Phân tích tình hình thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 61 - 65)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty

Chúng ta phân tích tình hình thanh toán của Công ty thông qua việc thống kê và phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả:

Bảng 2.4: Phân tích tình hình thanh toán

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT Các khoản phải thu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015 /2014 2016 /2015

1 Phải thu của khách

hàng 481.870 114.068 131.363 -367.802 17.295 2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 196.935 313.112 689.058 116.177 375.946 3 Các khoản phải thu khác 8.948 14.151 19.231 5.203 5.080

Cộng 687.753 441.331 839.652 -246.422 398.321

TT Các khoản phải trả Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015 /2014 2016 /2015 1 Vay ngắn hạn 258.431 250.801 246.258 -7.630 -4.543 2 Phải trả cho ngƣời bán 194.347 197.594 238.563 3.247 40.969 3 Ngƣời mua trả tiền

trƣớc 1.306 80 40 -1.226 -40 4 Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nƣớc 40.060 15.451 23.672 -24.609 8.221 5 Phải trả ngƣời lao động 5.481 4.179 5.461 -1.302 1.282 6 Chi phí phải trả 962 353 649 -609 296 7 Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 32.333 2.438 2.627 -29.895 189

Cộng 532.920 470.896 517.270 -62.024 46.374

a. Đối với các khoản phải thu

Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tổng các khoản phải thu biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2014 là 687.753 triệu đồng, trong đó khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu là khoản nợ của Tập đoàn điện lực EVN, và trong năm này Công ty đã chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn đối với tổ hợp nhà thầu Hydrochina Huadong – CR18G và Công ty cũng đã nhận đƣợc tiền theo bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ Ngân hàng Trung Quốc – chi nhánh Hồ Chí Minh, số tiền này đƣợc bù trừ với số tiền Công ty đã ứng trƣớc cho nhà thầu Hydrochina Huadong – CR18G, vì vậy khoản trả trƣớc cho ngƣời bán chỉ có 196.935 triệu đồng. Sang đến năm 2015, Các khoản phải thu giảm xuống còn 441.331 triệu, trong đó khoản phải thu của khách hàng giảm 367.802 triệu đồng chỉ còn 114.068 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ, do đó đã làm giảm khoản tiền mà Công ty bị chiếm dụng, làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Số tiền ứng trƣớc cho ngƣới bán năm 2015 tăng 116.177 triệu đồng so với năm 2014, chủ yếu là tạm ứng cho các nhà thầu để thực hiện các hạng mục thuộc dự án Thủy điện Thƣợng on Tum. Trong khi đó hàng tồn kho trong năm này cũng tăng do năm này Công ty phải thi công sửa chữa nhiều công trình hạn mục nên việc dự trữ hàng tồn kho là hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đến năm 2016, phải thu khách hàng tăng thêm 17.295 triệu đồng và khoản mục trả trƣớc cho ngƣời bán cũng tăng lên đến 689.058 triệu đồng do Công ty phải tiếp tục tiến hanh chi ứng trƣớc cho các nhà thầu trong công tác xây dựng và hoàn thiện dự án thủy điện Vĩnh Sơn 2&3 và thủy điện Sông Hinh.

Bảng 2.5: Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản lƣu động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015 /2014 2016 /2015 Khoản phải thu 687.753 441.331 839.652 -246.422 398.321

TSLĐ 987.070 2.018.221 2.241.720 1.031.151 223.499

KPT/TSLĐ (%) 69,68 21,87 37,46 -47,81 15,59

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014– 2016)

Nhƣ vậy, ta thấy năm 2014 tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản lƣu động là 69,68%. Đến cuối năm 2015 thì tỷ lệ các khoản phải thu so với TSLĐ giảm 47,81% so với năm 2014. Nguyên nhân là do trong năm này Công ty đƣợc ngân hàng giải ngân hoàn khoản vay dài hạn làm cho tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng lên, làm tăng TSLĐ. Bên cạnh đó, các khoản phải thu cũng giảm đi, chủ yếu là do giảm các khoản phải thu từ khách hàng. Điều này chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp và tích cực thu hồi nợ. Năm 2016, tỷ lệ này tăng 15,59% so với năm 2015, nguyên nhân là do các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng từ 33.500 triệu đồng lên đến 980.350 triệu đồng làm tăng của TSLD, nhƣng vì tỷ lệ tăng của khoản phải thu cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng TSLĐ nên đã làm cho tỷ lệ này tăng lên so với năm 2015. Có thể thấy, tổng các khoản phải thu vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ, điều này cho thấy Công ty đã bị chiếm dụng vốn do đó làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty.

- Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả của Công ty:

Bảng 2.6: Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015 /2014 2016 /2015 Khoản phải thu 687.753 441.331 839.652 -246.422 398.321

Khoản phải trả 532.920 470.896 517.270 -62.024 46.374

KP Thu/KP Trả (%) 129,05 93,72 162,32 -35,33 68,60

Qua kết quả trên ta có thể thấy, năm 2014 tình hình Công ty xấu đi khi tỷ lệ P thu/ P trả là 129,05%, chứng tỏ trong năm này lƣợng vốn Công ty nợ bên ngoài thấp hơn lƣợng vốn mà Công ty phải thu. Năm 2015, tình hình tài chính đã đƣợc cải thiện khi số tiền phải thu so với số tiền phải trả giảm từ 129% xuống còn 93,72%, do phần vốn nợ bên ngoài nhiều hơn phần vốn phải thu nên Công ty đã có thêm đƣợc một số vốn để đƣa vào sản xuất kinh doanh. Nhƣng đến năm 2016, tình hình năm 2014 lại tái diễn và còn tệ hơn năm 2014 khi tỷ lệ P thu/ P trả tăng lên đến 162,32%, tăng 25,78% so với năm 2014 và 73,20% so với năm 2015, cho thấy lƣợng vốn mà công ty phải thu hồi rất cao.

b. Đối với các khoản phải trả

Tổng các khoản phải trả có xu hƣớng giao động không đều qua các năm, tuy nhiên các khoản phải trả ngƣời bán lại liên tục tăng qua ba năm điều này cho thấy Công ty vẫn đang đi chiếm dụng vốn.

- Tỷ lệ các khoản phải trả trong tổng tài sản lƣu động:

Bảng 2.7: Tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản lƣu động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Khoản phải trả 532.920 470.896 517.270 -62.024 46.374 TSLĐ 987.070 2.018.221 2.241.720 1.031.151 223.499 KPT/TSLĐ (%) 53,99 23,23 23,07 -30,66 -0,16

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014– 2016)

Tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng TSLĐ của công ty qua 3 năm có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ KPTrả/TSLĐ là 53,99%. Đến năm

là do khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong năm 2015 tăng mạnh (chủ yếu là do các hợp đồng tiền gửi với số tiền là 165 tỷ VNĐ dùng để bảo đảm cho các khoản vay làm cho các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng mạnh từ 208.500 triệu đồng lên thành 1.147.237 triệu đồng) kéo TSLĐ tăng theo, đồng thời các khoản phải trả cũng giảm nhẹ xuống 62.024 triệu đồng chỉ còn 470.839 triệu đồng. Đến năm 2016, tỷ lệ này tiếp tục giảm nhẹ 0,16% xuống còn 23,07%, nguyên nhân là do năm này Công ty đã tiến hành chi trả phần lớn các khoản vay ngắn hạn thanh toán cho các dự án, làm giảm các khoản phải trả của Công ty. Với kết quả này cũng đã cho thấy Công ty có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu thanh toán.

Mặt khác, nhìn trên bảng cân đối kế toán thì ta có thể thấy tổng số nợ ngắn hạn phải trả khi không tính các khoản vay ngắn hạn thì thấp hơn nhiều so với các khoản phải thu. Giả sử nếu có trƣờng hợp cùng một lúc Công ty thu đƣợc hết các khoản phải thu và phải trả hết các khoản nợ ngắn hạn trừ vay ngắn hạn thì trong 3 năm này Công ty vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ.

Qua phân tích đánh giá tình hình thanh toán của Công ty, ta thấy Công ty chƣa thực sự có các biện pháp tích cực để thu hồi nợ và các khoản phải thu vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng TSLĐ. Công ty bị chiếm dụng một số vốn lớn, mặc dù đến cuối năm 2015 có giảm nhƣng không đáng kể và đến năm 2016 lại tăng mạnh cao hơn cả năm 2014. Bên cạnh đó, Công ty vẫn đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần thuỷ điện vĩnh sơn sông hinh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)