HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 92)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Đối vi doanh nghip

- V tc độ tăng trưởng

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng trưởng mạnh thì tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng và ngược lại. Việc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống đầu tư cho sự tăng

85

trưởng bằng nợ ngắn hạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong ngành và điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví như, khi có những dự án tốt, có NPV dương mà doanh nghiệp chỉ dùng nợ ngắn hạn để tài trợ thì nguy cơ mất khả năng thanh toán và mất cân bằng tài chính cao, bởi tính đắt đỏ và thời hạn thanh toán ngắn của loại nợ này. Ngoài ra, một số quan điểm tài chính cho rằng, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì đi đôi với rủi ro phá sản cao, do vậy họ nên có tỷ lệ nợ thấp. Vì vấn đề bất cân xứng về thông tin phát sinh đi đôi với sự tăng trưởng mạnh, nếu doanh nghiệp tăng sử dụng nợ thì bên cho vay sẽ yêu cầu một tỷ suất lợi nhuận cao hơn, vậy nên các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng thì có chi phí sử dụng nợ đắt hơn khi sử dụng nợ để tài trợ cho sự tăng trưởng đó. Giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp trong ngành nên vận dụng những lập luận của Lý thuyết trật tự phân hạng về việc mở rộng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại, đồng thời thay thế nợ ngắn hạn bằng cách tăng cường phát hành cổ phiếu, sẽ giải quyết được tính bất cân xứng thông tin. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp có được số lượng vốn đủ lớn để thực hiện những dự án có NPV dương, vừa đảm bảo nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn so với nợ ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

- V quy mô ca doanh nghip

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra, quy mô của doanh nghiệp tác động thuận

đến tỷ lệ nợ ngắn hạn, tác động nghịch đến tỷ lệ nợ dài hạn, nghĩa là, các

doanh nghiệp lớn, sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn và sử dụng nợ dài hạn ít hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống đã không tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, bởi những doanh nghiệp lớn thì có chi phí phá sản thấp hơn so với những doanh nghiệp nhỏ. Do đó, để mở rộng sản xuất, tăng kênh phân phối và đầu tư dài hạn thì các doanh nghiệp lớn nên

86

sử dụng nợ dài hạn và phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tận dụng được lợi thế từ quy mô lớn, thay vì sử dụng nhiều nợ ngắn hạn, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có cấu trúc tài chính bền vững, đáp ứng nhu cầu đầu tư mạnh mẽ của ngành trong giai đoạn hiện nay. Bởi, hạn chế của khoản vay ngắn hạn là nếu vay nhiều thì áp lực thanh toán rất cao, chi phí lãi vay cao. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp cứ luẩn quẩn vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động,… mà không tính đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp lý hóa quá trình sản xuất, mở rộng kênh phân phối thì sớm muộn doanh nghiệp sẽ tụt lại phía sau, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới. Với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống, áp lực về việc đổi mới sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn bao giờ hết, bởi nhiều nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Đan Mạch, Nhật Bản… đã nhìn thấy được cơ hội đầu tư vào ngành sản xuất thực phẩm tại thị trường Việt Nam.

- V kh năng sinh li

Khả năng sinh lời tác động nghịch đến tỷ lệ nợ ngắn hạn và tác động thuận đến tỷ lệ nợ dài hạn. Theo đó, khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có khả năng sinh lời cao thì sử dụng ít nợ ngắn hạn và sử dụng nhiều nợ dài hạn. Kết quả này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có một chính sách huy động vốn khá tốt, khi các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao, họ sử dụng nợ ngắn hạn ít hơn vì họ đã có dòng tiền

mặt ổn định sinh ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Nhưng không phải vì

thế mà họ không vay mượn, họ xem xét vay dài hạn đối với những dự án dài hạn, có NPV dương, vì có hiệu quả từ hoạt động kinh doanh cao nên được các bên cho vay đánh giá tương đối tốt. Chính điều này, đã làm tăng thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành, vì họ vừa giải quyết được vấn đề chi

87

phí đại diện giữa nhà quản lý và các cổ đông, vừa tận dụng được tấm chắn

thuế từ nợ vay và nợ dài hạn cũng tiết kiệm hơn so với nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số RE bình quân theo như thống kê mô tả là xấp xỉ 13%, thấp hơn so với lãi suất cho vay bình quân liên ngân hàng giai đoạn 2009 - 2013 là 14.93% cho thấy, một điều đáng quan ngại về việc vay nợ của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp càng vay nợ, sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên vì hệ số tự tài trợ giảm. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm vay nợ sẽ góp phần cải thiện hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

- V t l tài sn cốđịnh hu hình

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống có sự cân bằng tài chính. Biểu hiện, những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao, sử dụng nhiều nợ dài hạn và ít nợ ngắn hạn, mặc dù, mức nợ dài hạn của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp (trung bình 5%) nhưng cũng cho thấy được chính sách tài trợ phù hợp, đảm bảo nguồn tài trợ sử dụng đúng mục đích. Do đó, trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống nên tiếp tục phát huy chính sách tài trợ như thế này để giảm thiểu rủi ro tài chính trong bối cảnh thị trường vốn trong nước đang còn nhiều khó khăn.

