Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Quy trình quản trị rủi ro gồm 4 nội dung: Nhận dạng rủi ro,đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản trị RRTD nhưng phải luôn đảm bảo nguyên tắc là các khâu trong quy trình có sự liên kết, gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, có như vậy mới đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định.

a. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống RRTD

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, và nguy cơ rủi ro. Nhận dạng rủi ro thường được thực hiện thông qua các phương

pháp sau:

Phân tích thông tin tài chính và phi tài chính

Ngay từ bước lập hồ sơ tín dụng và phân tích tín dụng trong quy trình tín dụng, cán bộ ngân hàng đã có thể nhận diện được rủi ro thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng:

+ Thông tin phi tài chính: năng lực pháp lý, trình độ quản lý, lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh bên ngoài của khách hàng, môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng và các đặc điểm hoạt động khác.

+ Thông tin tài chính: Sử dụng các báo cáo tài chính mà khách hàng

cung cấp, CBTD sẽ thiết lập các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sẽ cho thấy

hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn, và các hoạt động kinh doanh của khách hàng tại một thời điểm.

Thông qua việc thẩm định các điều kiện trên, ngân hàng sẽ đưa ra nhận định ban đầu về khách hàng là tốt hay không tốt, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối khoản vay.

Thẩm định thực tế

CBTD thẩm định thực tế bằng cách trực tiếp đi xem xét về công việc, quan hệ với môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, quá trình hoạt động sản xuất,… của khách hàng. Qua đó, kiểm tra tính trung thực trong kê khai thông tin của khách hàng khi lập hồ sơ đề nghị vay vốn, đồng thời kiểm

tra tính khả thi của phương án kinh doanh, nguồn thu nhập và giá trị của tài sản đảm bảo. Nếu phát hiện sai sót, gian lận thì kịp thời có những biện pháp khắc phục, xử lý.

Sử dụng bảng liệt kê (check – list)

Phương pháp này đưa ra các câu hỏi về các vấn đề có thể xảy ra, thông qua các câu trả lời nhận được để nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của rủi ro.

Phân tích hồ sơ tổn thất trong quá khứ

Các thông tin trong quá khứ có thể được sử dụng để dự báo xu hướng diễn biến của rủi ro trong tương lai. Cụ thể là nhà quản trị có thể tham khảo các số liệu thống kê về RRTD từng xảy ra tại ngân hàng, xác định nguyên

nhân và cách giải quyết của ngân hàng để xử lý các rủi ro này. Phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, thống kê, lưu trữ thông tin trong thời

gian dài một cách có hệ thống và khoa học để nhận biết dễ dàng những ngành nào, lĩnh vực nào, đối tượng khách hàng nào là thường xuyên xảy ra RRTD từ đó đưa ra các dự báo về việc chấp nhận hoặc hạn chế cho vay đối với các đối tượng cụ thể.

Phân tích lưu đồ

Phương pháp lưu đồ là phương pháp giúp liệt kê trình tự các bước trong một quy trình. Trong quá trình thực hiện từng bước này có thể dễ dàng xác định được RRTDxuất hiện ở đâu, từ đó có biện pháp khắc phục nhất định.

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp nhận diện RRTD, việc áp dụng các phương pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế để chất lượng công tác nhận diện rủi ro đạt chất lượng cao.

b. Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là việc lượng hoá mức độ RRTD, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Các mô hình thường được sử dụng để lượng hoá RRTD:

Mô hình 6C

Thường được sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay, mô hình này bao gồm việc phân tích các đặc điểm sau:

Character (Tư cách người vay): CBTD phải đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích xin vay, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Dù mục đích vay là tốt thì CBTD

cũng phải xem xét người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ khi đến hạn.

Capacity (Năng lực của người đi vay): CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín

dụng.

Cash flow (Dòng tiền): Người đi vay có ba khả năng tạo tiền: tiền từ doanh thu bán hàng hay là lợi nhuận thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản, tiền từ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng luôn ưu tiên hơn về khả năng trả nợ bằng nguồn thu đầu tiên hơn vì việc thanh lý tài sản sẽ làm năng

lực của khách hàng trở nên yếu đi. Ngoài ra, việc đó cũng là biểu hiện không

lành mạnh trong kinh doanh, khiến quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

Collateral (Đảm bảo tiền vay): Khách hàng được cấp tín dụng dựa trên giá trị tài sản đảm bảo: Cầm cố, thế chấp, tín chấp hay bảo lãnh từ bên thứ

ba,… Việc nhận đảm bảo tín dụng nhằm hai mục đích: Thứ nhất, nếu người đi vay không trả nợ theo đúng thoả thuận thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đó để thanh toán nợ đọng. Thứ hai, là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản đảm bảo của mình, tạo uy tín và trở thành khách hàng thân thiết của các ngân hàng.

