7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
a. Kiểm định giả thuyết về
Kiểm định giả thuyết về được hiểu là kiểm định xem biến độc lập có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không. Nói cách khác là hệ số hồi
57
quy có ý nghĩa thống kê hay không. Giả thuyết: H0 : j = 0 H1 : j 0 Tính = đặt bằng t* So sánh và : chấp nhận H0 bác bỏ H0
Có thể sử dụng giá trị p_value trong Eviews. Nếu p_value tính được nhỏ hơn mức ý nghĩa ( ) thì bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại.
b. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Trong mô hình hồi quy bội, một mô hình được cho là không có sức mạnh giải thích khi toàn bộ các hệ số hồi quy riêng phần đều bằng không. Giả thuyết:
H0 : = = … = = 0
H1 : Có ít nhất một trong những giá trị không bằng không Trị thống kê kiểm định đối với giả thiết này là:
= =
Từ số liệu trong bảng phân phối Fisher, trị số F tương ứng với bậc tự do
k – 1 cho tử số và n – k cho mẫu số, và với mức ý nghĩa cho trước , ta có
.
So sánh và : chấp nhận H0 bác bỏ H0
Có thể sử dụng giá trị p_value trong Eviews. Nếu p_value tính được nhỏ hơn mức ý nghĩa ( ) thì bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại.
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết tài chính, lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn và tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, tấm chắn thuế phi nợ.
Trong chương này, tác giả đi vào phân tích đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu, xây dựng công thức tính các biến độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu thu thập của 47 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong 5 năm (2009 - 2013), được thiết kế dưới dạng dữ liệu bảng (panel data) nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu ứng dụng kinh tế lượng: Mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhằm đưa ra những kết luận sát thực.
Trình bày các kiểm định riêng phần (kiểm định t), kiểm định độ phù hợp của mô hình (kiểm định F) để là căn cứ chỉ ra ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, còn cho thấy mô hình mà tác giả đã xây dựng có phù hợp với dữ liệu đã thu thập được hay không.
59
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG Ở VIỆT NAM 3.1. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống bao gồm các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nông sản, sữa, thủy sản, gia súc, gia cầm,… Đặc điểm các sản phẩm của ngành là có thời gian sử dụng tương đối ngắn, có thể vài ngày (các sản phẩm bánh, kẹo, sữa…), vài tháng (các sản phẩm đồ hộp…). Ngoài ra, sản phẩm của ngành còn chịu ảnh hưởng theo mùa như: bánh trung thu được sản xuất và tiêu thụ vào dịp tết trung thu, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống có gas và không có gas,… sản xuất và tiêu thụ vào các dịp lễ, tết Nguyên đán,…
Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống là ngành tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người nên đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển.
Dưới đây là phân tích ma trận SWOT (Strengths - điểm mạnh; Weaknesses - điểm yếu; Opportunities - cơ hội; Threats - thách thức) của ngành nhằm làm rõ vị thế ngành, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn của ngành thực phẩm, đồ uống để ta có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành, đó sẽ là cơ sở để đưa ra những đánh giá kết quả phân tích và rút ra hàm ý ở chương này và chương sau. [40]
- Điểm mạnh
+ Với Việt Nam, ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống là ngành có nhiều tiềm năng. Bởi Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, do đó, có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng tạo sự ổn định về nguồn cung ứng nguyên
60
liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong nước, đây là một thế mạnh quan trọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay.
+ Đất nước đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân không
ngừng tăng lên làm thay đổi lối sống của cư dân tại các thành phố trung tâm, nhu cầu về tiêu thụ nhiều đồ ăn nhẹ, thực phẩm tiện dụng và đắt tiền theo đó cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp, quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp thực phẩm khiến thị trường này có sức sống mãnh liệt.
+ Ngành sản xuất thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (15% GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, đại diện là một số doanh nghiệp như Unilever, Nestlé và San Miguel.
+ Đồ uống có cồn hiện được tiêu thụ rộng rãi và trở nên phổ biến trong
những năm gần đây.
- Điểm yếu
+ Còn thiếu sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Hạn chế này chủ yếu do sự thiếu hụt về tài chính, dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp mất sức cạnh tranh trên thương trường.
