6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Cơ chế hoạt động tín dụng tại PGDNHCSXH huyện Tiên Phước
Phước
Đối tượng khách hàng: PGDNHCSXH huyện Tiên Phước thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ. Các đối tượng khách hàng được toàn quyền sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực tiêu dùng: nhà cửa, điện thắp sáng, nước sạch, học tập,… NHCSXH và các tổ chức liên quan có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Phương thức cho vay và giải ngân vốn: Việc cho vay của NHCSXH
được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị -xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.
- Uỷ thác từng phần: Qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên với các chương trình cho vay
đến đối tượng là hộ gia đình là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn
(TK&VV) đủ điều kiện để vay vốn.
Quy trình cho vay các chương trình này được chia thành 9 công đoạn, bao gồm:
(1) Thành lập Tổ tiết kiệm & vay vốn theo quy định.
(2) Tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, lập danh sách hộ gia đình xin vay vốn trình UBND xã xét duyệt để gửi NHCSXH.
(3) Thông báo kết quả phê duyệt đến từng hộ gia đình. (4) Giải ngân vốn vay đến trực tiếp hộ gia đình.
(5) Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
(6) Hướng dẫn người vay lập hồ sơ nợ đề nghị xử lý rủi ro (nếu có).
(7) Tổ thực hiện thu lãi, tiền gửi tiết kiệm (nếu có) của các thành viên theo định kỳ khi được NHCSXH uỷ nhiệm.
(8) Ngân hàng trực tiếp thu nợ gốc và thu lãi của từng hộ thuộc Tổ nhưng không được uỷ nhiệm thu lãi.
(9) Tổ chức hạch toán kế toán và lưu trữ hồ sơ cho vay, báo cáo thống kê theo quy định.
Trong các công đoạn này, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức chính trị -
xã hội qua 3 nhóm công việc. Ngân hàng sẽ trực tiếp quản lý các nhóm công việc còn lại, nên gọi tắt là “uỷ thác cho vay từng phần”.
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội Khách hàng Tổ tiết kiệm & vay vốn Ngân hàng CSXH UBND xã Tổ chức chính trị -xã hội 1 7 8 2 4 3 6 5
Chú thích:
1. Khách hàng viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
2. Tổ vay vốn bình xét hộ được cho vay và gửi danh sách đề nghị vay vốn lên UBND xã, thị trấn.
3. UBND xã, thị trấn xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND xã, thị trấn.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị -xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ
TK&VV
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình vay vốn
- Cho vay trực tiếp: người vay trực tiếp làm thủ tục, nhận tiền và thanh toán tiền gốc lãi với NHCSXH. Đối tượng vay vốn của phương thức này là những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn nhưng phải thế chấp tài sản như: cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừavà nhỏ.
Hình 2.3. Quy trình xét duyệt cho vay trực tiếp
Riêng đối với chương trình cho vay Giải quyết việc làm, NHCSXH và
Phòng lao động thương binh và xã hội cùng phối hợp thẩm định dự án,
UBND huyện phê duyệt quyết định cho vay. Đối với các chương trình cho vay trực tiếp khác: NHCSXH tự thẩm định và phê duyệt cho vay.
Lãi suất cho vay: NHCSXH áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi, mức lãi suất áp dụng từng thời kỳ do Thủ tướng chính phủ quy định.
Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối
tượng đầu tư. Tuy nhiên, HĐQT có quy định mức cho vay tối đa đối với từng chính sách vay vốn.