6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Kinh Cựu ƣớc của Kitô giáo
Cựu ƣớc là giao ƣớc cũ, khác với Tân ƣớc là giao ƣớc mới. Cựu ƣớc là sự trình thuật về diễn tiến của lịch sử dân Do Thái. Vì vậy chúng ta có thể thấy ngôn ngữ của Cựu ƣớc là ngôn ngữ của biểu tƣợng pha trộn thần thoại, huyền thoại, tập quán địa phƣơng và đặc biệt là mang nét cá biệt của lịch sử một dân tộc (Do Thái), có biểu hiện của sự hiếu chiến và hiếu thắng [64, tr. 16].
Kinh Cựu ƣớc đƣợc viết bằng tiếng Híp-ri và tiếng A-ra-mê-ô, các bản chính của kinh Cựu ƣớc đã xuất hiện lâu đời, cùng với khí hậu khắc nghiệt vùng Cận đông nên đã bị thất truyền. Mãi đến năm 1947, nhờ những khám phá mới tại Qumran, phía tây bắc biển Chết (Do Thái), ngƣời ta đã tìm đƣợc
những bản dịch của Cựu ƣớc đƣợc thực hiện vào thế kỷ I sau Công nguyên. Đó là những bản dịch (chép tay) của 5 cuốn đầu kinh Cựu ƣớc (ngũ kinh: Sáng thế, Xuất hành, Dân số, Lê-vi và Đệ nhị luật) do các thành viên cộng đoàn Ét-xê-nét thực hiện. Thêm vào đó, các bản dịch chép tay về các sách Cựu ƣớc khác (trừ sách Ét-te) cũng đƣợc thực hiện vào giai đoạn này. Việc khám phá trên rất quan trọng, vì nội dung các bản dịch kinh Cựu ƣớc từ thế kỷ I hầu hết tƣơng tự nội dung các bản dịch thực hiện vào thế kỷ X sau này. Do đó, chúng ta có thể kết luận, kinh Cựu ƣớc mà chúng ta có hiện nay đã đƣợc dịch từ nguyên bản Híp-ri [54, tr. 43-44]. Giáo hội Công giáo Rô-Ma tin Kinh Thánh là một tuyển tập gồm 73 cuốn, bao gồm phần Cựu ƣớc có 46 cuốn và phần Tân ƣớc có 27 cuốn. Riêng phần Cựu ƣớc đƣợc chia ra nhƣ sau:
Các sách về luật gồm 5 cuốn (Ngũ kinh): Sáng thế, Xuất hành, Dân số,
Lê – vi và Đệ nhị luật. Các sách này đƣợc gọi là bộ luật Mô-se (Maisen).
Các sách lịch sử gồm 16 cuốn: Gio-suê, Các Thủ lĩnh Do Thái, Rút, I và
II Sa-mu-en, I và II Các Vua, I và II Sử biên, Ét-ra, Nơ-khê-mi-a, Tô-bi-sa, Giu-đi-tha, Ét-te, I và II Ma-ca-bê.
Các sách khôn ngoan gồm 7 cuốn: Gióp, Thánh Vịnh, Châm ngôn,
Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca.
Các sách ngôn sứ gồm 16 cuốn: Bốn đại ngôn sứ: I-sai-a, Giê-rê-mia, Ê-
dê-ki-en và Đa-ni-en; mƣời hai tiểu ngôn sứ: Hô-sê, Giô-en, A-mốt, Ô-va-đi- gia, Giô-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri- a và Ma-la-Khi, hai sách Ba-rú và Ai-ca.
