KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 77)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4.1. Kết qu nghiên cu các nhân tố ảnh hưởng đến t l n ca các doanh nghip sn xut thc phm và đồ ung

Bng 3.3: Kết qu hi quy gia t l n và các biến độc lp bng 2 phương pháp hi quy FEM và REM

T l nFEM REM

Biến độc lp Coefficient Prob. Coefficient Prob. C -0.487872 0.0197 -0.487872 0.2308

Tc độ tăng trưởng 0.045047 0.0078 0.038803 0.0178

Quy mô doanh nghip 0.147797 0.0000 0.099579 0.0003

Kh năng sinh li -0.459495 0.0000 -0.486172 0.0000 Ri ro kinh doanh -0.010191 0.4738 -0.013528 0.3347 T l tài sn cốđịnh 0.065347 0.2877 0.049465 0.4012 Tm chn thuế phi nợ -0.066312 0.0103 -0.070057 0.0049 R2 0.916172 0.253639 Prob(F_statistic) 0.000000 0.000000

Hausman test (p-value) 0.0010

Ngun: Tng hp t Eviews 8.0

Dựa vào thông tin của bảng 3.3, tác giả đưa ra kết luận, phương pháp FEM là phương pháp phù hợp để ước lượng cho mô hình tỷ lệ nợ, vì kiểm định Hausman cho kết quả p_value là 0.0010 < (0.05). Do đó, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, FEM là phương pháp ước lượng phù hợp. Ngoài ra, giá trị p_value của trị thống kê F bằng 0.000000 < (0.05) của mô hình FEM, nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, có nghĩa là mô hình tỷ lệ nợ phù hợp với mức ý nghĩa 1%.

- Tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ thuận với tỷ lệ nợ, có ý nghĩa thống

70

nhiều hơn trong nguồn tài trợ của mình, chấp nhận giả thuyết H1. Kết quả này

đúng như dự đoán từ lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi và các

nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Huang và Song (2001); Pandey (2001); Biger và cộng sự (2008), Dzung và cộng sự (2012); Như (2013); Huy (2013). Như những gì mà lý thuyết đánh đổi đã nêu ra, các doanh nghiệp trong ngành sử dụng nợ để duy trì một cấu trúc vốn mục tiêu đảm bảo cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, mối quan hệ thuận này cũng cho thấy trong giai đoạn tăng trưởng của ngành như hiện nay, lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống là không đủ để trang trải cho sự tăng trưởng mạnh mẽ, họ phải sử dụng nợ để bổ sung vào nguồn tài trợ giống như lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả của mối quan hệ này tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu nhất định về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống, vì kết quả cho thấy, các doanh nghiệp càng tăng trưởng thì càng sử dụng nhiều nợ, điều này tiềm ẩn những rủi ro do sự tăng trưởng này liệu có đi đôi với hiệu quả kinh doanh hay không và cụ thể, loại nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn được dùng để tài trợ cho sự tăng trưởng này.

- Quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ, nghĩa là, những doanh nghiệp có quy mô lớn thì có tỷ lệ nợ cao hơn, cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, quy mô doanh nghiệp (doanh thu thuần) tăng 100% thì tỷ lệ nợ tăng 14.7%. Các doanh nghiệp có quy mô lớn có chi phí đại diện của việc ủy quyền giám sát cho ngân hàng, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các doanh nghiệp khác nên họ sử dụng nợ vay ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có ít vấn đề thông tin bất cân xứng, vì vậy họ vay nợ hay gia hạn nợ tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có chi phí sử dụng nợ và phát hành vốn chủ sở hữu cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, kết

71

quả này ủng hộ giả thuyết H2. Điều này cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống chịu chi phí phá sản trên tổng giá trị doanh nghiệp thấp, do đó, họ tận dụng lợi thế của mình để sử dụng nguồn tài trợ từ nợ và hưởng được những lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ vay. - Khả năng sinh lời có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ ở mức ý nghĩa 1% và là nhân tố tác động mạnh nhất trong các nhân tố dự đoán có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống. Cụ thể, các nhân tố khác không đổi, khi RE tăng 1 làm tỷ lệ nợ giảm 0.46. Kết quả này phù hợp với dự đoán của giả thuyết H3, tức là các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì sử dụng ít nợ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình, sau đó mới đến nguồn tài trợ từ bên ngoài như là nợ. - Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ, tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê, nên ta bác bỏ giả thuyết H4. Mối quan hệ này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có sự biến động về lợi nhuận cao thì sử dụng nợ ít hơn, mối quan hệ này phù hợp với lý thuyết đánh đổi, lý thuyết đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng đưa ra. Mặc dù, không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng kết quả này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có sự biến động mạnh về lợi nhuận thì cố gắng tiết kiệm và tích lũy vốn trong những năm có lợi nhuận để sử dụng khi lợi nhuận giảm sút, bởi sự biến động về lợi nhuận, tiềm ẩn những rủi ro phá sản, vì vậy họ sẽ giảm thiểu vay nợ để kìm hãm rủi ro phá sản. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thường xem xét mức độ ổn định của lợi nhuận để quyết định cho vay, họ cho rằng, nếu lợi nhuận không

