Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và kết cấu hạ tầng thông tin yếu kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự thất bại thị trường, tức là trạng thái mà ở đó thị trường không đạt được sự phân phối các nguồn lực tối ưu. Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện vào năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là Greorge Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận được giải Nobel kinh tế với công trình nghiên cứu Phân tích các

th trường vi tình trng thông tin bt cân xng. [3]

Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch.

Hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra trong doanh nghiệp khi người quản lý doanh nghiệp nắm giữ nhiều thông tin về hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư, bao gồm các cổ đông và trái chủ. Doanh

29

nghiệp có mức độ thông tin bất cân xứng càng cao, thì các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lợi suất càng cao. Vì vậy, nhà đầu tư thường chú ý quan sát và phân tích các hành động của nhà quản lý, rồi từ đó suy luận ra các thông tin về tình hình hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cũng biết điều này, vì vậy, họ ưu tiên chọn những phương án tài trợ vốn nào mà ít khả năng tiết lộ thông tin nhất.

Với giả thuyết là các bên tham gia giao dịch, người bán và người mua có lượng thông tin không cân xứng nhau. Một bên, người bán thường có lợi thế về thông tin hơn, còn bên kia, người mua thường khó mà tiếp cận với những thông tin này. Từ đó, các nhà kinh tế sẽ xem xét tác động của sự mất cân bằng thông tin tới sự lựa chọn của khách hàng và quyết định đầu tư của doanh nghiệp và đã rút ra kết luận, thông tin bất cân xứng sẽ gây bất lợi cho cả người mua và người bán, dẫn đến sự thất bại của thị trường.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đưa ra ba bài toán quan trọng, trong đó: Lựa chọn ngược (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral harzard) là hệ quả của hiện tượng thông tin bất cân xứng còn phát tín hiệu (signaling) là biện pháp để hạn chế tình trạng này.

- La chn ngược là vấn đề do thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi tiến hành giao dịch, khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một

đặc điểm nào đó mà bên kia không thể quan sát được, nên không thể quyết

định chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế về thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp méo thông tin theo hướng có lợi cho mình. Vì vậy, bên thiếu thông tin cần hiểu được bất lợi này để tìm các biện pháp buộc bên có thông tin phải bộc lộ những đặc điểm hay cung cấp những thông tin cần biết.

- Ri ro đạo đức, hay tâm lý ỷ lại, là vấn đề thông tin bất cân xứng xảy

ra sau giao dịch, trong đó, một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hành động của bên kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông

30

tin hơn có thể che đậy hành động của mình nên họ có xu hướng hành động đi ngược lại với lợi ích của bên kia và theo hướng có lợi cho mình.

Để hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng chỉ ra được cơ chế phát tín hiu, theo đó, bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng thông tin trên thị trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)