7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.5. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình
Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình thể hiện sự ảnh hưởng của giá trị thế chấp của tài sản lên mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Jensen và Meckling (1976) chỉ ra rằng, tồn tại chi phí đại diện giữa chủ nợ và các cổ đông hiện hữu, bởi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án rủi ro hơn sau khi vay nợ và do đó, có thể chuyển lợi nhuận từ chủ nợ sang cổ
đông. Các chủ nợ không biết những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp đó,
nên họ phải giữ tài sản chế chấp như là vật làm tin. Thêm vào đó, giá trị tài sản cố định hữu hình cao sẽ làm giảm chi phí phá sản, vì khi thanh lý doanh nghiệp, những tài sản cố định hữu hình ít bị mất giá so với giá trị sổ sách hơn những tài sản cố định vô hình, vì vậy, chi phí phá sản giảm xuống thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Do đó, dự đoán giữa tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ thuận.
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, các công ty có giá trị tài sản thế chấp ít thì có nhiều khả năng đối diện với vấn đề thông tin bất cân xứng và họ có nhiều khả năng sử dụng nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, các công ty mà có tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản thấp thì họ sẽ khó tiếp cận với các khoản nợ dài hạn, vì vậy họ sẽ chuyển sang sử dụng nợ ngắn hạn. Do đó, dự đoán giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ nghịch.
Kết quả nghiên cứu của Pandey (2001) chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa giá trị tài sản cố định hữu hình và tỷ lệ nợ ngắn hạn. Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyen và Ramachandran (2006) cho kết quả là có mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ tài sản cố định hữu hình với tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn; Biger và các cộng sự (2008) kết luận, có mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ tài sản cố định hữu hình và tỷ lê nợ.
40