Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 65 - 69)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

a. Chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng tính toán sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ thanh toán nhanh giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 229.959 1.153.237 3.654 923.278 -1.149.583

Đầu tƣ ngắn hạn 32.000 33.500 980.350 1.500 946.850

Tổng nợ ngắn hạn 539.875 483.489 526.990 -56.386 43.501

Tỷ lệ thanh toán

nhanh 0,49 2,45 1,87 1,97 -0,59

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014– 2016)

Qua ba năm ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty có xu hƣớng biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 0,49 lần, đến năm 2015, tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty tăng lên tới 2,45 lần, nguyên nhân là do trong năm này khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của Công ty tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2016, tỷ lệ này lại bị giảm xuống còn 1,87 lần, giảm 0,59 lần so với năm 2015. Có thể thấy trong cả 2 năm này Công ty đều có đủ tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, điều này chỉ mới thể hiện khả năng thanh toán, còn thực tế Công ty có thanh toán đƣợc hay không ta cần xét thêm một vài chỉ tiêu khác.

b. Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Khả năng thanh toán hiện hành giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Tổng TSNH 987.070 2.018.221 2.241.720 1.031.151 223.499 Tổng nợ ngắn hạn 539.875 483.489 526.990 -56.386 43.501 Tỷ số thanh toán hiện hành 1,83 4,17 4,25 2,35 0,08

Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty qua 3 năm đều cao hơn 1. Cụ thể, năm 2014, tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty là 1,83 lần. Đến năm 2015, tỷ số này tăng mạnh lên đến 4,17 lần tăng hơn so với năm 2014 tới 2,35 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2015 tăng vƣợt bậc làm cho tổng TSNH tăng cao. Đến cuối năm 2016, tỷ số này lại tiếp tục tăng lên thêm 0,08 lần đạt 4,25 lần, mặc dù cả TSNH lẫn tổng nợ ngắn hạn đều tăng nhƣng vì tỷ lệ tăng của tổng tài sản ngắn hạn lại cao hơn tỷ lệ tăng của tổng nợ ngắn hạn nên tỷ số này vẫn tăng cao hơn so với năm 2015. Kết quả trên cho thấy, trong cả 3 năm này Công ty có khả năng thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn bằng việc dùng các TSNH nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay khoản phải thu. Trong hai năm 2015 và 2016, tỷ số thanh toán hiện hành khá cao nhƣng nó không nói lên rằng bản thân Công ty đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả, mà là trong hai năm này Công ty đƣợc ngân hàng giải ngân hoàn lại một phần chi phí đầu tƣ mà Công ty đã chi trƣớc cho dự án Thƣợng on Tum làm cho lƣợng tiền mặt tạm thời bị tăng cao.

c. Tỷ số thanh toán tiền mặt

Để có thể thấy đƣợc khả năng thanh toán nhanh nhất của Công ty thông qua việc sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.10: Tỷ số thanh toán tiền mặt giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 229.959 1.153.237 3.654 923278 -1.149.583 Tổng nợ ngắn hạn 539.875 483.489 526.990 -56.386 43.501 Tỷ số thanh toán

tiền mặt 0,43 2,39 0,01 1,96 -2,38

Nhìn vào bảng tính trên ta thấy, năm 2014, tỷ số này đạt 0,43 lần. Nhƣng đến năm 2015, tỷ số thanh toán tiền mặt tăng cao lên đến 2,39 lần, cao hơn 1,96 lần so với năm 2014, điều này cho thấy trong năm này Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ của mình kể cả các khoản nợ ngắn hạn lẫn các khoản nợ hiện hành. Đến năm 2016, lại bị giảm rất nhiều xuống 2,38 lần chỉ còn 0,01 lần. Có thể thấy trong năm này Công ty không thể trả đƣợc các khoản nợ của mình bằng cách nhanh nhất là dùng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, đây là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

d. Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán và tình hình tài chính của Công ty ngoài các chỉ tiêu trên ta còn xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền vì khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn lƣu động nên nó tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

Bảng 2.11: Hệ số vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2014-2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

Doanh thu thuần 554.477 467.424 448.174 -87.053 -19.250

BQ các khoản phải thu 657.927 564.542 640.492 -93.385 75.950

Vòng quay các khoản

phải thu 0,84 0,83 0,70 -0,01 -0,13 Số ngày 1 vòng quay 427 437 514 8 77

Qua bảng trên ta thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty rất thấp và không đạt hiệu quả. Điều này chứng tỏ Công ty đã chậm trễ trong việc thu hồi nhanh các khoản nợ và vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều. Cụ thể năm 2014, số vòng quay khoản phải thu là 0,84 vòng và cần 427 ngày để thu đƣợc các khoản phải thu. Năm 2015, số vòng quay khoản phải thu bị giảm nhẹ xuống còn 0,83 vòng và lúc này VSH cần tới 437 ngày mới thu đƣợc khoản phải thu, nhiều hơn năm 2014 là 8 ngày. Sang năm kế tiếp, với sự sụt giảm của doanh thu thuần (do thời tiết khó khăn, thủy văn khô hạn liên tục trong 6 tháng đầu năm) và các khoản phải thu tăng đã tiếp tục làm cho vòng quay khoản phải thu giảm 0,13 vòng, tăng lên thành xuống còn 0,70 vòng, và lúc này phải mất 514 ngày để Công ty mới có thể thu đƣợc khoản phải thu. Nhìn chung thì hệ số vòng quay khoản phải thu quá thấp, kỳ thu tiền bình quân hay số ngày 1 vòng quay của Công ty quá cao và còn có xu hƣớng tăng lên. Điều đó chứng tỏ Công ty đang bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, bị khách hàng chiếm dụng vốn lâu, có nhiều những khoản nợ khó đòi, làm ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là mặt yếu của Công ty trong công tác thu hồi nợ. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp thu hồi nợ chặt chẽ hơn, nhất là các khoản nợ đã quá hạn để kịp thời đƣa vào lƣu thông tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 65 - 69)