Phân tích bối cảnh môi trƣờng bên ngoài và mục tiêu cho vay HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an, tỉnh quảng nam (Trang 50 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Phân tích bối cảnh môi trƣờng bên ngoài và mục tiêu cho vay HKD

HKD tại VAB- CN Hội An

a. Phân tích bối cảnh kinh tế- xã hội ảnh hưởng hoạt động cho vay HKD tại VAB- CN Hội An

- Về kinh tế:

Theo Tổng cục thống kê (2016), ƣớc tính cả nƣớc có khoảng gần 5 triệu HKD với số lƣợng lao động gần 8 triệu ngƣời, chiếm 41,15% lực lƣợng lao động toàn xã hội. Với số lƣợng đông đảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú có mặt ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc, các HKD đã và đang khẳng định vai trò cũng nhƣ những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nƣớc. Khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong tổng sản phẩm quốc nội (xấp xỉ 33%), cao hơn khu vực kinh tế Nhà nƣớc và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD tại Việt Nam gặp nhiều thuận lợi từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đối với đối tƣợng này thông qua hình thức thuế khoán… đã tạo điều kiện cho HKD phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, những điều kiện khách quan từ môi trƣờng và truyền thống của nền văn hóa Việt Nam cũng tạo điều kiện cho HKD phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ, góp phần phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho xã hội.

Quảng Nam là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo Quyết định 1874/QĐ-TTg ngày 13-10-2014 của Thủ tƣớng Chính phủ. Là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý chiến lƣợc hai đầu sân bay và hệ thống cảng biển rất thuận lợi trong kết nối ngoại

thƣơng và nội địa để phát triển thƣơng mại- dịch vụ du lịch. Sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam có tốc độ xây dựng các đô thị khá nhanh. Năm 2016 thành phố Tam Kỳ lên đô thị loại 2; Điện Bàn từ huyện lên thị xã năm 2015; các thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới đƣợc quy hoạch đầu tƣ mở rộng, hạ tầng cải thiện phát triển khá. Môi trƣờng kinh tế phát triển thuận lợi tạo điều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế trên địa bàn cùng nhau phát triển, trong đó có hộ kinh doanh.

Hội An là một trong những thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam. Với 5 tiểu vùng kinh tế xã hội gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị cận trung tâm, đô thị bờ biển- ven sông, làng quê và Cù Lao Chàm. Hội An nằm trên “Con đƣờng di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hội An, Mỹ Sơn và Huế. Hàng năm nơi đây thu hút đƣợc một lƣợng không nhỏ khách du lịch trong và ngoài nƣớc tới tham quan và nghỉ dƣỡng. Những năm qua, chính quyền địa phƣơng luôn tạo điều kiện thuận lợi để các HKD phát triển kinh tế, trở thành một thành phần kinh tế “vệ tinh” không thể thiếu trong hoạt động du lịch dịch vụ. Việc phát huy và nâng tầm chất lƣợng hoạt động của hộ kinh doanh là hƣớng phát triển phù hợp với đặc thù môi trƣờng tự nhiên, kinh tế của địa phƣơng.

Hội An không có nhiều doanh nghiệp phát triển nhƣ các địa phƣơng khác nhƣng bù lại một số lƣợng HKD tƣơng đối lớn, hoạt động đa dạng ngành nghề kinh doanh. Ƣớc tính đến năm 2016, tại 13 xã phƣờng của Hội An có hơn 4.000 hộ kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhất là ngành thƣơng mại- dịch vụ du lịch. Trong khu vực trung tâm phố cổ, tập trung khá đông HKD vải, may mặc, hàng lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ kế đến là nhà hàng, cơ sở lƣu trú, mini mart…

Dù gặp không ít khó khăn, thách thức về điều kiện thời tiết bất lợi, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt, tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại gây ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời

