Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 29 - 32)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc so sách tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra còn phải xem xét từng khoản mục nguồn vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng vốn để thấy đƣợc mức độ đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để phân tích, đánh giá cơ cấu nguồn vốn, trƣớc hết phải xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trƣớc) và cuối năm (năm nay), thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, ngƣời ta sẽ khái quát đánh giá đƣợc sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không, sau đó tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể mà đi sâu phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn để có kết luận chính xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của doanh

nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đƣa ra các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn =

Giá trị từng bộ phận nguồn vốn

x 100 Tổng số nguồn vốn

Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc sự lệ thuộc về tài chính hay ngƣợc lại là sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

- Tỷ trọng nguồn vốn vay: cần xác định tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, vì nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất vay khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Nếu khoản mục này giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng hợp lý tăng lên là tốt là tích cực nhất.

- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu: Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu bao gồm nguồn vốn – quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn – quỹ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ và số lỗ này lớn hơn nguồn vốn – quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là âm, toàn bộ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp lại là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ đƣợc về tài chính, khi đó rủi ro về tài chính đã tăng lên.

- Tỷ trọng nguồn vốn bị chiếm dụng: Nguồn vốn trong thanh toán bao gồm: nợ phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Nhà nƣớc, nợ phải trả ngƣời lao động, phải trả nội bộ và phải trả khác. hi phân tích các khoản nợ nói trên, cần chi tiết thành hai loại: nợ đến hạn, nợ quá hạn và chƣa đến hạn. Các khoản mục này nên tăng lên về số tuyệt đối và giảm về tỷ trọng nếu đi chiếm dụng hợp lý, là tốt.

1.3.4. Phân tích tình hình thanh toán sử dụng vốn của doanh nghiệp

Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, ta sử dụng chỉ tiêu:

Khoản phải thu

= 1 Khoản phải trả

Tỷ lệ này <1 chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, >1 chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Trong kinh doanh việc doanh nghiệp bị chiếm dựng vốn hay đi chiếm dụng vốn luôn xảy ra nhƣng phải hợp pháp bởi vì khoản chiếm dụng này doanh nghiệp không phải trả lãi.

1.3.5. Phân tích khả năng thanh toán

Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai cần đi sâu vào phân tích nhu cầu, và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu phản ánh đƣợc tình hình thanh toán của doanh nghiệp:

Tỷ lệ thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tƣ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Thực tế nếu tỷ lệ này > 0,5 thì tình hình thanh toán doanh nghiệp tƣơng đối khả quan, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu thanh toán nhanh. Ngƣợc lại nếu < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán công nợ do đó phải bán gấp hàng hóa sản phẩm để trả nợ.

Tỷ số thanh toán tiền mặt = Tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Nếu tỷ lệ này > 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tƣơng đối khả quan, ngƣợc lại < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn. Song nếu tỷ lệ này quá cao thì không tốt vì vốn bằng tiền nhiều gây ứ đọng vốn, vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thƣờng, khả quan.

Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên, trong quá trình phân tích khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đanh giá đƣợc chính xác hơn ngƣời ta phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, nghĩa là phải tính vòng quay các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Bình quân các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản nợ. Điều đó đƣợc đánh giá là tốt vì vốn đƣợc chiếm dụng bị giảm đi. Tuy nhiên, nếu vòng quay các khoản phải thu quá cao có nghĩa là phƣơng thức tín dụng quá hạn chế và chặt chẽ nó sẽ ảnh hƣởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm doanh thu. Vì trong cơ chế hiện nay việc mua bán chịu là tất yếu khách quan vì đôi khi khách hàng muốn thời hạn trả tiền đƣợc kéo dài thêm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)