6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Khuyến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan
a. Tạo môi trường thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển.
Chính phủ và các cơ quan liên quan cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế; tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng đột ngột nhằm tạo một môi trƣờng kinh doanh ổn định, môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cơ hội
khuyến khích các HKD mở rộng hoạt động, đầu tƣ sản xuất kinh doanh.
Chính phủ chỉ đạo các ngành và địa phƣơng có chƣơng trình, kế hoạch triển khai cụ thể các chính sách về đất đai, tín dụng, hỗ trợ kinh tế hộ tìm kiếm thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ mở rộng hoạt động của các HKD dựa trên cơ sở mục tiêu tổng thể của nền kinh tế quốc gia. Đối với những hộ hoạt động trong nhóm ngành, lĩnh vực đóng vai trò là ngành mũi nhọn. Cụ thể trên địa bàn thành phố Hội An, với ngành mũi nhọn là thƣơng mại- dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp thì nhà nƣớc nên có chính sách khuyến khích, ƣu tiên và có biện pháp hỗ trợ HKD hoạt động, đặc biệt trong khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra, xuất khẩu tại chỗ...
Chính phủ nên hoàn thiện môi trƣờng pháp lý đảm bảo cho HKD hoạt động. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp rà soát về thuế, luật các TCTD... và các văn bản hƣớng dẫn thi hành các luật này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Hoạt động cho vay của ngân hàng hiện nay chủ yếu dựa trên các tài sản đảm bảo của khách hàng, tài sản bảo đảm đó bao gồm đất đai, nhà cửa... nên Chính phủ cần phối hợp với các bộ ngành liên quan trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp nhƣ: quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, đăng ký giao dịch TSBĐ, tập trung tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản xử lý nợ xấu. Khi có rủi ro phát sinh do không đòi đƣợc nợ mà sau khi ngân hàng thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ vẫn không thu hồi đƣợc nợ, buộc ngân hàng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật để giải quyết. Khi đó các thủ tục xét xử phải đơn giản, thuận tiện và việc điều tra phải chính xác, nhanh chóng để kịp thời khắc phục những hậu quả phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.
b. Tăng cường công tác quản lí đối với hộ kinh doanh
Tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên về điều kiện đăng kí kinh doanh của HKD, xử lí nghiêm các trƣờng hợp trốn đăng kí kinh doanh, san hoặc chuyển nhƣợng trái phép. Tăng cƣờng quản lí bằng cách ban hành và hƣớng dẫn thực hiện các điều luật và có biện pháp xử lí thích đáng đối với những trƣờng hợp vi phạm các điều luật đã đƣa ra. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát đối với các hộ kinh doanh trong việc thực hiện các điều luật đã ban hành.
Thống nhất trong các văn bản, quy định; giảm bớt thời gian và giấy tờ trong việc cấp giấy phép kinh doanh nhƣng vẫn phải đảm bảo đủ những giấy tờ cần thiết. HKD thành lập phải đủ điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chủ hộ hoặc ngƣời quản lý hộ kinh doanh phải đủ năng lực, phẩm chất đạo đức...
Chính phủ nên cải tiến thủ tục công chứng sao cho đơn giản, gọn nhẹ, diễn ra nhanh chóng, tránh gây lãng phí thời gian và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chứng. Hiện nay một số nơi đã áp dụng mô hình thủ tục hành chính “ một cửa” rất nhanh chóng, thuận tiện và linh hoạt cho ngƣời dân nhƣng chi phí cao. Do đó, cần đƣa ra mức phí phù hợp hơn với nhu cầu của ngƣời dân.
KẾT LUẬN
Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, hoạt động của Ngân hàng Việt Á sẽ không tránh khỏi những khó khăn thử thách, đặc biệt là trong việc tái cơ cấu ngành ngân hàng và tái cấu trúc nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, hoạt động cho vay HKD đƣợc xem nhƣ là định hƣớng ƣu tiên phát triển hiện nay. Do vậy, chi nhánh cần cải thiện qui trình cho vay, đơn giản hoá thủ tục, tăng trƣởng tín dụng trong hạn mức cho phép theo định hƣớng của Chính phủ... nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân HKD tại VAB- CN Hội An góp phần mở rộng thị trƣờng, gia tăng thị phần, hạn chế đƣợc rủi ro và tăng năng lực cạnh tranh...
Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích hoạt động cho vay HKD của NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD tại VAB- CN Hội An
- Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân HKD tại VAB- CN Hội An.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhƣng do trình độ kiến thức và sự tiếp thu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của Quý thầy cô và các đọc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13.
[2] Chính phủ (2015), Ngh đ nh số 78/2015/NÐ-CP của Thủ tướng chính phủ về đăng ý doanh nghiệp.
[3] Chính phủ (2015), Quyết đ nh số 1874/ Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch t ng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền trung đến năm 2020, đ nh hướng đến năm 2030.
[4] TS. Phạm Văn Hồng (2016), “Phát triển hộ kinh doanh cá thể- Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”, Tạp chí tài chính, 2(631), Tr. 24-25-26.
[5] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
[6] Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam số 46/2010/QH12.
[7] PGS.TS. Lê Thị Mận (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thư ng mại, NXB Lao động xã hội.
