.

Thứ ba, khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch để lừa đảo ngân

hình sản xuất kinh doanh không trung thực, cố tình lập phương án vay vốn giả để lừa đảo CBTD.

Thứ tư, rủi ro phát sinh do khách hàng vẫn dùng kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc lạc hậu: Khách hàng vay vốn để chăm sóc, nuôi trồng nhưng vẫn áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũ chứ không áp dụng những biện pháp chăm sóc, phòng bệnh chữa bệnh cho vật nuôi, cây trồng theo phương thức tiên tiến để nâng cao năng suất, giảm thiểu dịch bệnh dẫn đến năng suất lao động không cao, chịu tác động lớn từ thiên nhiên, bệnh tật. Qua đó gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)