6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng KH sử dụng PMKT Misa bịảnh hưởng bởi 4 nhân tố: (1) thiết kế hệ thống, (2) tin cậy, (3) bảo trì và (4) chức năng.
Sự hài lòng = 1.694 + 0.235 * tin cậy + 0.145 * thiết kế hệ thống + 0.097 * bảo trì + 0.076 * chức năng.
Trong đó nhân tố tin cậy ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng PMKT Misa với β = 0.235, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi tính an toàn tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng PMKT Misa tăng lên 0.235 điểm.
Nhân tốảnh hưởng mạnh thứ 2 là thiết kế hệ thống của PMKT Misa với
β = 0.145, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thiết kế hệ
thống tăng 1 điểm thì sự hài lòng tăng lên 0.145 điểm.
Nhân tố ảnh hưởng thứ 3 là bảo trì với β = 0.097, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi bảo trì tăng 1 điểm thì sự hài lòng tăng lên 0.097 điểm.
Nhân tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự hài lòng sử dụng PMKT Misa là nhân tố chức với β = 0.076, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi, chức năng tăng 1 điểm thì sự hài lòng tăng lên 0.076 điểm.
Nghiên cứu cũng thấy không có sự tồn tại sự khác nhau giữa các yếu tố định tính như thời gian sử dụng PMKT Misa, chức vụ người sử dụng và lĩnh vực hoạt động của DN sử dụng PMKT Misa.
4.1.2. Ứng dụng kết quả mô hình nghiên cứu vào đánh giá Chất lượng PMKT Misa lượng PMKT Misa
Theo kết quả nghiên cứu thì chất lượng PMKT phụ thuộc vào 4 nhân tố. Sau đây là thống kê về các nhân tố cấu thành chất lượng PMKT Misa do người sử dụng đánh giá.
Bảng 4.1. Thống kê điểm đánh giá chất lượng PMKT Misa
Statistics
Thiet ke he thong PMKT
Misa (TK)
Tin cay cua PMKT Misa (TC)
Chuc nang cua PMKT Misa (CN) Bao tri PMKT Misa (HT) Valid 256 256 256 256 Missing 0 0 0 0 Mean 3.6718 3.8584 3.3359 3.5264 Std. Deviation .60765 .66837 .85113 .781177 Minimum 2.20 1.33 1.00 1.00 Maximum 5.00 5.00 5.00 5.00 N Sum 951.00 999.33 913.33 913.33
Nhìn vào bảng Thống kê điểm đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng PMKT, nhìn chung các nhân tố đều được KH đánh giá có điểm trung bình trên 3 điểm (thiên về đồng ý), trong đó tin cậy được đánh giá cao nhất (3.8584) cho thấy PMKT Misa hiện nay tính tin cậy được người dùng chấp nhận được, tuy chưa phải là đồng ý (thang điểm 4) nhưng điểm trung bình này cũng cho biết việc thiết kế PMKT Misa mang tính tin cậy cao. Tiếp theo là về
mặt thiết kế hệ thống PMKT Misa cũng được người dùng cảm nhận tốt. Tuy nhiên về mặt chức năng thì đánh giá thấp (3.3359), ở đây bảng câu hỏi được thiết kế tập trung vào các nhu cầu chức năng cần được đáp ứng trong giai
đoạn hiện nay nên kết quả này cho thấy khách hàng chưa thật sự hài lòng về
Qua quá trình khảo sát điều tra đánh giá sự hài lòng khách hàng sử dụng PMKT Misa và từ mô hình sự hài lòng tác giả rút ra một số nhận xét đóng góp sau:
- Phần mềm kế toán Misa hiện nay đáp ứng tốt về mặt thiết kế hệ thống (giao diện, trình bày các biểu mẫu, cho phép lựa chọn các phương pháp hạch toán cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của DN, thay đổi cách hạch toán khi có sự thay đổi chế độ kế toán…) đây là những tính năng cơ bản của một PMKT phải đáp ứng được. Các tính năng này được người sử dụng PMKT Misa đánh giá rất cao, tuy nhiên khả năng PMKT Misa tích hợp với các phần mềm chức năng khác như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý khách hàng lại chưa thực hiện được, Việc thiết kế để PMKT Misa có khả
năng tích hợp tốt với các phần mềm khác để tạo một hệ thống tổng thể hay một hệ thống ERP, giúp việc chia sẽ thông tin dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả, điều này rất cần thiết đối với các DN, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay mức độ ứng dụng một hệ thống tổng thể đang được ứng dụng rộng và là mục tiêu các DN hướng tới.