Conditions (Các điều kiện): CBTD và các chuyên gia phân tích tín dụng phải biết được những xu hướng tiến triển gần đây của khách hàng cũng như của ngành mà khách hàng đang hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản vay.Một khoản vay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng giá trị của nó có thể bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hoặc do lãi suất cao trước sức ép của lạm phát,…

Control (Kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp có ảnh hưởng đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của quản lý về chất lượng tín dụng không.

Nhìn chung, việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích của CBTD.

Đo lường rủi ro thông qua chỉ tiêu nợ xấu

Đây là cách tiếp cận truyền thống và phổ biến nhất của các NHTM ở nước ta. Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS), trong hướng dẫn về quản lý RRTD, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng

hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ 90 ngày. Theo

đó, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản vay mà người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ trong tương lai hoặc các khoản vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người vay không trả được nợ. Theo pháp luật Việt Nam, tại Khoản 8 Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Cụ thể đây là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Nợ dưới tiêu chuẩn: Chủ yếu bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, hoặc nợ gia hạn lần đầu; nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nghi ngờ: Chủ yếu gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Nợ có khả năng mất vốn: Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công

bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong toả vốn và tài sản.

Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường RRTD có nhiều ưu điểm như sau: Nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, thực tế đó là một khoản tổn thất của ngân hàng, tuỳ thuộc vào độ lớn của nợ xấu, ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Thêm nữa, chỉ tiêu này sử dụng rất trực quan, đơn giản và dễ tính toán. Tuy nhiên, việc đo lường RRTD bằng chỉ tiêu nợ xấu cũng có những hạn chế như: Chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng tại một thời điểm trong quá khứ. Ngân hàng khó có thể dự tính được tại một thời điểm trong tương lai, mức độ rủi ro của ngân hàng mình là bao nhiêu. Ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng, nhờ đó có được các hệ số tài chính rất đẹp trong khi mức độ rủi ro thực tế tại ngân hàng không giảm đi mà có thể nghiêm trọng hơn.

Mô hình điểm số Z của Altman

Mô hình này do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các

công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5 (1.7)

Trong đó:

X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản

X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman, bất cứ đơn vị nào có điểm số thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

Thực tế, mô hình này còn có những hạn chế nhất định như: chỉ phân loại

khách hàng thành hai nhóm, các biến số X không phải là bất biến, mô hình không tính đến những nhân tố định tính quan trọng khác như uy tín của khách hàng, mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, đặc thù ngành nghề, chu kỳ kinh tế,…

Đo lường rủi ro tín dụng theo khung giá trị VAR (Value at Risk)

Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng cách tiếp cận và mô hình đo lường RRTD để có thể lượng hoá giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR. Về tổng quát, VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước (gọi là độ tin cậy). VaR cho phép tổng hợp tất cả trạng thái rủi ro và các khoản cho vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời cho câu hỏi: Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước?, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ rủi ro này.

Trong khi giá trị VaR cho danh mục đầu tư đã được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM, việc tính toán VaR tín dụng lại gặp nhiều khó khăn do: VaR tín dụng thường được đo lường trong một khoản thời gian dài hơn; các số liệu quan sát (các vụ rủi ro vỡ nợ thực tế) thường nhỏ hơn rất nhiều so với rủi ro thị trường; tính lỏng của các công cụ tín dụng thấp, ít được giao dịch trên thị trường nên khó có thể tính được giá trị thị trường và độ biến động giá

trị thị trường của khoản vay; rủi ro thị trường được giả định là tuân theo phân phối chuẩn, còn phân phối tín dụng nghiêng về bên trái và có phần đuôi trải rộng. Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân chia thành hai loại là: Khoản tổn thất dự tính được – EL và

khoản tổn thất không dự tính được – UL.

Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, giá trị tổn thất dự tính – EL

được xác định:

EL = PD x LGD x EAD (1.8)

Trong đó:

LGD: là tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

PD: xác suất không trả được nợ của khách hàng

EAD: dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

Tổng cộng các khoản tổn thất trong dự tính của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng tạo thành tổn thất trong dự tính của toàn bộ danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục tín dụng.

Tổn thất không dự tính được (UL) của một khoản vay được hiểu là giá trị của độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (tổn thất dự tính được EL). Nguồn để bù đắp tổn thất ngoài dự tính chính là từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, bởi vậy ngân hàng cần nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất này. Giá trị tổn thất ngoài dự tính được tính theo công thức:

UL =�𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸(1− 𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸) x LGD x EAD (1.9)

Trong đó:

được nợ

EDF: xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một công ty

EAD: dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ VaR tín dụng được xác định bằng tổn thất ngoài dự tính, đây cũng là cơ sở để xác định vốn kinh tế ngân hàng cần nắm giữ để bù đắp cho rủi ro ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)