Đặc điểm của tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Đặc điểm của tín dụng chính sách

Từ khái quát về tín dụng chính sách như đã nói ở trên, có thể rút ra một số điểm cần lưu ý:

Thứ nhất, mục tiêu của tín dụng chính sách là nhằm giúp cho họ có vốn để sản xuất, kinh doanh tạo việc làm nâng cao thu nhập. Tín dụng chính sách không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ hai, nguyên tắc của tín dụng chính sách phải sử dụng vốn đúng mục đích đảm bảo hoàn trả được vốn vay (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng đúng thời hạn như đã thoả thuận.

Thứ ba, tín dụng chính sách được ưu đãi bao gồm: ưu đãi về điều kiện vay vốn như tài sản bảo đảm tiền vay, thủ tục và quy trình giải ngân, ưu đãi về lãi suất vay vốn và thời hạn vay vốn. Các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về

điều kiện tài chính, và tài sản đảm bảo cần được điều chỉnh linh hoạt trong

từng thời điểm, từng mục đích vay vốn, gắn với thực tiễn địa phương và hoàn cảnh của người nghèo và các đối tượng chính sách khác để bảo đảm họ có thể tiếp cận được vốn vay.

Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng khách hàng là khu vực sinh sống và đời sống lao động phần lớn gắn liền với nông nghiệp, có thể khái quát một số đặc điểm của tín dụng chính sách như sau:

Một là, món vay nhỏ, chi phí quản lý cao. Điều này là do giá trị các khoản tín dụng thì nhỏ, quay vòng nhiều cộng thêm với đặc điểm nhóm đối tượng này nằm phân tán trên một địa bàn rộng, tập trung nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý các khoản tín dụng trở nên rất tốn kém, đòi hỏi ngân hàng phải có một số lượng nhân viên đủ lớn và dành nhiều thời gian, nguồn lực tài chính để tìm kiếm khách hàng, làm việc với khách hàng đến công tác giám sát sử dụng vốn vay.

Hai là,vốn tín dụng đầu tư mang rủi ro cao hơn hẳn so với các khoản tín dụng của NHTM. Cụ thể, các đối tượng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, lại chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, khó khăn về kinh tế.Đa số họ đều tập trung sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên dễ bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên như thay đổi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh và khả năng chống đỡ của họ trước những rủi ro trong cuộc sống là rất thấp dẫn đến thu nhập giảm sút, mất một phần vốn hoặc toàn bộ vốn vay. Mặc khác, bản thân khách hàng đa số có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, kinh doanh, dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng rất dễ gặp rủi ro.

Ba là, tín dụng chính sách có đặc điểm là đa dạng về đối tượng được tài trợ vốn do họ cần được hỗ trợ về nhiều mặt để vươn lên thoát nghèo. Các khách hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau như cải tạo nơi ở, đi học nghề,

xuất khẩu lao động, mua vật nuôi, cây trồng, mua vật tư sản xuất,…

Bốn là, cơ sở dữ liệu về các khách hàng của Ngân hàng thường thiếu hụt vì đa số họ là những người không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiền gửi, thanh toán xuất phát từ bản thân nhu cầu và trình độ học vấn của họ cũng như mức độ đáp ứng các dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng ở khu vực nông thôn thường thấp. Các thông tin về năng lực pháp lý và tài chính của khách hàng này cũng rất khó thu thập và xác minh tại địa phương do không được lưu trữ đầy đủ và chính xác. Do vậy, tình trạng thông tin bất cân xứng cao hơn so với các khách hàng khác ở các NHTM.

Năm là, các đối tượng chính sách không sở hữu nhiều tài sản đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường của Ngân hàng về tài sản đảm bảo. Như vậy, nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng trong trường hợp nhóm đối tượng này không trả nợ được đã bị hạn chế đi nhiều.

Sáu là, tín dụng chính sách không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách mà còn phối hợp với các nguồn lực xã hội nói chung và nguồn lực nhà nước nói riêng để giúp họ phát triển toàn diện, qua đó thoát nghèo bền vững. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và hợp lý, tín dụng chính sách dù có được đưa tới các đối tượng chính sách cũng khó có thể được sử dụng hiệu quả.

Bảy là, tín dụng chính sách thường được triển khai qua hình thức cho vay theo nhóm hay cho vay gắn kết trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong trường hợp rủi ro thông tin bất cân xứng gây ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)