6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tín dụng và quản trị
RRTD như đã nói ở trên thì chi nhánh vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, NHCSXH hoạt động không theo cơ chế thị trường nên việc đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh, nghiên cứu khách hàng rất hạn chế, thiếu chính xác dẫn đến RRTD không thể tránh khỏi. Biện pháp xử lý nợ xấu
còn mang nặng tính hành chính, chưa tạo sự linh hoạt gắn liền với thị trường nên dẫn đến việc cho vay với những đối tượng ưu tiên có sẵn. VAMC là
công ty quản lý tài sản của các TCTD nhưng chỉ mua các khoản nợ xấu có đảm bảo, trong khi đó các khoản vay tại NHCSXH chủ yếu là không có đảm bảo. Biện pháp phát hiện sớm và cảnh báo nợ xấu chưa được áp dụng tại
NHCSXH. Chưa phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp cũng như các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi
nhánh. Cho đến khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và các rủi ro khác xảy ra mới bắt đầu tìm nguyên nhân và tìm cách xử lý. Ngân sách nếu không thu hồi được thì chỉ bị khiển trách, ngoài ra không có chế tài xử lý giống như
các NHTM.
Thứ hai, RRTD xảy ra do thiếu sự tuân thủ quy trình cho vay và thiếu sự phối hợp giữa ngân hàng và cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác trong thực hiện cho vay và thu hồi nợ.
Thứ ba, do đặc thù món vay nhỏ nên mỗi CBTD tại chi nhánh đảm đương một số lượng khoản vay tương đối lớn, điều này gây quá tải cho CBTD
không còn thời gian để đảm bảo đầy đủ các khâu kiểm tra kiểm soát, đôn đốc khoản vay cũng như giám sát các hoạt động của các tổ chức được uỷ thác.
Thứ tư, việc uỷ thác cho vay qua Tổ chức chính trị xã hội và Tổ TK&VV gặp rất nhiều bất cập. Cụ thể, một số nơi, các tổ chức này chưa thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình trong vai trò và trách nhiệm uỷ thác từ khâu bình xét cho vay đến việc hướng dẫn, kiểm tra xem xét sử dụng vốn vay và đôn đốc thu nợ. Công tác họp bình xét các hộ được vay vốn của Tổ TK&VV có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, còn nể nang và chưa thực sự công khai dân chủ. Hoặc thậm chí một số trường hợp còn tin tưởng hoặc móc nối với các tổ chức
TK&VV để cho vay những khoản vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích.
Trong các công đoạn được uỷ thác, các tổ chức chính trị xã hội chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân và thu lãi, thu nợ mà thiếu quan tâm đến những công việc khác. Các cán bộ Hội chưa bám sát theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV, chưa phát hiện kịp thời các trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng để thông báo và cùng với NHCSXH, chính quyền cấp xã lập biên bản, hoàn thiện hồ sơ nợ bị rủi ro để trình các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi cho vay của các tổ chức chính trị xã hội và ban quản lý tổ TK&VV chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng, và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế.
Thứ năm, công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất lượng cán bộ chưa đồng đều, nhiều cán bộ trẻ tuổi nghề chưa có kinh nghiệm trong xử lý chuyên môn nghiệp vụ. Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ xã, cán bộ Hội đoàn thể và Tổ TK&VV chưa được quan tâm đúng mức, thiếu chất lượng, người làm công tác uỷ thác thay đổi nhiều nhưng chưa được tập huấn, đào tạo kịp thời.
Thứ sáu, việc áp dụng công nghệ thông tin ở các tổ chức hội và Tổ TK&VV còn nhiều yếu kém dẫn đến việc nắm bắt thông tin, số liệu hoạt động ở các tổ chức này còn hạn chế, mới chỉ thực hiện theo định kỳ hàng tháng, quý nên không chỉ đạo kịp thời khi có phát sinh dẫn đến xảy ra RRTD.
Thứ bảy, hệ thống xếp hạng nội bộ còn thiếu chính xác, không phản ánh đúng tình hình khách hàng. Cán bộ tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ là
CBTD, là người đề xuất tín dụng nên có ý muốn chủ quan chi phối trong quá trình chấm điểm. Bên cạnh đó, thông tin đầu vàocung cấp dữ liệu cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ chưa chính xác vì vậy không phản ánh đúng tình
hình của khách hàng dẫn đến phân loại nợ và trích lập dự phòng chưa đúng với tình hình thực tế.
Thứ tám, công tác kiểm tra kiểm soát của NHCSXH các cấp còn hạn chế. Như đã đề cập ở trên, số lượng cán bộ tại chi nhánh tương đối ít, việc thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ, không kịp thời. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát của PGD, NHCSXH cấp trên và Ban đại diện HĐQT các cấp còn rất ít và chưa được chú trọng. Cách thức kiểm soát chủ yếu dựa trên hồ sơ, giấy tờ đối chiếu với chế độ quy định mà chưa có biện pháp kiểm tra giữa giấy tờ và thực tế.
Thứ chín, công tác xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, mang tính nội bộ, chủ quan, chưa có sự kết nối với cơ quan chính quyền khác, chưa chuyên
nghiệp, chi nhánh chưa quyết liệt trong việc chuyển hồ sơ khởi kiện vì việc kiện tụng sẽ gây mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ từ cấp trên còn yếu. Bên cạnh đó, các cán bộ trong NHCSXH chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xử lý rủi ro, nên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ văn bản xử lý nợ bị rủi ro, và xử lý nợ bị rủi ro chưa kịp thời. Cán bộ của ngân hàng trước khi xử lý nợ bị rủi ro chưa đi kiểm tra lại những khách hàng đề nghị xử lý nợ bị rủi ro mà chủ yếu là dựa vào báo cáo của Tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận uỷ thác và của UBND xã.
Thứ mười, chi nhánh còn lúng túng trong việc thực hiện các nghiệp vụ có quy định phức tạp như phát mãi tài sản để thu hồi nợ, xác định đối tượng áp dụng chương trình tín dụng, phát triển các chương trình tín dụng theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương,…. Hạn chế này xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan là do trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn hẹp, chưa nắm rõ các quy định về các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, về mặt khách quan thực tế, một số chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng miền hoặc liên quan đến ngành ngân hàng thường đa dạng và thường xuyên có thay đổi, điều kiện hệ thống pháp lý ở nước ta vừa thiếu ổn định, đôi khi không rõ ràng hoặc có luật nhưng không có
văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện nên gây khó khăn cho công tác quản trị RRTD của chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 đã phân tích khái quát tình hình hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian gần đây; trình bày chi tiết và phân tích thực trạng công tác quản trị RRTD tại PGD NHCSXH huyện Tiên Phước. Luận văn đã đưa ra các số liệu thực tế, các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTD tại chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản trị RRTD thì PGD vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện để công tác quản trị rủi ro thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Những đánh giá trên chính là cơ sở để đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong chương 3.
CHƯƠNG 3
CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TIÊN PHƯỚC