sống nhân dân, nhƣng năm 2016 Hội An vẫn phát triển mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực kinh tế. Năm 2016, thành phố đón trên 2,6 triệu lƣợt khách tham quan, tăng 17,92% so với năm 2015; trong đó khách mua vé tham quan phố cổ đạt hơn 1.5 triệu lƣợt, tăng 34,14%. Hoạt động thƣơng mại phát triển ổn định, doanh thu toàn ngành đạt hơn 630 tỷ đồng, tăng 6,1%. So với năm 2015, nhóm ngành thƣơng mại- dịch vụ- du lịch (TM-DV-DL) tăng 15%; nhóm ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) và xây dựng có mức tăng trƣởng khá, tăng 9,23%; nhóm nông- lâm- ngƣ nghiệp duy trì đƣợc sự ổn định, tăng 2,49% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm- ngƣ nghiệp từ 9,02% năm 2015 xuống còn 8,19%; ngành TM- DV-DL chiếm 69,82%; ngành CN- TTCN và xây dựng chiếm 21,99% trong tỷ trọng kinh tế toàn thành phố. Các HKD hoạt động trong các nhóm ngành nghề này phát triển theo đúng định hƣớng chính sách của địa phƣơng. Qua đó, VAB- CN Hội An khai thác, cân đối cơ cấu cho vay HKD phù hợp với sự phát triển từng ngành nghề này.

- Về chính tr - văn hóa- xã hội

Năm 2016, hoạt động văn hóa- xã hội trên địa bàn thành phố tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện và đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Thành phố không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Hội An đạt 36,78 triệu đồng, tăng 3,8 triệu đồng so với năm 2015; trong đó, khu vực thành thị đạt 39,24 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 28,88 triệu đồng. Đa số HKD trên địa bàn có trình độ học vấn tƣơng đối, nhận thức cao về vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế hộ. Từ đó, các ngân hàng dễ dàng tƣ vấn, tiếp cận các đối tƣợng HKD để bán sản phẩm.

Du lịch Quảng Nam những năm gần đây phát triển khá mạnh, đặc biệt đô thị cổ Hội An có sức thu hút du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, nghỉ dƣỡng. Hội An cũng đƣợc các tổ chức trong nƣớc và quốc tế chọn làm

nơi tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lễ hội… mang tầm quốc gia và quốc tế. Các cơ quan ban ngành phối hợp đảm bảo trật tự đô thị, giữ gìn trật tự an ninh; quán triệt các HKD cạnh tranh lành mạnh không chèo kéo, giành giật khách, chấp hành nghiêm ngặt việc trƣng bày hàng hóa, sắp xếp bố trí các nhóm ngành theo từng tuyến phố nhằm hạn chế phát triển thƣơng nghiệp tự phát, phá vỡ cảnh quan khu phố cổ.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, không có điểm nóng xảy ra trên địa bàn. Với môi trƣờng chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD an tâm phát triển kinh doanh. Các NHTM tự tin hơn trong việc phát triển hoạt động cho vay HKD.

- ề đối thủ cạnh tranh

Tính đến năm 2016, có hơn 10 Chi nhánh và PGD của các NHTM là đối thủ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của VAB- CN Hội An, cụ thể nhƣ sau:

-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

-Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

-Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank)

-Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)

-Ngân hàng TMCP Sài gòn thƣơng tín (Sacombank)

-Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)

-Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

-Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank)

-Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

-Ngân hàng TMCP Sài gòn- Hà Nội (SHB)…

Thêm vào đó là sự gia nhập của các công ty tài chính với nhiều chính sách cạnh tranh về lãi suất cũng nhƣ sản phẩm dịch vụ tiện ích.

Các ngân hàng có thế mạnh cho vay nổi trội trên địa bàn về mảng cho vay HKD nhƣ BIDV, Vietinbank, Sacombank. Mỗi ngân hàng có bộ sản phẩm cho vay HKD riêng biệt với cách thức tiếp cận khách hàng, quy trình cho vay và mức phí lãi suất áp dụng khác nhau. Chẳng hạn nhƣ Sacombank có những món vay riêng cho HKD và sẵn một đội ngũ bán hàng dành cho HKD. Đối với tiểu thƣơng trong chợ thì nhân viên tín dụng của Sacombank trực tiếp đến chợ để tƣ vấn, lập hồ sơ và thu nợ tại chỗ nên Sacombank sở hữu một lƣợng lớn HKD vay vốn. Một số NHTM có cơ chế tự phê duyệt tại chỗ với thẩm quyền phê duyệt trong một hạn mức cho phép nên thực hiện cho vay rất nhanh chóng. Và chính sách lãi suất và phí liên quan cũng là một trong những vấn đề cạnh tranh gây gắt giữa các NHTM với nhau. Khách hàng HKD có nhiều sự lựa chọn, tính toán khoản phí phải trả, lợi ích nhiều nhất cho mình nên có sự so sánh giữa các NHTM. Môi trƣờng cạnh tranh giữa VAB- CN Hội An với các ngân hàng đối thủ diễn ra gây gắt. Đây là một trong những khó khăn đối với VAB- CN Hội An để phát triển hoạt động kinh doanh chung và hoạt động cho vay HKD nói riêng.