- Tính tin cậy cũng là một trong những yếu tố được cho là quan trọng góp phần nâng cao chất lượng PMKT cũng như sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng PMKT. Đối với PMKT Misa, người sử dụng đánh giá khá cao trong việc đảm bảo dữ liệu được đúng chính xác cũng như khả năng phục hồi dữ liệu.
Đây cũng là yếu tố quan trọng của tất cả các phần mềm cần phải đạt được. - Bảo trì là một trong những yêu cầu mà DN cung cấp phần mềm hết sức lưu ý. Khách hàng đánh giá cao việc PMKT Misa có thể cập nhật các phiên bản mới qua internet mà không cần phải cài đặt lại và những phiên bản mới càng ngày càng hoàn thiện hơn, khắc phục những sai xót của những phiên bản cũ. Điều này sẽ giúp DN giảm bớt chi phí và phần mềm và thuận lợi cho công tác kế toán.
- Chức năng của PMKT Misa được người dùng đánh giá khá thấp. Theo nghiên cứu và khảo sát thì PMKT Misa vẫn đảm bảo được một số tính năng như cảnh báo, ngăn chặn quá trình nhập liệu: sai định dạng, tính có thực của mã hàng hóa, khách hàng; số lượng xuất vượt số lượng tồn…. Cũng như
một số tính năng mới đã được Misa thiết lập như cho biết các thông số, chỉ
tiêu tài chính thuận lợi cho nhà quản lý, nhà quản trị phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của DN; tính năng tự động nhắc các khoản nợ đến hạn… nhưng các tính năng này chưa được các Công ty Misa khai thác triệt để
nên nó không được đánh giá cao, chưa đáp ứng được yêu cầu người dùng. Ngoài ra các tính năng cũng rất cần thiết như tự động xử lý bút toán trùng, hay tự động xử lý các chênh lệch tỷ giá vẫn chưa thực hiện được. Đây là những tính năng cơ bản PMKT tốt phải có nhưng PMKT Misa vẫn chưa đáp
ứng được nên mức độ hài lòng của người dùng về chức năng còn thấp.
4.2. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU
- Nguồn nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng về phần mềm kế toán trong và ngoài nước còn ít, các nghiên cứu chỉ tập trung xoay quanh chất lượng PMKT nhưng các thang đo lại đứng trên quan điểm của các nhà kỹ
thuật nên việc xây dựng thang đo đứng trên quan điểm của người sử dụng có ít tài liệu để nghiên cứu.
- Vì điều kiện địa lý khá xa nên tác giả chỉ điều tra phỏng vấn trực tiếp còn ít, một số phiếu khảo sát phải gửi qua email nên dữ liệu thu được tính chính xác chưa cao.
- Thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên quy mô điều tra nhỏ, số lượng mẫu chưa đủ lớn đểđảm bảo tính xác thực cao hơn.
4.3. HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi Quảng Nam và Đà Nẵng, tính
cứu đểđảm bảo cho kết quả tốt hơn.
- Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện thấp, khả năng khái quát chưa cao. Các nghiên cứu sau nên chọn phương pháp phân tầng đối tượng (chọn mẫu xác suất) cho khả năng khái quát cao hơn.
- Ngoài các yếu tốđược xem xét trong mô hình, có nhiều yếu tố khác tác
động đến sự hài lòng khách hàng như thương hiệu, giá cả…chưa được xem xét tới. Đây là hướng đi khác cho nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dựa trên kết quả của chương 3, tác giả ứng dụng kết quả mô hình nghiên cứu vào đánh giá chất lượng PMKT Misa, sau đó đưa ra một số nhận xét về
chất lượng phần mềm cũng như sự hài lòng của khách hàng thông qua kết quả
nghiên cứu. Qua kết quả thì khách hàng hài lòng nhiều nhất ở tính năng tin cậy, tiếp đến là thiết kế hệ thống, bảo trì và cuối cùng là chức năng của phần mềm mang lại. Đồng thời nêu lên những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề
KẾT LUẬN
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về phần mềm là điều các DN và người sử dụng quan tâm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự hài lòng liên quan đến chất lượng phần mềm kế toán nào tổng quát, tất cả các nghiên cứu đều dựa trên chất lượng phần mềm.