Tính liên tục giữa Cựu ƣớc và Tân ƣớc đƣợc thấy rõ ràng trọng sự kiện Đức Kitô thƣờng xuyên quy chiếu giáo huấn của Ngài đến Cựu ƣớc và quả quyết rằng Ngài không đến để hủy bỏ Lề Luật và các tiên tri. Mát-thêu chƣơng 5, đoạn 17 trong Tân ƣớc viết về vấn đề này nhƣ sau: “Anh em đừng tƣởng thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không
phải là để bãi bỏ, nhƣng là để kiện toàn” [53, tr. 75]. Với tính liên tục và tiếp nối của kinh Tân ƣớc từ kinh Cựu ƣớc về những tín lý và giao ƣớc (giao ƣớc cũ và mới), thì những quan điểm nhân sinh quan trong Cựu ƣớc đƣợc xem nhƣ là cơ sở cho quan điểm nhân sinh quan trong kinh Tân ƣớc. Chúng ta có thể tóm lƣợc lại các nội dung cơ bản trong kinh Cựu ƣớc đề cập đến vấn đề nhân sinh quan mà về sau là nền tảng cho quan điểm nhân sinh quan của kinh Tân ƣớc nhƣ sau:
Vấn đề sáng tạo vũ trụ, vạn vật: Sách sáng thế viết: “Lúc khởi đầu,
Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chƣa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lƣợn trên mặt nƣớc. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng”. Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng rất đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất” (St 1, 1-5) [52, tr. 30]... Và “Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy loại.” Liền có nhƣ vậy. Thiên Chúa làm ra dã thú tùy theo loại, gia súc tùy theo loại và loài bò sát dƣới đất tùy theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” (St 1, 24-25) [52, tr. 32]. Và nhƣ thế cho đến ngày thứ sáu, khi Thiên Chúa tạo ra con ngƣời. Đọc kỹ chƣơng đầu của sách sáng thế, có thể thấy trình thuật này kể lại công cuộc tạo dựng vũ trụ của Thiên Chúa trong 6 ngày với 8 công tác (ánh sáng, vòm trời, đất và biển, thảo mộc, tinh tú, cá biển, chim trời, động vật và cuối cùng là con ngƣời). Công cuộc tạo dựng vũ trụ, vạn vật diễn ra gấp gáp nhƣ vậy, theo Kitô giáo là nhằm để nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày mà ngƣời Do Thái tƣởng niệm giao ƣớc (Kitô giáo gọi là ngày Chúa Nhật). Nói khác đi, công cuộc tạo dựng hƣớng tới giao ƣớc với con ngƣời. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, vạn vật bằng “Lời”- Thiên Chúa phán, điều này cho thấy quyền năng vô hạn và
sự mặc khải của Thiên Chúa với dân Do Thái (và con ngƣời), họ cần nhớ rằng vũ trụ này đã đƣợc Thiên Chúa tạo dựng để ban cho họ sử dụng.
Các tác giả Tân ƣớc, một mặt tiếp nhận những xác tín về Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất mà truyền thống Cựu ƣớc đã để lại. Mặt khác, Tân ƣớc đã tiến thêm một bƣớc khi nói tới vai trò của Đức Kitô nhƣ nguyên ủy và cùng đích của sự tạo dựng. Trong phúc âm Nhất lãm, chúng ta thấy nhiều lần Chúa Giêsu không những ca tụng Thiên Chúa là Chủ tế của trời đất mà còn nhắc lại “hồi nguyên thủy” để khẳng định vai trò của Đấng tạo hóa. Kinh Tân ƣớc viết: “Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhƣng lại mặc khải cho những ngƣời bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11, 25-26) [53, tr. 92]. Hay “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con ngƣời có nam có nữ; vì thế, ngƣời đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xƣơng một thịt” (Mc 10, 6-7) [53, tr. 179]. Đặc biệt, chân lý về Thiên Chúa - Chủ tế tạo dựng nên trời đất và vạn vật đƣợc dùng để khuyến khích con ngƣời tin vào Thiên Chúa, Đấng quan phòng lo lắng cho cả chim trời và hoa hồng, Đấng đã yêu thƣơng con ngƣời ngay từ thuở tạo thiên lập địa bởi “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? (Mt 6, 26) [53, tr. 80].
Vấn đề sáng tạo con người (nguồn gốc của con người): Con ngƣời đƣợc
sáng tạo ra sao, trong sách Sáng thế 1 nói: “Thiên Chúa phán: “chúng ta hãy làm ra con ngƣời theo hình ảnh chúng ta, giống nhƣ chúng ta, để con ngƣời làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dƣới mặt đất.” Thiên Chúa sáng tạo ra con ngƣời theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng
tạo con ngƣời có nam và nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” Thiên Chúa phán: “Đây ta ban cho các ngƣơi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lƣơng thực cho các ngƣời.” (St 1, 26-29) [52, tr. 33]. Căn cứ vào trình thuật này, chúng ta có thể thấy, khởi thủy, Chúa đã dựng nên ít nhất là hai ngƣời (có nam và nữ). Tuy nhiên, trình thuật này đã không nói Chúa dựng nên con ngƣời bằng cách nào. Vì vậy, trong trình thuật thứ 2, sách sáng thế nói: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con ngƣời, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con ngƣời trở nên một sinh vật” (St 2, 7) [52, tr. 34]. Căn cứ vào trình thuật này, Thiên Chúa đã dựng nên một ngƣời độc nhất và là đàn ông, còn đàn bà thì đƣợc dựng nên sau (sau cả dã thú và chim trời), bằng cách làm cho đàn ông ngủ mê đi, rồi lấy một xƣơng sƣờn của nó mà tạo thành ngƣời đàn bà: “Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con ngƣời, và con ngƣời thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xƣơng sƣờn của con ngƣời ra, và lắp thịt thế vào. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xƣơng sƣờn đã rút từ con ngƣời ra, làm thành một ngƣời đàn bà và dẫn đến với con ngƣời” (St 2, 21-22) [52, tr. 36].
