8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Tiến hành xử phạt đối với các khoản nợ trễ hạn
Qua phân tích các chỉ tiêu về khả năng thu hồi nợ cho ta thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lƣu động và ngày càng tăng cao chủ yếu là khoản phải thu khách hàng và ứng trƣớc cho ngƣời bán. Tỷ trọng năm 2015 thấp đi nhƣng thực tế không phải do các khoản phải thu giảm đi đáng kể mà là do tổng tài sản của Công ty tăng lên. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty chƣa cao, Công ty còn nhân nhƣợng trong vấn đề
hạn quy định của EVN. Vì vậy, để giảm khoản phải thu Công ty nên tập trung giảm hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao đó là khoản phải thu khách hàng và ứng trƣớc cho ngƣời bán.
- Đối với khoản phải thu khách hàng
Ngành điện là ngành mang tình chất độc quyền nên với việc bao trùm từ công ty sản xuất tới công ty phân phối đã đem lại lợi thế rất lớn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. EVN hiện là khách hàng duy nhất của công ty và cũng là chủ nợ lớn nhất của Công ty, ngoài ra còn là cổ đông lớn. Bên cạnh đó, hợp đồng kinh tế giữa VSH và tập đoàn EVN đã hết hạn và cho tới cuối năm 2014 mới có những thỏa thuận và hợp đồng chính thức về giá bán điện, điều này làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Vì vậy, Công ty cần kiên quyết và tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ. Cụ thể: Khi đến hạn thanh toán, Công ty phải làm văn bản đòi nợ gửi đến cho EVN để nhắc nhở, và nếu vƣợt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì VSH đƣợc quyền thu lãi suất tƣơng ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Nếu EVN vẫn chƣa thanh toán thì sau một thời gian Công ty tiếp tục gửi văn bản đòi nợ cùng với mức phạt cho thời gian quá hạn đó. Đồng thời cán bộ thu hồi nợ cần thƣờng xuyên gọi điện nhắc nhở. Ngoài ra, Công ty nên có khuyến khích khen thƣởng theo tỷ lệ phần trăm số tiền thu hồi đƣợc đối với các cán bộ thu hồi nợ.
Với các thỏa thuận chặt chẽ và đƣa ra các mức phạt thỏa đáng sẽ giúp Công ty hạn chế việc bị EVN chiếm dụng vốn nhƣ hiện nay. Vốn của Công ty bị chiếm dụng giảm xuống, đảm bảo đƣợc nhu cầu vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ vốn đầu tƣ cho các dự án của Công ty.
- Đối với khoản trả trước cho người bán
Khoản trả trƣớc cho ngƣời bán chủ yếu là khoản tạm ứng cho các chủ thầu để thực hiện thi công dự án thủy điện Thƣợng Kom Tum. Vì là dự án lớn,
thực hiện trong thời gian dài (từ 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2018) với vốn đầu tƣ lớn 5.744 tỷ đồng nên việc ứng trƣớc cho các nhà thầu là không thể tránh đƣợc. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các khoản tạm ứng, Công ty nên chọn các nhà thầu có đủ năng lực tài chính và năng lực chuyên môn để thi công từng hạng mục công trình. Công ty cần giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi công trình chƣa đạt tiến độ đề ra, tránh tình trạng nhƣ Tổ hợp nhà thầu Hydrochina Huadong CR18G, khiến Công ty phải có công văn thông báo chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn đối với nhà thầu này. Cố gắng thỏa thuận với các nhà thầu để giảm tỷ lệ tạm ứng xuống mức tối thiểu.
Nhƣ vây, với những thỏa thuận chặt chẽ hơn, cũng nhƣ đƣa ra những mức phạt hợp lý trong việc mua bán điện với EVN, cũng nhƣ việc lựa chọn kỹ lƣỡng hơn các nhà thầu thi công sẽ giúp Công ty giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn nhƣ hiện nay. Điều này thực sự hiệu quả đối với VSH, vốn của Công ty bị chiếm dụng giảm xuống, lƣợng vốn mà Công ty thu hồi đƣợc sẽ đầu tƣ vào kinh doanh làm tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn lƣu động và nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo đƣợc nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu vốn đầu tƣ cho các dự án xây dựng thủy điện Thƣợng Kom Tum và thủy điện Vĩnh Sơn 2&3.