8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng các loại vốn tại công ty
ty giai đoạn 2014 – 2016
a. Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tình hình sử dụng vốn cố định
Để năm rõ hơn về tình hình biến động vốn cố định của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.12: Tình hình sử dụng vốn cố định giai đoạn 2014 – 2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Vốn cố định Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tài sản cố định hữu hình 861.745 32,68 813.683 27,16 762.608 19,63 Nguyên giá 2.986.330 3.017.226 3.046.864 Giá trị hao mòn lũy kế (2.124.585) (2.203.543) (2.284.257) 2. Chi phí xây dựng dở dang 1.775.455 67,32 2.182.041 72,84 3.122.714 80,37 Tổng 2.637.200 100 2.995.724 100 3.885.322 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014 – 2016)
Từ bảng 2.12 trên ta có thể thấy VCĐ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 358.524 triệu đồng, năm 2016 tăng 889.598 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của chi phí xây dựng cơ bản dở dang, khoản mục này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong VCĐ. Mặc dù tài sản cố định hữu hình liên tục giảm nhƣng với sự tăng mạnh của chi phí xây dựng cơ bản dở dang nên tổng tài sản cố định liên tục tăng nhẹ trong 3 năm. Cụ thể:
- Tài sản cố định hữu hình
Năm 2014, nguyên giá TSCĐ hữu hình là 2.986.330 triệu đồng với mức trích khấu hao là 2.124.585 triệu đồng. Sang năm 2015, nguyên giá TSCĐ tăng 30.896 triệu đồng lên mức 3.017.226 triệu đồng, chủ yếu là các khoản tăng do mua sắm máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải và các thiết bị văn phòng, bên cạnh đó công ty còn tiến hành thanh lý và nhƣợng bán một số thiết bị văn phòng. Nhƣng trong năm này Công ty tiếp tục trích khấu hao tăng lên
TSCĐ, nên TSCĐ hữu hình trong năm này giảm xuống còn 813.683 triệu đồng, tức giảm 5,58% so với năm 2014. Đến năm 2016, việc mua sắm các thiết bị, phƣơng tiện đã nâng cao nguyên giá TSCĐ lên thành 3.046.864 triệu đồng, nhƣng cũng giống năm 2014 do Công ty tiếp tục trích khấu hao tăng lên thêm 80.714 triệu đồng nên TSCĐ hữu hình trong năm này cũng bị giảm xuống còn 762.608 triệu đồng. Với việc nguyên giá tài sản tăng qua các năm cho thấy Công ty có quan tâm tới việc đầu tƣ tài sản cố định, mua sắm thêm máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải phục vụ sản xuất. Nhƣng việc chọn phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng cho tất cả các tài sản trong Công ty thì chƣa thật sự hợp lý vì có những tài sản có mức hao mòn hữu hình cao, cũng có nhứng tài sản phải thƣờng xuyên đổi mới...
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Trong ba năm qua, Công ty đang tiến hành dự án Thƣợng Kom Tum và dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 2&3; nâng cấp và sữa chữa máy móc thiết bị tại các nhà máy, do đó làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh theo. Cụ thể:
Năm 2014 chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.775.455 triệu đồng, chiếm 67,32% trong vốn cố định. Sang năm 2015 tăng 406.586 triệu đồng lên thành 2.182.041 triệu đồng, chiếm 72,84% trong vốn cố định, tăng thêm 5,52% so với năm 2014. Đến cuối năm 2016 khoản mục này tiếp tục tăng lên, đạt 3.122.714 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 43,11% so với năm trƣớc và chiếm 80,37% tổng vốn cố định.
