6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Những giá trị của quan điểm nhân sinh quan trong kinh Tân ƣớc
Ph. Ăngghen khi bàn về tôn giáo đã nói: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào trong đầu óc của con ngƣời của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế” [47, tr. 437]. Điều này có nghĩa là, tôn giáo do con ngƣời sáng tạo ra, và dù tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời nhƣng lại có ảnh hƣởng to lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống con ngƣời.
Kitô giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, gồm ba môn phái: Giatô (Catholique), Tin Lành (Potestant) và Chính giáo (Orthodoxe). Hiện nay, ƣớc tính có 954 triệu tín đồ Kitô giáo trên thế giới, chiếm khoảng 35% dân số toàn cầu (Dấu hiệu nhận biết ngƣời theo đạo Kitô là lễ rửa tôi, nên thống kê trên là dựa vào dấu hiệu này). Trong số 954 triệu tín đồ Kitô giáo này, có 586 triệu ngƣời theo Giatô giáo, 256 triệu ngƣời theo Đạo Tin Lành, khoảng 92 triệu ngƣời theo Chính giáo. Ở Tây Âu có hơn 30 triệu tín đồ Kitô giáo, Châu Á có 43 triệu (chủ yếu ở Philippines) tín đồ [50, tr. 1043- 1044]. Là hình thái ý thức xã hội ra đời và phát triển từ xa xƣa, Kitô giáo ảnh hƣởng một cách sâu sắc và rộng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới.
Với một hệ thống các luật lệ, lễ nghi đƣợc quy định một cách chi tiết, thống nhất, giáo lý (Kinh Thánh) của Kitô giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tƣ tƣởng, đạo đức và văn hóa. Chỗ dựa của tín ngƣỡng Kitô giáo là Kinh Thánh, do đó các loại giáo nghĩa của Kitô giáo đều lấy Kinh Thánh và truyền thống Giáo hội làm căn cứ, không đƣợc sai lệch, xa rời. Giáo nghĩa mà Kitô giáo cùng tôn thờ, cơ bản bao hàm ở trong kinh Tin Kính mà Giáo hội thời kỳ đầu truyền lại. Chính bởi vậy, quan điểm nhân sinh quan trong Kinh thánh của Kitô giáo nói chung và kinh Tân ƣớc nói riêng, có một vị trí đáng ghi nhận trong lịch sử triết học. Riêng quan điểm nhân sinh quan trong kinh Tân ƣớc, có những giá trị cơ bản sau:
Đối với sự phát triển của lịch sử triết học, nhân sinh quan trong kinh Tân
ƣớc của Kitô giáo ít nhiều tạo nên sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn cải cách. Chủ nghĩa nhân văn cải cách ra đời vào thế kỷ XVI, ngƣời chủ xƣớng là nhà thần học Mactin Luthơ (Martin Luther 1483 – 1546). Ông chủ trƣơng Kinh Thánh là tiêu chuẩn duy nhất của đức tin mọi kinh Tin kính trong lịch sử và mọi tuyên bố về đức tin của truyền thống đều phải xếp dƣới Kinh Thánh. Chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo mong muốn có sự trở về nguồn, cùng với quan điểm cho rằng Đức Kitô là trung tâm của vòng tròn và vòng tròn đƣợc vạch từ điểm trung tâm này [20, tr. 151]. Chính sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa nhân văn cải cách mà đến cuối thế kỳ XIX, khi phái Chính thống trong giới thần học Tin lành trở thành trào lƣu chính chiếm địa vị thống trị trong Thiên Chúa giáo, thì chủ nghĩa Thomas mới bắt đầu nổi lên. Chủ nghĩa Thomas mới, với cơ sở là hệ thống triết học thần học của Thomas Aquinas, Martin Luther, có liên hệ với một số trào lƣu khoa học hiện đại mà xây dựng nên hệ thống triết học thần học, còn gọi là “chủ nghĩa Tân kinh viện”. Tiêu biểu cho chủ nghĩa này có các nhà triết học nhƣ Maritain (1882 – 1973), E. Gilison (1884 – 1978) và K. Rahner (1904 - `1983). Tƣ tƣởng của chủ nghĩa Thomas mới có ảnh
hƣởng rất lớn đến triết học hiện đại, riêng đối với Kitô giáo thì trực tiếp ảnh hƣởng đến Đại hội Vaticăng lần thứ hai. Maritain đề xƣớng chủ nghĩa nhân đạo lấy Thƣợng đế làm trung tâm, Giáo hội tin rằng: “Phúc âm và Giáo hội dạy dỗ loài ngƣời tôn trọng nhân cách, tôn trọng nhân sinh, tôn trọng lƣơng tâm, tôn trọng sự nghèo khốn, tôn trọng sự tôn nghiêm của phụ nữ, thần thánh của hôn nhân, sự cao thƣợng của việc làm, giá trị của tự do, giá trị vô hạn của mỗi linh hồn cùng với con ngƣời của các chủng tộc, các loại địa vị đều nhất luận bình đẳng trƣớc mặt Thƣợng đế [50, tr. 127-128]. Sau thập niên 1950, thần học của chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu nổi lên. Nhà triết học tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh là Heidegger vốn chịu ảnh hƣởng của các nhà tƣ tƣởng Kitô giáo nhƣ Augustinus, Martin Luther... đối với Kinh Thánh truyền thống đã cựu kỳ thích thú, do đó các nhà thần học Kitô giáo đã rất dễ lợi dụng triết học của chủ nghĩa hiện sinh, bởi vì Kitô giáo cho rằng, việc kết hợp triết học của chủ nghĩa hiện sinh với giáo lý của Kitô giáo tạo nên niềm tin, khiến con ngƣời dễ dàng quy y Kitô giáo. Bởi thế, những nhà thần học chịu ảnh hƣởng tƣơng đối lớn của chủ nghĩa hiện sinh nhƣ Bultmann (1884 – 1976), Gowcathơ (1887 – 1967), Tillich Paul (1886- 1965) hoàn toàn đem thần học Kitô giáo điều hòa với triết học của chủ nghĩa hiện sinh, gắng sức đề xƣớng thần học của chủ nghĩa hiện sinh.