ổn định thì các khoản thu nhập hàng kỳ của họ sẽ không được đảm bảo và

72

- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ, có thể giải thích kết quả này là do các doanh nghiệp mà có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản cao thì đã tìm thấy một nguồn tài trợ ổn định, có thể là từ bên trong doanh nghiệp, nên họ sử dụng ít nợ. Mặc dù, mối quan hệ này không có ý nghĩa về mặt thống kê, ta mong chờ kết quả sẽ khác đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn. Vì vậy, ta bác bỏ giả thuyết H5.

-Tấm chắn thuế phi nợ tác động nghịch đến tỷ lệ nợ ở mức ý nghĩa 5%, phù hợp với giả thuyết H6, khi cho rằng, các doanh nghiệp có tấm chắn thuế phi nợ lớn thì có ít nợ hơn trong cấu trúc tài chính. Kết quả này ủng hộ quan điểm là có sự tồn tại của tấm chắn thuế phi nợ như khấu hao làm giảm tầm quan trọng về lợi thế tài chính của các khoản nợ và do đó, làm giảm sự cần thiết phải tăng nợ khi cân nhắc về thuế.

Chỉ số R2 là 91,62% cho thấy, độ phù hợp của mô hình là rất cao, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ theo phương pháp FEM là phù hợp để đưa ra những giải thích về quyết định tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, dựa vào phụ lục 5.1 - biểu diễn tác động cố định thực (gốc) (Net fixed effects) của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, các doanh nghiệp trong ngành từ đó sẽ rút ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp mình.

73

3.4.2. Kết qu nghiên cu các nhân tố ảnh hưởng đến t l n ngn hn ca các doanh nghip sn xut thc phm và đồ ung

Bng 3.4. Kết qu hi quy gia t l n ngn hn và các biến độc lp theo 2 phương pháp FEM và REM

T l n ngn hn FEM REM

Biến độc lp Coefficient Prob. Coefficient Prob. C -0.794085 0.0005 -0.298565 0.0917 Tốc độ tăng trưởng 0.041193 0.0240 0.025703 0.1422 Quy mô doanh nghiệp 0.212461 0.0000 0.129916 0.0000 Khả năng sinh lời -0.470254 0.0000 -0.502833 0.0000 Rủi ro kinh doanh -0.014511 0.3455 -0.017279 0.2525 Tỷ lệ tài sản cố định -0.135062 0.0428 -0.171664 0.0068 Tấm chắn thuế phi nợ -0.020163 0.4667 -0.024282 0.3578

R2 0.900753 0.256199

Prob(F_statistic) 0.000000 0.000000 Hausman test (p-value) 0.0004

Ngun: Tng hp t Eviews 8.0

Bảng 3.4 cho ta kết quả kiểm định Hausman với giá trị p_value là 0.0004 < 0.05. Do đó ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, đưa ra kết luận, phương pháp hồi quy theo FEM là phương pháp ước lượng phù hợp để

xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ ngắn hạn. Ngoài ra, giá trị

p_value của trị thống kê F bằng 0.000000 < (0.05) của mô hình FEM, nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, có nghĩa là mô hình tỷ lệ nợ ngắn hạn phù hợp với mức ý nghĩa 1%.

- Tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Pandey (2001), Như (2013), Huy

74

(2013), chấp nhận giả thuyết H1a. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống có tốc độ tăng trưởng cao thì sử dụng nợ ngắn hạn nhiều. Sự tăng lên trong tổng tài sản qua các năm, trong đó có tài sản ngắn hạn cũng tăng qua các năm, vì vậy mà nợ ngắn hạn cũng sẽ tăng để tài trợ cho sự tăng trưởng này. Như những lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp tăng trưởng cao thì có vấn đề thông tin bất cân xứng cũng cao, kết quả là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao sẽ có xu hướng sử dụng nguồn tài trợ mà ít phải công bố thông tin, và nợ ngắn hạn là một lựa chọn thích đáng.

- Quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức ý nghĩa 1%, cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, quy mô doanh nghiệp tăng 100% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng 21.25%, chấp nhận giả thuyết H2a. Điều này cho thấy, những công ty lớn trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn, phù hợp với dự đoán của lý thuyết đánh đổi. Nhân tố quy mô được đo lường bằng doanh thu bán hàng, nên doanh nghiệp có doanh thu bán hàng càng cao, tương đương với tỷ lệ khoản phải thu khách hàng cũng tăng lên, để có một nguồn tài trợ nhằm sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu liên tục mạnh mẽ của thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, mua nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên phục vụ sản xuất. Mối quan hệ thuận này cũng được tìm thấy bởi các nghiên cứu của Pandey (2001), Nguyên (2006), Dzung và cộng sự (2012), Như (2013), Huy (2013).