Nhìn chung, vốn cố định có kết cấu khá hợp lý, phù hợp với mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất của Công ty hiện nay. Công ty không ngừng đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, nâng cấp máy móc thiết bị hiện có, nâng cao công suất nhà máy nhằm tạo điều kiện để gia tăng sản lƣợng điện, khẳng định và duy trì vị trí của mình trên thị trƣờng.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để biết đƣợc việc sử dụng vốn cố định của Công ty có đem lại hiệu quả hay không ta tiến hành xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty:
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % DTT Trđ 554.477 467.424 448.174 -87.053 -15,70 -19.250 -4,12 LNTT Trđ 401.238 283.035 280.842 -118.203 -29,46 -2.193 -0,77 VCĐ bq Trđ 2.514.796 2.816.462 3.440.523 301.666 10,71 624.061 22,16 Hàm lƣợng VCĐ lần 4,54 6,03 7,68 1,49 32,82 1,65 27,40 HSSD VCĐ lần 0,22 0,17 0,13 -0,05 -22,73 -0,04 -21,51 HQSDV CĐ % 15,96 10,05 8,16 -5,91 -37,03 -1,89 -18,77
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 2014-2016) + Hàm lượng vốn cố định
Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy, năm 2014 hàm lƣợng VCĐ là 4,54 lần tức để tạo ra đƣợc 1 đồng doanh thu thì Công ty phải đầu tƣ 4,54 đồng vốn cố định. Năm 2015, hàm lƣợng VCĐ lại bị tăng thêm 1,49 lần đạt mức 6,03 lần. Điều này có nghĩa để có đƣợc 1 đồng doanh thu thì Công ty phải đầu tƣ nhiều hơn 1,49 đồng vào VCĐ so với năm trƣớc. Vậy trong năm này Công ty đã lãng phí đi một khoản VCĐ. Tức để đạt đƣợc doanh thu nhƣ trong 2015 nhƣng hàm lƣợng vốn cố định bằng năm trƣớc đó thì Công ty phải đầu tƣ khoản VCĐ là: 467.424 x 4,54 = 2.122.105 (triệu đồng), nghĩa là Công ty đã lãng phí một khoản là 2.816.462 - 2.122.105 = 694.357 (triệu đồng).
hơn năm 2015 là 1,65 đồng. Do đó, Công ty lại tiếp tục lãng phí một khoản vốn. Cụ thể, để đạt đƣợc doanh thu nhƣ trong 2015 nhƣng với hàm lƣợng vốn cố định bằng năm trƣớc thì phải đầu tƣ khoản VCĐ là 448.174 x 6,03 = 2.702.489 (triệu đồng). Vậy trong năm này Công ty đã bị lãng phí một khoản là 3.440.523 – 2.702.489 = 738.043 (triệu đồng).
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Do ảnh hƣởng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Cụ thể: năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,22 lần; năm 2015 giảm 0,04 lần so với năm 2014, đạt 0,17 lần; đến năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn cố định lại bị giảm so với năm 2015 chỉ còn 0,13 lần. Điều này cho thấy cùng 1 đồng vốn cố định nhƣng ở năm 2015 thì đem về 0,17 đồng doanh thu, ít hơn năm 2014 là 0,04 đồng, và tới năm 2016 lại bị giảm sút và chỉ đem về 0,13 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong 3 năm ở mức thấp và có có xu hƣớng giảm, nguyên nhân là do trong thời gian này Công ty tập trung đầu tƣ vào các dự án, đồng thời do khấu hao TSCĐ tăng liên tục làm cho VCĐ tăng lên (năm 2015 VCĐ bình quân tăng 10,71% so với năm 2014, năm 2016 tăng 22,16% so với 2015).
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Qua bảng số liệu 2.13 ta cũng nhận thấy rằng, việc sử dụng vốn cố định của Công ty mang lại hiệu quả không cao, và liên tục giảm qua các năm. Năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là 15,96%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn cố định đầu tƣ vào sản xuất mang về 15,96 đồng lợi nhuận trƣớc thuế; năm 2015 mang về 10,05 đồng lợi nhuận trƣớc thuế giảm 5,91 đồng so với năm 2014. Hiệu quả sử dụng vốn giảm nhƣ vậy là do lợi nhuận trƣớc thuế giảm 118.203 triệu đồng, tức giảm 29,46% so với trƣớc đó, đồng thời VCĐ bình quân cũng tăng 10,71%, đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm xuống. Năm 2016, hiệu quả sử dụng vốn lại tiếp tục giảm
xuống chỉ còn 8,16% thấp hơn so với năm 2015 là 1,89% tức là giảm 18,77%, và thấp hơn so với năm 2014 là 7,8%, có nghĩa cứ 100 đồng vốn cố định đầu tƣ vào sản xuất trong năm 2016 chỉ mang về đƣợc 8,16 đồng, ít hơn 2014 là 5,91 đồng và thấp hơn năm 2015 là 1,89 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận trƣớc thuế giảm bớt 2.193 triệu đồng, tức giảm 0,77%, đồng thời vốn cố định bình quân lại tiếp thục tăng thêm tới 624.061 triệu đồng, tức tăng 22,16% so với năm 2015. Qua đó cho ta thấy tới năm 2016 hiệu quả sử dụng vốn của Công ty vẫn chƣa đƣợc cải thiện kết quả khi liên tục giảm. Tóm lại tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty có đem lại hiệu quả nhƣng chƣa cao và lại đang bị giảm sút, Công ty chƣa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cố định, do đó đòi hỏi Công ty cần có biện pháp thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tƣơng lai.
b. Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tình hình biến động vốn lưu động
Để thấy đƣợc sự thay đổi trong vốn lƣu động của Công ty ta xem xét bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 2.14: Tình hình biến động của vốn lƣu động giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % TSNH 987.070 2.018.221 2.241.720 1031151 104,47 223.499 11,07 PTrả NH 274.073 219.742 270.363 -54331 -19,82 50.621 23,04 VLĐ 712.997 1.798.479 1.971.357 1.085.482 152,24 172.878 9,61 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014 – 2016)
Qua bảng phân tích trên ta thấy VLĐ của công có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 1.085.482 triệu đồng so với năm 2014, nguyên
khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho làm cho TSNH tăng mạnh lên tới 2.018.221 triệu đồng trong năm 2015. Năm 2016 VLĐ lại tăng nhẹ thêm 172.878 triệu đồng so với năm 2014, nguyên nhân là do TSNH tăng nhẹ, kèm theo đó là sự tăng thêm của khoản phải trả ngắn hạn.
Tóm lại, trong quá trình sử dụng vốn lƣu động, Công ty đã đầu tƣ vào các khoản vốn bằng tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn và khoản phải thu là chủ yếu, các hạng mục còn lại của Công ty chiếm tỷ trọng không cao nhƣ hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Bên cạnh đó, khoản phải thu không hề có xu hƣớng giảm qua các năm nên Công ty cũng cần xem xét lại tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau các khoản phải thu ngắn hạn thì vốn bằng tiền cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm lƣợng vốn này xuống mức thích hợp.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau
Bảng 2.15: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu thuần 554.477 467.424 448.174 (87.053) (15,70) -19.250 -4,12 2 Vốn lƣu động bình quân 870.855,5 1.255.738 1.884.918 384.882,5 44,20 629.180 50,10 3 Lợi nhuận trƣớc thuế 401.238 283.035 280.842 (118.203) (29,46) -2.193 -0,77 4 Vòng quay vốn lƣu động=(1)/(2) (vòng) 0,64 0,37 0,24 (0,27) (42,19) -0,13 -35,14 5 Kỳ luân chuyển vốn lƣu động= [360/(4)] (ngày/vòng) 565 967 1.514 402 71,05 547 56,57 6 Mức doanh lợi vốn lƣu
động= [(3)/(2)]x100% 46 23 15 (23) (50,00) -8,10 -35,22
7 Hàm lƣợng
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng tiết kiệm vốn lƣu động đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở tốc độ luân chuyển vốn lƣu động của doanh nghiệp. Vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lƣu động và số ngày một vòng quay vốn lƣu động hay còn gọi là kỳ luân chuyển vốn lƣu động.
Xem xét tốc độ luân chuyển vốn lƣu động ta có thể thấy tình hình luân chuyển vốn lƣu động không tốt và có xu hƣớng giảm liên tục qua các năm. Năm 2014 vốn lƣu động quay đƣợc 0,64 vòng, tức trong năm này, vốn lƣu động cần 565 ngày mới luân chuyển đƣợc 1 vòng. Năm 2015, tốc độ luân chuyển vốn lƣu động giảm mạnh, thể hiện qua việc số vòng quay vốn lƣu động giảm xuống còn 0,37 vòng, số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động tăng lên thành 967 ngày, nhiều hơn năm 2014 là 547 ngày. Trong năm này Công ty đã lãng phí mất một khoản vốn lƣu động so với năm 2014. Để xác định đƣợc ta áp dụng công thức sau:
Số vốn lƣu động lãng phí hay tiết kiệm =
Doanh thu thuần
x Chênh lệch số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động 360
Năm 2015 Công ty đã lãng phí mất lƣợng vốn lƣu động một khoản là: (467.424/360 ) x ( 967 – 565) = 521.957 (triệu đồng).