Hoạt động cho vay HKD của VAB- CN Hội An trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và tiềm năng cho vay HKD rất lớn. Về mặt kinh tế, xã hội phát triển cũng nhƣ chính trị ổn định trên địa bàn tạo động lực thúc đẩy HKD mạnh dạn đầu tƣ phát triển, nhu cầu vay vốn mở rộng cơ sở kinh doanh của HKD cũng tăng lên. Nhất là các HKD hoạt động trong nhóm ngành thƣơng mại- dịch vụ- du lịch, nổi trội trong năm 2016 là sự phát triển rầm rộ của các HKD dịch vụ lƣu trú trên địa bàn. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển HKD trên địa bàn VAB- CN Hội An hoạt động vẫn còn nhiều HKD chƣa đƣợc tiếp cận tƣ vấn vay vốn, lƣợng khách hàng tiềm năng vẫn còn bị bỏ ngõ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phân tích mục tiêu cho vay HKD của VAB- CN Hội An trong thời gian qua

Hàng năm, ngân hàng Việt Á- Hội sở căn cứ vào kết quả cho vay, huy động của năm kề trƣớc và tùy tình hình kinh doanh thực tế để giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay, huy động vốn đến từng chi nhánh. Trên cơ sở chỉ tiêu đƣợc giao, ban lãnh đạo của VAB- CN Hội An sẽ phân bổ chỉ tiêu hợp lý cho Phòng QHKH của chi nhánh và các PGD. Từ đó, dựa vào số lƣợng cũng nhƣ cấp bậc nhân viên QHKH để phân bổ chỉ tiêu cho vay, huy động tƣơng xứng. Với chỉ tiêu cho vay chung, phụ trách phòng sẽ lập kế hoạch theo từng sản phẩm vay và đối tƣợng khách hàng tập trung khai thác trong năm kế hoạch. Trong giai đoạn 2014-2016, VAB- CN Hội An đặt mục tiêu cho vay HKD cụ thể nhƣ sau:

- Về gia tăng quy mô cho vay D:

+ Dƣ nợ cho vay HKD: Đặt mục tiêu dƣ nợ cho vay HKD mỗi năm tăng 15%. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay HKD chiếm 35% tổng dƣ nợ cho vay

+ Số lƣợng hộ kinh doanh: Đặt mục tiêu số lƣợng HKD mỗi năm tăng 20%

- Về c cấu cho vay HKD: Đặt mục tiêu tăng cho vay hạn mức và cho vay trung, dài hạn. Cho vay hạn mức với thời hạn khế ƣớc nhận nợ tối đa 08 tháng tạo điều kiện trả vốn gốc cho các HKD có vòng quay vốn lƣu động lâu, nhất là nhu cầu vay vốn của các HKD dịch vụ lƣu trú. Phân kỳ trả góp gốc lãi hàng tháng đối với khách hàng vay trung dài hạn nhằm mục đích bổ sung vốn đầu tƣ mở rộng cơ sở kinh doanh.

- Về kiểm soát rủi ro trong cho vay HKD: Tỷ lệ nợ xấu HKD dƣới 2%. Tăng trƣởng tín dụng thận trọng trong mức tăng trƣởng cho phép theo quy định của NHNN đi đôi với kiểm soát tốt rủi ro.

- Về tăng trưởng th phần cho vay HKD: Việc gia tăng thị phần cho vay HKD gắn liền với việc khai thác khách hàng mới ở khu vực chợ và trung tâm

phố cổ Hội An, đặc biệt là các HKD dịch vụ lƣu trú đang phát triển rầm rộ trong giai đoạn này.

- Về thu nhập cho vay HKD: Phấn đấu tăng thu nhập từ lãi cho vay HKD với mức thu nhập từ cho vay HKD chiếm trên 60% tổng thu nhập cho vay của chi nhánh.

Nhìn chung, những mục tiêu cho vay HKD mà VAB- CN Hội An đã đề ra trong thời gian qua là phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của chi nhánh và điều kiện phát triển kinh tế- xã hội tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an, tỉnh quảng nam (Trang 50 - 56)