Từ hai trình thuật trên, chúng ta có thể thấy, trong sách Sáng thế nói về việc tạo dựng nên loài ngƣời khác nhau. Và chúng là dấu tích góp nhặt của tác giả kinh Cựu ƣớc khi viết nên đoạn văn về sự sáng tạo này. Vì vậy, chúng ta nên hiểu đây là cách hình dung về sự sáng tạo con ngƣời, chứ không nên hiểu theo nghĩa đen là Thiên Chúa sáng tạo đúng y nhƣ thế! Trong khi đó, huyền thoại Ấn Độ lại hình dung rằng: Thƣợng Đế lấy mỗi thứ một chút để tạo nên đàn bà (vì hết nguyên liệu) cho nên tính tình đàn bà phức tạp, đa sầu, đa cảm...! [64, tr. 39].
Cũng trong trình thuật 1 sách Sáng thế, chúng ta có thể thấy Thiên Chúa tạo nên con ngƣời theo hình ảnh, hình họa của chính mình: “Thiên Chúa sáng tạo ra con ngƣời theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa”. Tuy nhiên, căn cứ vào những từ ngữ cổ nhất do sự trình thuật của Môsê trong sách Xuất Hành, Thiên Chúa tự xƣng: “Ta có sao Ta có vậy”, hay là “Ta có” (Xh 3, 14) [52, tr. 116]. Và sách Thứ Luật thì nói rằng Thiên Chúa không có hình tƣợng nào giống nhƣ hình tƣợng thế gian, điều đó có nghĩa Thiên Chúa là Đấng siêu hình. Suy nghĩ về điều này, chúng ta hiểu đƣợc rằng “hình ảnh, họa ảnh” của Chúa là tính thiêng liêng, là bản chất tinh tuyền của con ngƣời; hay nói cách khác đó là linh hồn của con ngƣời. Nhƣ vậy, có thể hiểu linh hồn của con ngƣời là hình ảnh, họa ảnh của Chúa. Trong ý nghĩa này, linh hồn là bản sao của Thiên Chúa; con ngƣời là Thiên Chúa. Hệ luận của điều này là: Yêu tha nhân là yêu Chúa, phục vụ con ngƣời là phục vụ Chúa. Đó cũng là nền tảng của tƣ tƣởng Tân ƣớc. Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất minh chứng quan điểm của Thánh Augustin: Tân ƣớc giấu ẩn trong Cựu ƣớc, Cựu ƣớc tỏ hiện trong Tân ƣớc [64, tr. 42].
Trong Tân ƣớc, các sách Tin mừng đề cao giá trị của phẩm giá con ngƣời một cách đích thực, mang đậm hình ảnh Chúa Giêsu. Nói cách khác, thông điệp của sách Sáng thế đã đƣợc đọc lại dƣới ánh sáng của Đức Kitô. Bởi vậy, theo Tân ƣớc, hình ảnh của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu nên “Họ không tin, vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Ki-tô, là hình ảnh Thiên Chúa” (2Cr 4, 4) [53, tr. 562]; và “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trƣởng tử sinh ra trƣớc mọi loài thọ tạo” (Cl 1, 15) [53, tr. 630]. Nhƣ vậy, ý tƣởng về con ngƣời, vốn nằm ở trung tâm của Cựu ƣớc, nay đƣợc lý giải theo nhãn quan Kitô học của Tân ƣớc. Ví dụ: bất cứ ai lấy đức tin mà đón nhận mặc khải của Đức Kitô thì
cũng đồng thời trở nên hình ảnh của Đức Kitô; con ngƣời mới là “con ngƣời hằng đƣợc đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa”; hay “Vì những ai Ngƣời đã biết từ trƣớc, thì Ngƣời đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngƣời” (Rm 8, 29) [53, tr. 501].