Năm 2016, số vòng quay vốn lƣu động một lần nữa lại bị giảm xuống chỉ còn 0,24 vòng. Tƣơng ứng số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động tăng lên thành 1.514 ngày. Do đó Công ty đã lãng phí mất một khoản vốn lƣu động là
(448.174/360 ) x (1.514–967) = 680.975 (triệu đồng).
Tóm lại, cả hai năm 2015 và 2016, Công ty đều lãng phí một khoản VLĐ lần lƣợt là 521.957 triệu đồng và 680.975 triệu đồng. Vì vậy, chúng ta thấy
đến việc tiết kiệm hay lãng phí VLĐ, doanh nghiệp càng tiết kiệm đƣợc mức tăng vốn bao nhiêu thì càng hiệu quả bấy nhiêu trong việc sử dụng VLĐ.
- Mức doanh lợi vốn lưu động (hiệu quả sử dụng vốn lưu động)
Năm 2014, mức doanh lợi vốn lƣu động của Công ty là 46% tức là trong năm này với 100 đồng vốn lƣu động đem vào quá trình sản xuất thì công ty tạo ra đƣợc 46 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Sang năm 2015, so với năm 2014 mức doanh lợi vốn lƣu động lại giảm đi tới 50% tức chỉ còn 23%. Nghĩa là trong năm này Công ty chỉ tạo ra đƣợc 23 đồng lợi nhuận trƣớc thuế từ 100 đồng vốn lƣu động mà thôi. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này 2015 lợi nhuận trƣớc thuế giảm 29,46% so với năm 2014 cộng thêm đó là mức vốn lƣu động lại tăng cao lên đến 1255.738 triệu đồng tức tăng 40,2% nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn lƣu động một lần nữa lại bị giảm sút. Sang năm 2016, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động một lần nữa lại giảm, giảm thêm 8% so với năm trƣớc, hạ chỉ tiêu này xuống thành 15%. Nhƣ vậy cùng với 100 đồng vốn lƣu động đem vào quá trình sản xuất thì năm 2016, Công ty đã tạo ra đƣợc 15 đồng lợi nhuận trƣớc thuế, giảm 35,22% so với năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2016, lợi nhuận trƣớc thuế giảm 0,77% so với năm 2015, đồng thời vốn lƣu động bình quân cũng tăng lên thành 1.884.918 triệu đồng.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (Hàm lượng VLĐ)
Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động có xu hƣớng tăng lên trong 3 năm. Năm 2014, hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động là 1,57 lần tức để tạo ra 1 đồng doanh thu thì Công ty phải đầu tƣ 1,57 đồng vốn lƣu động. Năm 2015, hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động tăng 1,12 lần lên thành 2,69 lần. Điều này có nghĩa để có đƣợc 1 đồng doanh thu thì Công ty phải cần đầu tƣ 2,69 đồng vào VLĐ, tăng 1,12 đồng so với năm trƣớc. Vậy trong năm này Công ty đã lãng phí một khoản VLĐ. Cụ thể với mức doanh thu nhƣ năm 2015 và hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động vẫn bằng năm trƣớc đó thì Công ty phải sử dụng một khoản đầu tƣ là: 467.424 x 1,57 = 733.856 (triệu đồng),
tức Công ty đã lãng phí đi một khoản là:
1.255.738 – 733.856 = 521.882 (triệu đồng).
Năm 2016, hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động lại tiếp tục tăng lên thêm1,52 lần, lên thành 4,21 lần, tức lúc này Công ty cần đầu tƣ tới 4,21 đồng vốn lƣu động để có đƣợc 1 đồng doanh thu, cao hơn năm 2015 1,52 đồng. Vậy trong năm này Công ty không những không tiết kiệm đƣợc VLĐ mà còn lãng phí tiếp một khoản là:
1.884.918 – (448.174 x 2,69) = 679.330 (triệu đồng)
c. Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp (Vốn kinh doanh)
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn và sức hao phí của vốn