Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 39 - 43)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2 Các nhân tố chủ quan

a. Cơ cấu vốn

Với một cơ cấu đầu tƣ vốn bất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả bởi vì vốn đầu tƣ vào các loại tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy đƣợc tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt mất mát làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh đều ảnh hƣởng không tốt đến doanh nghiệp.

b. Kỹ thuật sản xuất

Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhƣng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhƣng khó giữ đƣợc chỉ tiêu này lâu dài.

Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề, chất lƣợng nguyên vật liệu cao sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn cố định.

c. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất

- Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn

Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đƣa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.

- Trình độ tay nghề của ngƣời lao động

Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây truyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động.

Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng nhƣ trách nhiệm một cách công bằng. - Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh

+ Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nhƣ nguyên vật liệu, lao động, … nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định đƣợc lƣợng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số lƣợng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ƣu các yếu tố đó. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lƣợng hàng hoá đầu vào phải đƣợc đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ƣu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn đƣợc sử dụng có hiệu quả thì phải xác định đƣợc mức dự trữ hợp lý để tránh trƣờng hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.

+ Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thƣơng mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây chuyền sản xuất cũng nhƣ công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả cao nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm. + Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ƣu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phân tích tình hình sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó đánh giá trình độ quản lý và sử dụng vốn của bản thân doanh nghiệp. Việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy đƣợc những điểm mạnh điểm yếu trong khâu quản lý và sử dụng vốn của chính bản thân doanh nghiệp, từ đó làm căn cứ cơ sở để đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm tốt khâu này sẽ giúp cho các nhà quản trị của doanh nghiệp thấy đƣợc thực trạng của bản thân về mặt quản lý và sử dụng vốn cũng nhƣ hoạt động kinh doanh. Mặt khác, các chỉ tiêu trong phân tính tình hình sử dụng vốn cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn là mối quan tâm của nhiều đối tƣợng nhƣ: các nhà đầu tƣ, ngân hàng… là cơ sở để họ nhận biết đƣợc hiệu quả mang lại từ việc sử dụng tài sản, nguồn vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, qua đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ có hiệu quả. Vì thế phân tích tình hình sử dụng vốn càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa bởi nó đáp ứng đƣợc yêu cầu của các đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chƣơng 1 của luận văn trình bày các nội dung:

- Khái quát chung về vốn và tình tình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ tài sản và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp, phân tích tình hình thanh toán, tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cá biệt và vốn tổng hợp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)