Tóm lại, kinh Cựu ƣớc, qua lối nói “con ngƣời đƣợc dựng nên theo
hình ảnh của Thiên Chúa”, đã bày tỏ quan điểm của mình về con ngƣời: con ngƣời là một phẩm giá riêng biệt, cao cả hơn mọi loài thụ tạo, vì ơn gọi của họ là sống giao ƣớc với Thiên Chúa. Đến lƣợt mình, kinh Tân ƣớc nhƣ muốn đƣa kế hoạch của “cuộc tạo thành mới” này trở ngƣợc lên đến tận cuộc tạo thành nguyên thủy khi cho rằng “chúng ta đƣợc tuyển chọn và tiền định trong Đức Kitô trƣớc cả khi vũ trụ đƣợc tạo thành” (Ep 1, 3) [2, tr. 208-210].
Vấn đề sa ngã và phạm tội của con người: Đoạn 3 sách Sáng thế trình
thuật về tình huống sa ngã và phạm tội của những con ngƣời đầu tiên (Adam, Eva). Nguyên do là con rắn (trong quan niệm bình dân, con rắn là biểu tƣợng cho tính ranh mãnh; trong sách Dân số - Cựu ƣớc, con rắn là biểu tƣợng cho sự cứu chữa thoát chết; trong Tân ƣớc – (Mt 10, 16), con rắn là biểu tƣợng cho sự khôn ranh) đã cám dỗ Eva ăn trái cấm trong vƣờn Địa Đàng; Adam cũng đƣợc Eva trao cho và ăn theo. Sách Sáng thế viết: “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Đức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với ngƣời đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: Các ngƣơi không đƣợc ăn hết mọi trái cây trong vƣờn không?” Ngƣời đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vƣờn, thì chúng tôi đƣợc ăn. Còn trái trên cây ở giữa vƣờn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngƣời không đƣợc ăn, không đƣợc động tới, kẻo phải chết” Rắn nói với ngƣời đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên nhƣ những vị thần biết điều thiện ác”. Ngƣời đàn bà thấy trái cây đó:
ăn thì phải ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình đƣợc tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đƣa cho cả chồng đang ở cạnh đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai ngƣời mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân” (St 3, 1-7) [52, tr. 37-38]. Trong Cựu ƣớc, trình thuật về sự sa ngã của con ngƣời không chỉ đƣợc thể hiện ở các chƣơng đầu của sách Sáng thế, mà còn đƣợc nhắc lại ở sách Khôn ngoan và Huấn ca đã gợi lên những hệ quả bất hạnh của tội Adam (sau này Kitô giáo gọi là “tội nguyên tổ”. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh không có, hoặc không nhắc đến khái niệm này) nhiều hơn là việc thông truyền thứ tội này. Kể từ đó, thế giới của con ngƣời là một thế giới trong đó tội lỗi lan tràn. Thêm vào đó, tội đẻ ra tội, và ngƣời ta cùng liên đới chịu trách nhiệm về số phận của mình trên trần gian. Sách Khôn ngoan viết: “Qủa thế, Thiên Chúa đã sáng tạo ra con ngƣời, cho họ đƣợc trƣờng tồn bất diệt. Họ đƣợc Ngƣời dựng nên làm hình ảnh của bản tính Ngƣời. Nhƣng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2, 23-24) [52, tr. 1059]. Bởi vậy, “Kể từ lòng mẹ sinh ra, cho đến lúc trở về lòng đất mẹ, mang thân phận con ngƣời, ai cũng canh cánh bên trong lòng một nỗi lo, là con cháu A-đam, nợ phong trần đƣơng nhiên phải trả” (Hc 40, 1) [52, tr. 1141]. Nhiều bản văn khác của Cựu ƣớc cũng nhấn mạnh rằng con ngƣời là tội nhân kể từ lúc sinh ra và tình trạng này mang tính phổ quát. Ví dụ: Sách Thánh vịnh viết: “Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vƣơng lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” [52, tr. 893]; sách Gióp 14, 4 viết: “Ai thanh sạch đƣợc từ ô uế? Dứt khoát là chẳng một ai!” [52, tr. 811].
Trong Tân ƣớc, Đức Giêsu nhấn mạnh đến ảo tƣởng của những kẻ tự cho mình là công chính (Ga 8, 39; Lc 18, 9), và khẳng định rằng mọi ngƣời đều cần đến ơn cứu độ, vì “Ai tin và chịu phép rửa, sẻ đƣợc cứu độ; còn ai