Nghiên cứu sự hài lòng khách hàng sử dụng phần mềm kế toán Misa chỉ
ra các nhân tố tin cậy, thiết kế hệ thống, bảo trì, chức năng là các nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng khách hàng ở từng mức độ khác nhau.
Nhìn chung thiết kế hệ thống và tin cậy là hai nhân tố mang lại sự hài lòng cho khách hàng nhiều nhất. Misa cũng đã cố gắng trong việc thiết kế
phần mềm có thể hoàn thiện khả năng bảo trì của mình mà không cần phải cài
đặt lại tuy nhiên về mặt chức năng thì không được đánh giá cao, điều này cần phải được xem xét hơn vì chức năng là nhân tố quyết định để đảm bảo công việc kế toán có thể hoàn thành tốt mang lại sự hài lòng cao cho khách hàng.
Kết quả nghiên cứu được tác giả sử dụng để đánh giá chất lượng phần mềm kế toán Misa. Dựa vào kết quả trên Công ty Misa có thể sử dụng làm cơ
sở để nâng cao chất lượng phần mềm kế toán cũng như tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
[1] Lê Văn Bình (2011), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm kế toán Vietsoft Accounting của Công ty TNHH phần mềm Việt, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[2] Bộ Tài chính (2005), Thông tư 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán.
[3] Lê Văn Huy (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,Đại học Đà Nẵng. [4] Võ Thị Bích Ngọc (2014), Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [5] GS.TS Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong
các tổ chức, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
[6] Trần Phước (2007), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử
dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn tiến sĩ
Kinh tế, Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản Tài chính.
[8] Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2012), “Tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế toán”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. [9] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
[10] Đặng Thị Kim Xuân (2011), Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các phần mềm kế toán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng.
II. Tiếng Anh
[11] Ahmad A. Abu-Musa (2005), “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A Proposed Model”, The review of Business imformation systems.
[12] Courttney H.M (March 1988), “Guide to Accouting Software”, Journal of Accoutancy.
[13] Dr. Deepshikha Jamwal (2010), “ Analysis of Software Quality Models for Organizations”, University of Jammu Department Of Computer Science & IT - International Journal of Latest Trends in Computing. [14] Fornell, C. (1992), “A national customer satisfaction barometer, the
Swedish experience”, Journal of Marketing, pp. 6-21.
[15] Hoyer, R. W. and Hoyer, B. B. Y (2001), "What is quality?", Quality Progress, 74 (1), pp. 52-62.
[16] Joan L. Giese, Joseph A. Cote, “Defining Consumer Satisfaction”,
Academy of Marketing Science Review.
[17] Marc-Alexis Côté M. Ing, Witold Suryn PhD, Elli Georgiadou, “Software Quality Model Requirements for Software Quality Engineering”
[18] Martensen. A., Gronholdt, L. and Kristensen, K. (2000), “The drivers of customer satisfaction and loyalty Cross-industry findings from Denmark”, Total Quality Management, 11, pp. 8544-8553.
[19] Morteza Ramazani, Farnaz Vali Moghaddam Zanjani (2012), “Accounting Software Expectation Gap Based on Features of Accounting Information Systems (AISS)”, Journal of Emerging Trends in Computing and Information Sciences.
[20] Namita Malhotra and Shefali Pruthi (August 2012), “An Efficient software quality models for safety and resilience”, International Journal os Reccent Technology and Engineering (IJRTE), 781 (2), pp. 2277-3878.
[21] Sander Kekre, Mayuram S.Krishnan, Kannan Srinivasan (2008), “Drives of customer Satisfaction for software product: implication for design and service support”, Carnegie Mellon University, Pittsburgh, Pennsylvania, 121, pp. 14.