- V tm chn thuế phi n

Tấm chắn thuế phi nợ tác động nghịch đến tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ nợ. Kết quả này cho thấy, khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng tấm chắn thuế phi nợ thì giảm sử dụng nợ dài hạn. Tương ứng với từng thời kỳ thích hợp, việc sử dụng tấm chắn thuế phi nợ thay cho tấm chắn thuế từ nợ sẽ làm giảm số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thời điểm thích hợp để vận dụng tấm chắn thuế phi nợ, có lẽ tốt hơn là tập trung chủ yếu vào giai

88

các nghĩa vụ tiền lãi phải trả đối với ngân hàng và đã hưởng đầy đủ lợi ích tấm chắn thuế từ nợ thì lợi nhuận của giai đoạn cuối của dự án sẽ lớn lên và việc sử dụng tấm chắn thuế phi nợ sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản tiền thuế. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải lên kế hoạch trước khi bắt tay vào dự án, vì phương pháp khấu hao áp dụng đối với các tài sản phải vừa vặn với từng giai đoạn của dự án. Th hai, trong giai đoạn đầu và giữa của dự án nếu doanh nghiệp có tấm chắn thuế từ khấu hao cao, sẽ làm giảm lợi nhuận để chia cổ tức cho các nhà đầu tư, vì lợi nhuận trong giai đoạn này thường không nhiều mà doanh nghiệp còn phải dùng để trả chi phí lãi vay, nếu thêm một phần là chi phí khấu hao hoặc ưu đãi đầu tư nữa thì có lẽ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.

Như vậy, những hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp nhận diện, để mỗi doanh nghiệp ứng với tình hình tài chính của mình, nhằm có chính sách điều chỉnh phù hợp để có một cấu trúc tài chính ít rủi ro và cân bằng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt và hiệu quả.

4.2.2. Đối vi nhà đầu tư

- V tc độ tăng trưởng

Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có tốc độ tăng trưởng tăng cao, có xu hướng tăng sử dụng nợ ngắn hạn. Sự tăng lên về tài sản của các doanh nghiệp, kéo theo nợ ngắn hạn tăng, nếu doanh nghiệp không kiểm soát mức tăng trưởng của mình thì, tài sản tăng lên không làm cho lợi nhuận tăng lên mà do mức nợ ngắn hạn tăng lên, điều này chứa ẩn rủi ro cao. Bởi, những tài sản tăng lên qua các năm được tài trợ bằng một khoản nợ ngắn hạn, có áp lực thanh toán và chi phí cao, nếu các doanh nghiệp “thả nổi” sự tăng trưởng với đà như vậy thì khả năng nợ ngắn hạn sẽ vượt ngưỡng thanh toán cho phép của các doanh nghiệp và khi đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

89

kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu sự tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống được tài trợ từ nợ ngắn hạn thì, nhà đầu tư cũng cần xem xét về tính hiệu quả của việc sử dụng khoản nợ. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải chú ý đối với sự tác động này.

- V quy mô doanh nghip

Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có quy mô lớn thì có xu hướng tăng sử dụng nợ ngắn hạn và giảm nợ dài hạn. Kết quả này có thể giải thích như sau: Quy mô của doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu, khi doanh thu tăng cao làm cho nợ ngắn hạn tăng và nợ dài hạn giảm và vốn cổ phần không đổi do hai nguyên nhân: Th nht, doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng, nên kích thích doanh thu tăng cao, đồng thời kéo theo nợ phải thu cũng tăng lên và số tiền thu về thấp hơn so với lượng tiền chi ra để mua nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động, quảng cáo,… Do đó, họ phải vay ngắn hạn để trang trải cho những hoạt động thường xuyên này. Th hai, một phần số tiền thu được từ việc bán hàng họ trả nợ dài hạn định kỳ, vì vậy làm nợ dài hạn giảm. Đối với trường hợp này cho thấy, nguy cơ từ chính sách tín dụng dành cho khách hàng của các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ (giả sử mục tiêu của doanh nghiệp đang muốn mở rộng thị phần nên họ dùng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng) mà cứ theo đuổi mục tiêu này lâu dài, nguy cơ doanh nghiệp đối mặt với các khoản nợ xấu từ khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc và nhận diện mục tiêu, viễn cảnh mà các doanh nghiệp đặt ra trong khoảng thời gian này để có quyết định đầu tư đúng đắn.

