Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an, tỉnh quảng nam (Trang 98 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc

Hoạt động của các NHTM chịu sự quản lý, điều chỉnh trực tiếp của các quy định, thông tƣ... của NHNN. Để tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và VAB- CN Hội An nói riêng trong việc hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân HKD, tác giả có một số khuyến nghị đối với NHNN nhƣ sau:

a. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của NHNN

NHNN cần nâng cao chất lƣợng quản lý, điều hành thông qua việc thƣờng xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trƣờng, đƣa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hƣớng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phòng ngừa đƣợc rủi ro.

NHNN có những biện pháp hỗ trợ các NHTM trong việc xử lí các khoản nợ có vấn đề, kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn nữa việc phân loại nợ và trích lập DPRR một cách chính xác đối với tất cả các khách hàng. Vì sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gây gắt dẫn đến tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng giữa các ngân hàng nhƣ hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro cho vay tăng cao.

NHNN cần có chỉ đạo và can thiệp kịp thời về lãi suất đối với các NHTM, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động vốn và công tác cho vay. NHNN nên có chính sách hỗ trợ cho ngân hàng khi có nhu cầu về vốn đột xuất, đảm bảo cho ngân hàng có đủ lƣợng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

b. Tăng cường thanh tra hoạt động tín dụng các NHTM.

Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thƣờng xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót nhằm chỉ đạo phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt

để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, thả lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả một hệ thống.

Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong hoạt động cho vay. Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo vai trò cảnh báo, kiểm soát, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngân hàng.

c. Cải thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng

Cải thiện, nâng cao chất lƣợng thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Thông tin tín dụng phải đầy đủ, kịp thời, cập nhật chính xác. Chất lƣợng thông tin ngày càng cao thì rủi ro trong kinh doanh của TCTD ngày càng giảm. Hiện nay, các ngân hàng chƣa có sự hợp tác tích cực với CIC. NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị hệ thống. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC am hiểu về công nghệ, khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đƣa ra những nhận định, cảnh báo chuẩn xác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an, tỉnh quảng nam (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)