[8] Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Hội An (2014,2015,2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
[9] Ngân hàng TMCP Việt Á (2017), Ch th số 03/CT-T Đ/17 của T ng gi m đốc về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch hành động năm 2017.
[10] Ngân hàng TMCP Việt Á (2015), uy đ nh sản phẩm vay sản xuất kinh doanh số 2849/ Đ-T Đ/15
[11] Ngân hàng TMCP Việt Á (2017), Quyết đ nh số 501/ Đ-T Đ/17 về việc giao ch tiêu kế hoạch inh doanh năm 2017.
[12] Ngân hàng TMCP Việt Á (2015), Quyết đ nh số 788/ Đ-T Đ/15 về việc thu phí phạt trả nợ trước hạn đối với khách hàng cá nhân.
[13] Ngân hàng nhà nƣớc (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Thống đốc gân hàng nhà nước quy đ nh về hoạt động cho vay của t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
[14] Ngân hàng nhà nƣớc (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc gân hàng nhà nước quy đ nh về phân loại tài sản có, mức trích, phư ng ph p tr ch lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro trong hoạt động của t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
PHỤ LỤC 01- QUY TRÌNH CHO VAY HKD
Diễn giải qui trình cho vay HKD tại VAB- CN Hội An cụ thể nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tiếp nhận, hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Khi HKD có nhu cầu vay vốn, nhân viên QHKH hƣớng dẫn cụ thể về các điều kiện vay vốn của ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu HKD chấp nhận thì nhân viên QHKH làm đầu mối tiếp nhận, hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra sơ bộ hồ sơ phù hợp với những nội dung gồm:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy tờ nhân thân của đại diện hộ kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép (trong trƣờng hợp vay vốn để kinh doanh); các giấy tờ khác có liên quan nhƣ ủy quyền của chủ hộ (trong trƣờng hợp hộ gia đình vay vốn) cho một thành viên khác trong gia đình vay.
Hình 2.2. Quy trình cho vay HKD tại VAB- CN Hội An
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng- VAB CN Hội An)
Đồng ý Không đồng ý HỘ KINH DOANH
Cung cấp các tài liệu và thông tin
NV QHKH Tiếp nhận, hƣớng
dẫn hồ sơ
PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH
GIẢI NGÂN KIỂM SOÁT
SAU VAY THU NỢ, XỬ LÝ PHÁT SINH THANH LÝ KHOẢN VAY PHÊ DUYỆT CHO VAY
Hoàn thiện hồ sơ trƣớc giải ngân
- Hồ sơ về khoản vay: Giấy đề nghị vay vốn; kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch, bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, TCTD trong và ngoài nƣớc; phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả nợ (đối với khoản vốn vay).
-Hồ sơ đảm bảo tiền vay: gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của tài sản nhƣ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đối với bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc...gắn liền với đất) và động sản (phƣơng tiện vận tải…)
Bƣớc 2: Phân tích- Thẩm định
Nhân viên QHKH tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp một số nguồn thông tin quan trọng về HKD thông qua phỏng vấn ngƣời vay, những thông tin từ hồ sơ HKD vay vốn cung cấp, điều tra thực tế tại nơi HKD hoạt động. Sau đó nhân viên QHKH tiến hành công tác phân tích- thẩm định về: năng lực pháp lý, ngành nghề kinh doanh.. của HKD; tình hình tài chính của HKD; phƣơng án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của HKD; bảo đảm tiền vay; xem xét khả năng nguồn vốn của chi nhánh; phân tích dự báo ảnh hƣởng môi trƣờng, rủi ro thị trƣờng, chế độ, chính sách đến phƣơng án vay vốn và trả nợ của HKD.
Bƣớc 3: Phê duyệt cho vay
Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể của nhân viên QHKH, Trƣởng phòng tín dụng, Giám đốc ngân hàng kèm theo hồ sơ vay vốn của HKD sẽ trình lên Trung tâm phê duyệt tín dụng của Hội Sở để ra thông báo chấp thuận cho vay hay từ chối cho vay theo thẩm quyền phê duyệt
Trƣớc khi giải ngân, nhân viên QHKH phải hoàn thiện, bổ sung hồ sơ còn thiếu theo qui định và yêu cầu của cấp phê duyệt. Sau đó làm thủ tục bàn giao hồ sơ cho bộ phận hỗ trợ tín dụng.
Bƣớc 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn, số lƣợng tiền vay đƣợc giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của HKD.
Bổ sung hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn và lƣu trữ hồ sơ tín dụng. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn; theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, thu nhập, tài sản của khách hàng để phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề mà xử ký kịp thời theo qui định của ngân hàng Việt Á.
Bƣớc 5: Thu nợ, phí và xử lý phát sinh
Theo dõi việc thanh toán nợ và lãi vay, thông báo điều chỉnh lãi suất định kỳ cho HKD. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay, thực hiện chuyển nợ quá hạn, cơ cấu gia hạn nợ và xử lý nợ theo qui định của ngân hàng Việt Á
Bƣớc 6: Thanh lý khoản vay
Khi HKD trả hết nợ, nhân viên QHKH tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán và hỗ trợ tín dụng tổng hợp đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay. Tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm, làm thủ tục xuất kho giao trả tài sản theo quy định của ngân hàng Việt Á.