6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Định hƣớng cho vay cá nhân hộ kinh doanh của VAB-CN Hội An
An trong bối cảnh thị trƣờng hiện nay
a. Bối cảnh thị trường
- Kinh tế vĩ mô đang từng bƣớc ổn định, tăng trƣởng kinh tế đang hồi phục, lạm phát ở mức thấp, hệ thống tài chính- ngân hàng đã đƣợc tái cơ cấu bƣớc đầu và đã đạt những thành tựu đáng kể. Mục tiêu của tỉnh Quảng nam là duy trì tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển song song công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Tiếp tục thực hiện ba mũi đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Quan trọng nhất là tập trung phát triển bền vững về kinh tế- xã hội, phát triển hạ tầng liên kết vùng đô thị, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
Tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển dịch vụ du lịch và công nghiệp ở phía Bắc bao gồm: thành phố Hội An, khu đô thị mới Điện Ngọc- Điện Nam kết nối với thành phố Đà Nẵng tạo thành một chuỗi đô thị liên hoàn và có sức nhạy cảm mạnh trong thu hút đầu tƣ. Trong đó, sẽ tập trung phát triển ngành thƣơng mại du lịch ở Hội An với các chuỗi dịch vụ du lịch phố cổ, du lịch biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái…; ngành công nghiệp sẽ đƣợc tập trung phát triển tại Khu công nghiệp Điện Ngọc- Điện Nam. Ngoài một số ngành công nghiệp then chốt, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống của vùng nhƣ gốm sứ, mộc mỹ nghệ, rau sạch… cũng sẽ đƣợc chú trọng phát triển. Song song với đó, ngành khai thác tổng hợp biển cũng đƣợc đẩy mạnh, nâng cao giá trị xuất khẩu. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Nam nhìn chung phát triển ổn định. Tiềm năng cho vay cá nhân hộ kinh doanh trên địa bàn còn khá lớn, nhất là lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ du lịch
và tiểu thủ công nghiệp. Nhiều HKD có nhu cầu vay vốn kinh doanh vẫn chƣa có điều kiện tiếp xúc vốn vay của các TCTD.
b. Định hướng cho vay cá nhân hộ kinh doanh của VAB- CN Hội An trong thời gian tới.
Trên cơ sở định hƣớng của Ngân hàng Việt Á, xuất phát từ tình hình thực tế và hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua, VAB- CN Hội An đã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2017 nhƣ sau:
- Năm 2017, Ngân hàng Việt Á phấn đấu đạt các mục tiêu tăng trƣởng cụ thể: nguồn vốn huy động tăng từ 10%-15%; dƣ nợ cho vay tăng 10%-15%; nợ xấu dƣới 2%; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.
- Chi nhánh đạt mức tăng trƣởng cho vay cá nhân HKD khoảng 15% so với năm 2016. Dƣ nợ cho vay cá nhân HKD chiếm 40% trên tổng dƣ nợ cho vay toàn chi nhánh.
- Tăng trƣởng tín dụng thận trọng, bền vững đi đôi với công tác kiểm soát rủi ro. Nợ nhóm 2 chiếm 20%; nợ nhóm 3,4,5 kiểm soát ở mức dƣới 2%.
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn liền với tiện ích của khách hàng, tập trung phân khúc khách hàng cá nhân hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tập trung cùng hệ thống ngân hàng Việt Á xử lý triệt để nợ xấu, nợ lãi đọng lâu; đẩy nhanh công tác hoàn thiện các hồ sơ bán nợ cho VAMC. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý và có biện pháp thu hồi vốn sử dụng sai mục đích, cải tiến các thủ tục cho vay tránh gây phiền hà cho khách hàng.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, tăng tỷ trọng các loại tiền gửi có thời hạn ổn định để nâng cao tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn.
- Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong cho vay cá nhân HKD. Đẩy mạnh hoạt động hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; xây dựng văn hóa thân thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp; quảng bá, gia tăng hình ảnh nhận diện thƣơng hiệu.
3.1.3. Xuất phát từ kết quả phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại VAB- CN Hội An trong thời gian qua.
Kết quả phân tích hoạt động cho vay HKD là một trong những căn cứ chủ yếu để đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân HKD tại VAB- CN Hội An. Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, một số bất cập nên khắc phục nhƣ sau:
- Quy mô cho vay mặc dù có tăng trƣởng nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng cho vay cá nhân HKD trên địa bàn. Tiềm năng về cho vay cá nhân hộ kinh doanh vẫn chƣa đƣợc khai thác hết đặc biệt trong bối cảnh đặc thù của tỉnh Quảng Nam phát triển đa dạng ngành nghề.
- Các chính sách cạnh tranh nhằm giành thị phần vẫn chƣa thực sự nổi bật, hấp dẫn khách hàng.
- Quy trình, thủ tục hồ sơ còn rƣờm rà. Thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn lâu. Cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung trình lên Hội sở, chƣa đƣợc cấp hạn mức phê duyệt cho Giám đốc chi nhánh để linh hoạt hơn trong việc chấp thuận cho vay.
- Chƣa có sản phẩm cho vay riêng biệt dành cho cá nhân HKD. Lãi suất cho vay và phí liên quan còn khá cao.
- Công tác thẩm định và tái thẩm định tài sản đảm bảo chƣa đạt đƣợc những yêu cầu cần thiết. Tài sản đảm bảo đƣợc định giá không sát với thực tế, việc định giá tài sản đảm bảo phụ thuộc vào giá trị thị trƣờng nhƣng hiện nay giá cả bất thƣờng, nhiều biến động kinh tế nhƣ hiện tƣợng đầu cơ lƣớt sóng bất động sản ảnh hƣởng đến quá trình thẩm định tài sản đảm bảo.
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á- CHI NHÁNH HỘI AN.
Cùng với việc phải tuân theo những quy định mà NHNN, Ngân hàng Việt Á- Hội sở đề ra thì một mình VAB- CN Hội An cố gắng là chƣa đủ mà cần phải có sự giúp đỡ hƣớng dẫn của Chính phủ và các cơ quan liên quan. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng cho vay HKD, xuất phát từ những vƣớng mắc và tồn tại cùng những định hƣớng của VAB- CN Hội An trong thời gian tới, tác giả xin đƣợc đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân HKD tại VAB- CN Hội An nhƣ sau: