Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

a. Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 x 100% (1.11) Tổng dư nợ

Mức giảm chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ của kỳ báo cáo so với tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ của kỳ so sánh.

Việc phân loại theo nhóm nợ căn cứ vào mức rủi ro. Theo thông lệ và quy định của NHNN Việt Nam, các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên được xem là các khoản nợ có RRTD. Vì vậy, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợ cho phép đánh giá toàn bộ biểu hiện của RRTD tại một thời điểm nhất định.

b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợ đánh giá toàn bộ biểu hiện của rủi ro nhưng không đánh giá đúng mức độ của rủi ro do các nhóm nợ khác nhau có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ RRTD cần phân tích thêm về cơ cấu nhóm nợ.

c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5

x 100% (1.12)

Tổng dư nợ

Căn cứ vào khái niệm “nợ xấu” đã phân tích ở trên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độ RRTD

biểu hiện RRTD ở mức cao.

Sự biến động của tỷ lệ này qua từng thời kỳ sẽ đánh giá tương đối chuẩn xác hiệu quả của công tác quản lý RRTD. Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD.

d. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng so với tổng dư nợ

Tỷ lệ xoá nợ ròng (%) = Giá trị xoá nợ ròng

x 100% (1.13)

Tổng dư nợ Trong đó,

Giá trị xoá nợ ròng = Dư nợ xoá trong bảng -Số tiền thu hồi được

Nợ xoá là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ việc trích lập dự

phòng RRTD và đã xuất ra khỏi tài khoản nội bảng để theo dõi để chuyển sang theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. Đây là những khoản nợ được xác định là tổn thất, vì vậy, số tiền thu hồi được từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi tài sản bảo đảm,… phải được xem là khoản khấu trừ tổn thất.

Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất thực sự do RRTD của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tức là đã xuất ngoại bảng. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng tương quan nghịch với RRTD và

thể hiện kết quả tốt hơn của công tác quản lý RRTD. Chỉ tiêu này còn có ý nghĩa trong viêc kết hợp với chỉ tiêu nợ xấu bởi vì, một ngân hàng có thể giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách bằng cách xuất các khoản nợ này ra ngoại bảng.

e. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) = Số tiền đã trích lập dự phòng x 100% (1.14) Tổng dư nợ Số trích lập dự phòng phản ánh mức độ RRTD chung do tỷ lệ trích lập dự phòng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro.

Mức trích lập dự phòng RRTD phản ánh mức độ RRTD của ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước. Một ý nghĩa của chỉ tiêu này là nó bổ sung cho hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ xoá nợ ròng vì nó cho thấy mức trích lập dự phòng trong kỳ, không phụ thuộc vào tỷ lệ các khoản nợ đã được xử lý ngoại bảng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)