- Khả năng sinh lời tác động nghịch đến tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức ý nghĩa 1%, cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, RE tăng 1 thì tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm 0.47, ta chấp nhận giả thuyết H3a. Kết quả này có nghĩa, những doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống có khả năng sinh lời càng cao thì có tỷ lệ nợ ngắn hạn càng thấp. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ngành

75

sản xuất thực phẩm, đồ uống có lợi nhuận cao trong kỳ thì không có nhu cầu vay nợ ngắn hạn, vì phần lợi nhuận giữ lại được tạo ra trong kỳ đủ để trả lương và mua nguyên vật liệu.

- Rủi ro kinh doanh tác động nghịch đến tỷ lệ nợ ngắn hạn, điều này có nghĩa, các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao thì hạn chế vay nợ ngắn hạn để giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Thêm vào đó, đối với những doanh nghiệp có sự biến động lợi nhuận cao trong ngắn hạn, có khả năng không hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, vì lợi nhuận có thể giảm dưới mức dùng để trả nợ. Do đó, họ gặp khó khăn khi vay ngắn hạn. Tuy nhiên, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê, suy ra, ta bác bỏ giả thuyết H4a.

- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tác động nghịch đến tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức ý nghĩa 5%, cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tăng 100% sẽ làm cho tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm 13.5%. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H5a. Kết quả này phù hợp với những lý luận của lý thuyết trật tự phân hạng và giống với những phát hiện của tác giả Huang và Song (2001) ở các doanh nghiệp Trung Quốc và tác giả Pandey (2001) nghiên cứu với các doanh nghiệp Malaysia. Lý giải mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ tài sản cố định hữu hình và tỷ lệ nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống như sau: Tài sản của doanh nghiệp gồm 2 thành phần đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán thì tài sản dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn như nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu, còn tài sản ngắn hạn được tài trợ từ các khoản nợ ngắn hạn, mà khi tỷ lệ tài sản dài hạn cao thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn sẽ thấp, do đó mà tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng thấp.

- Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn, có nghĩa là tấm chắn thuế phi nợ tăng thì tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm. Chiều hướng tác động của tấm chắn thuế phi nợ lên tỷ lệ nợ ngắn hạn giống với những lập

76

luận của DeAngelo và Masulis (1980) và lý thuyết đánh đổi, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê, do đó, ta bác bỏ giả thuyết H6a.

Mô hình này có R2 90,1%, chứng tỏ các biến mà tác giả lựa chọn để giải thích các quyết định tài trợ ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống tương đối tốt. Ngoài ra, dựa vào phụ lục 5.2 – biểu diễn

tác động cố định thực (gốc) (Net fixed effect) của các doanh nghiệp trong

ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, các doanh nghiệp trong ngành từ đó sẽ rút ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mình.

3.4.3. Kết qu nghiên cu các nhân tố ảnh hưởng đến t l n dài hn ca các doanh nghip sn xut thc phm và đồ ung hn ca các doanh nghip sn xut thc phm và đồ ung

Bng 3.5: Kết qu hi quy ca biến t l n dài hn và các biến độc lp theo 2 phương pháp FEM và REM

T l n dài hn FEM REM

Biến độc lp Coefficient Prob. Coefficient Prob. C 0.070662 0.9748 -1.615446 0.1310

Tc độ tăng trưởng 0.059037 0.7437 0.227570 0.1597

Quy mô doanh nghip -0.619849 0.0834 -0.327414 0.0477

Kh năng sinh li 0.817284 0.2822 1.215225 0.0451 Ri ro kinh doanh -0.197959 0.1970 -0.213895 0.1267 T l tài sn cốđịnh 1.237496 0.0623 2.008106 0.0002 Tm chn thuế phi nợ -0.710395 0.0107 -0.475557 0.0326 R2 0.579129 0.093553 Prob(F_statictis) 0.000000 0.000946

Hausman test (p-value) 0.2588

77

Bảng 3.5 cho thấy, kết quả kiểm định Hausman giữa hai mô hình FEM và REM, có p_value là 0.3142 > 0.05 ( , ta bác bỏ đối thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0, tức phương pháp REM là phương pháp ước lượng phù hợp. Ngoài ra, giá trị p_value của trị thống kê F bằng 0.000946 < (0.05) của mô hình REM, nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, nghĩa là mô hình tỷ lệ nợ dài hạn phù hợp với mức ý nghĩa 1%.

- Tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ dài hạn, tức là, các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)