Những mặt thành công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những mặt thành công

NHCSXH ra đời tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động như hiện nay đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách ngày một phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tín dụng đen, tạo sự ổn định phát triển xã hội nói chung và vùng nông thôn nói riêng, mà cụ thể là tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn thực sự khởi sắc.

Việc quản trị RRTD là một trong những yếu tố hàng đầu đối với sự phát triển của Chi nhánh. Chính vì vậy, trong những năm qua PGD đã chú ý đến

công tác quản trị RRTD, đảm bảo sự bền vững, tăng cường cánh báo, kiểm

soát RRTD,… nên công tác này đạt được những thành tựu nhất định.

Thứ nhất, năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao, cùng sự quan tâm, theo dõi chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách, tạo tiền đề cơ bản cho chi nhánh hoàn

thành nhiệm vụ được giao. Chất lượng hoạt động của Tổ chức Hội uỷ thác và Tổ TK&VV ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, chi nhánh đã quan tâm đến việc nhận diện rủi ro nhằm dự báo rủi ro để đưa ra phương pháp xử lý hạn chế RRTD.

Thứ ba, quy trình tín dụng không ngừng được cải thiện, hợp lý và khá chặt chẽ từ bước nhận hồ sơ, phân tích tài chính, thu thập thông tin,…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)