+ Sự liên kết lỏng lẻo từ khâu sản xuất, thu gom đến phát triển vùng nguyên liệu, chế biến; kiểm soát an toàn thực phẩm còn bất cập, đầu tư còn hạn chế; sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; đầu vào có chất lượng không cao, thiếu ổn
định... Do đó, ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống phát triển còn chưa tương
xứng với tiềm năng.
+ Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống nói chung vẫn còn chưa mở cửa kinh tế, ngoại trừ một số lĩnh vực chính như bơ và bánh kẹo. Việc áp dụng
61
công nghệ mới để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới còn chưa được chú trọng.
+ Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.
+ Kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn chưa đồng bộ. Trục đường bộ,
đường sắt và hải cảng không đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất
nước cũng như liên kết với thế giới bên ngoài.
- Cơ hội
+ Trong báo cáo về ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam, trang thông tin điện tử Nghiên cứu - Thị Trường (Research and Markets) nhận định Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có sức thu hút nhất đối với các nhà đầu tư vào ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống và rau quả vì Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên.
+ Ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam đang có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng - đầu ra của nông nghiệp, lĩnh vực có nhiều lợi thế cạnh tranh và hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển. Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia vào ngành thực phẩm, đồ uống đang dẫn đầu trong ngành sản xuất chế biến tại Việt Nam.
+ Việt Nam là thị trường năng động với dân số khoảng 90 triệu người, đa phần đang trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng (CAGR) giai đoạn 2011 - 2020 đạt 8%, được dự báo sẽ đạt mức tiêu thụ cao nhất ASEAN (nguồn: Global Insights, Bain Analysis). Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng của trên 90 triệu dân Việt Nam và một cộng đồng ASEAN đang
được hình thành với khẩu vị khá gần gũi. Trong đó, Tổ chức giám sát kinh
doanh quốc tế (BMI) ước tính, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng kép của tiêu thụ thực phẩm giai đoạn 2012 - 2017 là
62
9,43%. Tốc độ tăng trưởng kép doanh thu thực phẩm đóng hộp là 5,17%, bánh kẹo là 4,65%. Đối với đồ uống, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu cà phê là 8,47%, đồ uống có gas 6,96%. Đồng thời, với mức tiêu thụ thực phẩm tính bình quân đầu người tăng 4,3%/năm (tương đương 316 USD/năm), BMI dự báo Việt Nam vẫn tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như nước ngoài có kế hoạch đầu tư chiến lược vào lĩnh vực này.
+ Gia nhập WTO (1/2007) sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại.
+ Thị trường trong nước rộng lớn, cơ hội xuất khẩu tăng, chi phí lao động thấp cùng với sự thành công trong tư nhân hóa các công ty thực phẩm đã đem đến nhiều cơ hội đầu tư hơn tại Việt Nam.
+ Ngành du lịch đang phát triển mạnh, làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng hóa đóng gói tiện lợi nói chung, bao gồm cả đồ uống có cồn, bánh kẹo, nước ngọt.
- Thách thức
+ Việc Việt Nam là thành viên của WTO cùng với sức tăng trưởng mạnh mẽ của ngành đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia
đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, đồ uống tại thị trường Việt Nam. Chỉ tính
riêng ngành đồ uống, hiện cả nước có khoảng 134 doanh nghiệp sản xuất và đáng chú ý là nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực này đến từ Hoa Kỳ và các quốc gia ở châu Âu cũng đã có mặt tại Việt Nam. Việc có quá nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước nhảy vào lĩnh vực thực phẩm, đồ uống sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.
+ Trong thời gian gần đây, niềm tin của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm đang bị lung lay. Chính vì thế, việc phát triển thị trường thực phẩm
63
an toàn, bổ dưỡng là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm, đồ uống.
+ Việc tăng chi phí hàng hoá nông nghiệp có thể sẽ là một rủi ro về lợi nhuận đối với các nhà sản xuất thực phẩm, vì trong thị trường cạnh tranh này sản phẩm nào có giá quá cao cũng khó được người tiêu dùng chấp nhận.
Với những đặc thù trên của ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, cho nên cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ có những đặc điểm khác với những ngành nghề khác.