Lựa chọn phƣơng pháp khấu hao thích hợp cho từng loại TSCĐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 94 - 98)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Lựa chọn phƣơng pháp khấu hao thích hợp cho từng loại TSCĐ

TSCĐ

Đối với các doanh nghiệp nói chung và bản thân Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh nói riêng thì việc mua sắm tài sản cố định đúng phƣơng hƣớng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng. Do vốn đầu tƣ mua sắm đổi mới tài sản cố định chủ yếu bằng vốn vay, công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời hạn

tốt nhất để đƣa tài sản cố định vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu đƣợc bù đắp đƣợc tất cả các chi phí trong đó có chi phí trả lãi vay vốn, phải có lãi để mở rộng sản xuất, có tích luỹ để hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn. Công ty phải cố gắng đầu tƣ sử dụng tốt vốn cố định trên cơ sở phải phân tích kỹ lƣỡng để lựa chọn nên đầu tƣ vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị nào là chủ yếu, trong quá trình sản xuất phải sử dụng tốt tài sản cố định trên cơ sở đƣa máy móc thiết bị vào hoạt động một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy đƣợc hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dƣỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn.

Việc lựa chọn phƣơng pháp khấu hao phù hợp và xác định mức khấu hao thích hợp cũng rất quan trọng để xác định chi phí một cách chính xác. Nhƣ đã biết, vì đặc điểm ngành nghề nên Công ty có những tài sản để hầu hết ngoài trời, chịu ảnh hƣởng rất nhiều của thời tiết nên có mức hao mòn hữu hình cao. Đồng thời một số loại máy móc thiết bị công nghệ cao thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, có hao mòn vô hình nhanh. Do đó lựa chọn phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp khấu hao tuyến tính sẽ có một số nhƣợc điểm nhƣ khả năng thu hồi vốn chậm, không phản ánh đúng lƣợng hao mòn thực tế của tài sản. Để khắc phục những nhƣợc điểm trên của tài sản cố định, có thể tuỳ theo đặc điểm của từng loại tài sản cố định mà chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp khấu hao nhanh. hi đó, trong những năm đầu mức khấu hao tính theo phƣơng pháp khấu hao nhanh lớn hơn mức khấu hao tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng, nhƣng càng về sau mức khấu hao trích càng nhỏ. Điều này sẽ giúp cho Công ty thu hồi vốn nhanh, giảm đƣợc tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Đồng thời đây cũng là một “lá chắn thuế” cho Công ty. Bên cạnh việc thay đổi phƣơng pháp khấu hao đối với một số loại TSCĐ, Công ty còn cần phải thực thi thêm một số công tác nhƣ:

- Thực hiện chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thƣờng, tránh đƣợc tình trạng hƣ hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản, bảo dƣỡng đầu tƣ mới, Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều, nhƣng hiệu quả mang lại không cao. Đồng thời, phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kỳ và khi kết thúc năm tài chính. Xác định đƣợc số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra tình hình trên để kịp thời đƣa ra những giải pháp cụ thể cho tình hình trên. - Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong nội bộ Công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong năm. Đối với tài sản cố định thuộc loại thanh lý hay nhƣợng bán thì công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản. Cụ thể nhƣ: tài sản đem nhƣợng bán bắc buộc phải tổ chức đấu giá và thông báo công khai; còn đối với tài sản thanh lý dƣới hình thức huỷ, dỡ bỏ, hỏng hóc phải tổ chức hội đồng thanh lý do giám đốc công ty quyết định.

- Song song với những việc trên Công ty cần phải thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán. Trong nền kinh tế thị trƣờng giá cả thƣờng xuyên biến động, hiện tƣợng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Vì vậy việc thƣờng xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp công ty lựa chọn cho mình đƣợc phƣơng pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.

- Cuối cùng, Công ty phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan nhƣ: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trƣớc chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính. Đồng thời, Trƣớc khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng nhƣ việc đầu tƣ mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Nhƣ vậy với việc thay đổi phƣơng pháp khấu hao tùy theo TSCĐ đồng thời áp dụng các quy định chính sách quản lý TSCĐ nhƣ trên sẽ giúp Công ty phản ánh chính xác giá trị hao mòn của từng loại tài sản, đảm bảo khả năng hoạt động của tài sản, có thể thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn...Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cho Công ty.

3.2.3. Nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho ngƣời lao động

Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh có nhiều những ngƣời thợ giỏi, những ngƣời quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần Công ty sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi ngƣời công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành đƣợc các trang thiết bị công nghệ mới.

Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng quy trình máy móc, thiết bị mới đầu tƣ; và tất nhiên việc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành dƣới sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của các bộ công nhân viên dƣới hình thức phỏng vấn trực tiếp và các phiếu điều tra cho phép

các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đào tạo. Phòng Nhân chính-tiền lƣơng sẽ tổng hợp các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lƣợc để xây dựng kế hoạch đào tạo. Để giải quyết tình hình thực tại Công ty cần thực hiện các chính sách đào tạo nhƣ: Cử cán bộ tham gia vào cuộc hội thảo trong và ngoài nƣớc để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài, đồng thời mời các chuyên gia nƣớc ngoài nói chuyện chuyên đề, giảng dạy, hƣớng dẫn công nhân viên sử dụng thành thạo các lại máy móc thiết bị mới nhập về Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên tổ chức học tập trong nội bộ: về nội quy lao động, tổ chức thi tay nghề cho các bộ công nhân viên; đồng thời tỏ chức thi tuyển các vị trí cán bộ quản lý, công nhân sản xuất theo đúng yêu cầu của công việc về trình độ chuyên môn, tay nghề và theo đúng qui trình tuyển dụng.

Nhƣ vậy khi đã đề ra đƣợc những chiến lƣợc đúng đắn về con ngƣời, Công ty sẽ tận dụng đƣợc sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến các mục tiêu về phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thành hiện thực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)