III. Trang web
[22] http://www.answers.com/topic/accounting-software
[23] http://www.businesssolutions.com.au/choosing_accounting.shtml [24] http://www.theacsi.org/about-acsi/the-science-of-customer-satisfaction [25] http://www.van-haaften.nl/customer-satisfaction/customer-satisfaction-
PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC 1 - PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU KHẢO SÁT
Thân chào các anh chị!
Tôi là Phan Thị Thái Tuyền, học viên cao học Đại học Đà Nẵng. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng phần mềm kế
toán Misa (MISA SME.NET), rất mong các anh/chị giành ít thời gian điền vào phiếu khảo sát này. Những thông tin hữu ích của anh/chị sẽ giúp đánh giá và nâng cao chất lượng PMKT Misa cũng như sự hài lòng của anh/chị.
Tôi xin đảm bảo mọi thông tin phiếu khảo sát chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu trên, không sử dụng cho mục đích khác.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị
Kính chúc anh/chị sức khỏe và thành công.
I. THÔNG TIN CHUNG
Anh/chị vui lòng cho biết các thông tin sau bằng cách đánh dấu (chỉ chọn phương án đúng nhất)
1. Đơn vị anh/chị đã dùng phần mềm kế toán này trong khoảng thời gian?
Dưới 1 năm Từ 1 – dưới 2 năm
Từ 2 – dưới 3 năm Trên 3 năm 2. Vị trí của Anh/chị trong đơn vị?
Kế toán viên
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
3. Doanh nghiệp anh/chị hoạt động ở lĩnh vực nào?
Sản xuất
Thương mại – dịch vụ
II. KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các phát biểu sau (bằng cách
đánh dấu
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Yếu tố 1 2 3 4 5 CHẤT LƯỢNG PMKT I.Thiết kế PMKT
1. PM được thiết kế mức độ tuân thủ đúng quy định của Bộ
tài chính và Chế độ kế toán cao.
2. PM được cài đặt đơn giản và vận hành dễ dàng. 3. Giao diện phần mềm sử dụng hình ảnh trực quan dễ hiểu,
dễ sử dụng.
4. Các biểu mẫu, báo cáo tài chính được trình bày khá đẹp
và đầy đủ các khoản mục cần thiết.
5. Tài liệu hướng dẫn dễ hiểu, dễ dàng áp dụng vào thực tế
công việc.
6. Người dùng tự thao tác dễ dàng khi có nghiệp vụ mới
phát sinh.
7. Cho phép người dùng dễ dàng nhập liệu online qua mạng. 8. PM được thiết kế phù hợp với nhiều DN.
II. Chức năng
1. Chức năng truy vấn ngược khi xem báo cáo (từ báo cáo tổng hợp có thể xem ngược lại các báo cáo chi tiết cho tới
từng chứng từ cụ thể) thực hiện nhanh chóng và chính xác. 2. Người dùng có thể khai thác các thông tin cần thiết (sắp xếp, lọc…) nhanh chóng và hiệu quả để lập báo cáo Kế toán quản trị.
3. PM cho biết các thông số, chỉ tiêu tài chính, so sánh giữa các kỳ, thuận lợi cho nhà quản lý phân tích tình hình KD.
4. PM có khả năng tự tạo mẫu, tự in, đặt in hóa đơn và khởi
tạo hóa đơn điện tử cho DN.
5. Khả năng cảnh báo, ngăn chặn quá trình nhập liệu tốt: sai
định dạng, số lượng xuất vượt tồn, tính có thực của các loại mã KH, HH, …
6. PM cho các kết quả báo cáo chính xác và hoàn chỉnh. 7. Khả năng phân quyền truy cập vào hệ thống PM tăng tính
bảo mật và an toàn dữ liệu.
8. Khả năng tự động lưu lại dấu vết sửa, xóa đối với từng bút
toán, từng nghiệp vụ (thời gian, nghiệp vụ, người thực hiện thao tác xóa, sửa) cho từng nghiệp vụ, từng bút toán một cách cụ thể và chính xác.
9. PM tự động nhắc các khoản nợ đi đến hạn và tính lãi quá hạn một cách hiệu quả.