- V kh năng sinh li

90

dụng nợ ngắn hạn và tăng sử dụng nợ dài hạn. Chỉ tiêu RE tăng cho thấy, hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận và doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn, lúc này, các doanh nghiệp trong ngành vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng là dùng lợi nhuận để trả nợ ngắn hạn, phục vụ cho hoạt động thường xuyên, nên nợ ngắn hạn giảm. Khi nguồn lợi nhuận này không còn, họ có xu hướng vay dài hạn để đầu tư dài hạn theo đúng như trật tự phân hạng, làm cho nợ dài hạn tăng. Việc tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro tài chính và giảm chi phí phá sản và chi phí đại diện. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu khả năng sinh lời RE tăng lên không lớn hơn lãi suất vay dài hạn của doanh nghiệp, cho thấy sự yếu kém trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp, làm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên. Chính vì vậy, kết quả rút ra từ nghiên cứu cho thấy, xu hướng tài trợ của doanh nghiệp là phù hợp, nhưng nhà đầu tư cần xem xét từng giai đoạn thị trường để so sánh mức lãi suất vay dài hạn của doanh nghiệp với chỉ tiêu RE, từ đó đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

- V t l tài sn cốđịnh hu hình

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tăng cao có xu hướng giảm sử dụng nợ ngắn hạn và tăng sử dụng nợ dài hạn. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tăng lên cho thấy, các doanh nghiệp đang chú trọng vào đầu tư dài hạn như: tăng cường kho bãi tại một số khu vực, xây dựng thêm nhà xưởng, mở rộng kênh phân phối,… Đặc biệt, các động sản còn là phương tiện để tăng khả năng vay dài hạn, vì loại tài sản này làm giảm vấn đề thông tin bất cân xứng giữa cổ

đông và người cho vay, nên nó được dùng làm tài sản đảm bảo khi vay dài

hạn. Những doanh nghiệp trong ngành đã có chính sách tài trợ hợp lý, đảm bảo cấu trúc tài chính cân bằng. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản cố định tăng cao kéo

91

theo tỷ lệ nợ dài hạn cũng tăng cao cho thấy sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào bên cho vay. Bởi, những tài sản đem đi cầm cố thế chấp thì sẽ có những bất lợi không nhỏ khi doanh nghiệp sử dụng tài sản này, vì sẽ được bên cho vay kiểm soát về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Ngoài ra, nếu số tiền doanh nghiệp muốn vay thấp hơn nhiều so với tài sản thế chấp thì doanh nghiệp sẽ không khai thác tối đa được giá trị của tài sản. Như vậy, từ những lập luận trên các nhà đầu tư có thể xem xét để củng cố quyết định đầu tư hay không vào các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống.

- V tm chn thuế phi n

Tấm chắn thuế phi nợ tăng làm giảm việc sử dụng nợ dài hạn, nghĩa là khi chi phí khấu hao tăng thì nợ dài hạn giảm. Kết quả này cho thấy, có một tấm chắn thuế từ khấu hao thay thế việc sử dụng các khoản nợ dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống. Tuy nhiên, nếu cứ chú ý vào số tiền thuế phải nộp mà doanh nghiệp từ bỏ nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng thì cũng không phải là hoàn toàn tốt. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệp quá đề cao lợi ích về thuế mà doanh nghiệp quyết định giảm vay dài hạn, thì sẽ làm cho vấn đề đại diện trở nên nặng nề hơn, do không giải quyết được xung đột về lợi ích của người giám đốc và các cổ đông của doanh nghiệp. Ngoài ra, để có một nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản thì các doanh nghiệp phải huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, hình thức huy động này sẽ làm giảm sự kiểm soát của doanh nghiệp, có chi phí cao hơn so với vay dài hạn và không tránh được những phản ứng của thị trường chứng khoán. Xét về tổng thể, nếu các doanh nghiệp có khấu hao tăng lên xuất phát từ tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tăng, mà loại tài sản này tăng lên được tài trợ từ phát hành cổ phiếu, việc dùng nguồn vốn huy động được trên thị trường chứng khoán này để trả nợ dài hạn thì cũng cho thấy sự tự chủ của các doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)