Đối với Kitô giáo, nhân sinh quan trong kinh Tân ƣớc về cơ bản là
sự tiếp nối và phát triển nhân sinh quan trong kinh Cựu ƣớc. Tuy nhiên, nhân sinh quan của Tân ƣớc đã đóng góp cho chính Kitô giáo những giá trị mới mà trƣớc đó chƣa có. Giá trị về phương diện
con người: Con ngƣời không chỉ là kẻ đƣợc cứu rỗi hay là bề tôi
của Chúa, mà là con của Chúa. Con ngƣời phải noi theo Chúa trong tình yêu cuộc sống, yêu đồng loại, yêu sự nghiệp của toàn thể loài ngƣời. Con ngƣời phải vƣơn đến sự thánh thiện và đạt đến cuộc
sống vĩnh hằng. Cũng nhƣ vậy, đạo đức Kitô giáo vƣợt lên trên sự tôn trọng pháp chế. Nó là đạo đức linh cảm và truyền nhập vào tâm linh của tín đồ từ chính cuộc đời của Giêsu. Đạo đức ấy dành một vị trí trung tâm cho lòng yêu kẻ thù, lòng can đảm đối với sự thật, tính không vụ lợi, tinh thần tôn ti trật tự, sự chiến đấu cho tự do, ý chí hòa bình; giá trị về phương diện tôn giáo: với Kitô giáo, tôn giáo
không còn là sự giao thiệp đặc thù với Thần Thánh, Giêsu là ngƣời trung gian hòa giải duy nhất và hiệu nghiệm giữa Chúa trời và con ngƣời, miễn cho con ngƣời không phải đi tìm những con đƣờng tiếp xúc với Chúa Trời, giải thoát con ngƣời khỏi tệ mê tín, và những chuyện hoang đƣờng thần bí. Cuộc sống nhân loại phải hòa hợp với hành động và những ý định sáng suốt của Chúa, bởi vì sự cách biệt giữa thế giới Thần Thánh và thế giới phàm tục đã bị phá vỡ khi Giêsu xuất hiện. Điều sâu sắc hơn của nhân sinh quan trong kinh Tân ƣớc là ở chỗ tôn giáo không tách rời với đạo đức học và chính trị. Không còn giao thiệp với Chúa mà lại không bao hàm một sự cam kết lồng vào bản chất con ngƣời, một cách cƣ xử có định hƣớng trong đời sống cá nhân và xã hội; giá trị về phía Chúa: Chúa không phải nhƣ ngƣời ta nghĩ trƣớc đây. Sức mạnh của Chúa là ở tình yêu, không phải ở sự khiếp sợ, cũng không phải ở sự thống trị. Ngài rất nhân đạo, Ngài luôn hỏi han đến tự do và ƣớc vọng tự do của con ngƣời. Ngài là vị Chúa luôn tha thứ mọi tội lỗi, là Đức Chúa của hết thảy chứ không phải của riêng một nhóm tín đồ nào, của một quốc gia nào [50, tr. 1044-1045].
Đối với nhân loại, nhân sinh quan Kitô giáo nói chung và trong Kinh
Tân ƣớc nói riêng đã góp phần hình thành nên các bài học hƣớng thiện, tránh ác, yêu thƣơng tha nhân, yêu thƣơng con ngƣời, lòng bác ái, tính vị tha, trung
thực, nhân ái. Tình yêu trong kinh Tân ƣớc đƣợc đề cập đến ở ba bình diện quan hệ con ngƣời: với cái cao hơn mình (Thiên Chúa), với cái ngang mình (con ngƣời với con ngƣời) và với cái thấp hơn mình (thế giới vạn vật). Tình yêu phải đƣợc thể hiện bằng việc làm hữu hiệu theo khả năng của mỗi ngƣời, không chấp nhận bất cứ điều gì làm phƣơng hại đến danh dự, sự sống của con ngƣời. Trong Kitô giáo, giới răn yêu thƣơng đƣợc xem là nền tảng. Con ngƣời trƣớc hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thƣơng đến bản thân mình. Đây là cơ sở để thực hiện tình yêu tha nhân. Kinh Thánh khuyên con ngƣời phải yêu chồng vợ, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng... Những điều mà Kinh Thánh răn cấm cũng rất cụ thể: không giết ngƣời, không lấy của ngƣời, không nói sai sự thật, không ham muốn chồng hoặc vợ của ngƣời, không làm chứng giả để hại ngƣời... Ngoài ý nghĩa đức tin vào cái siêu nhiên (Thƣợng đế, Chúa), những chuẩn mực, quy phạm đạo đức ấy là những quy phạm đạo đức rất cụ thể hƣớng con ngƣời đến điều thiện, tránh xa điều ác. Bài học khác có giá trị tích cực của Kitô giáo là hƣớng thiện, bỏ ác. Để đạt mục đích này, con ngƣời phải không ngừng tự rèn luyên, tu dƣỡng, trải qua thử thách về tự do ý chí trong phân biệt thiện ác. Bất lực, không tự chủ, không chế ngự dục vọng, thì tội lỗi, tật xấu, cái ác xuất hiện và nhân đức sẽ lu mờ, dẫn đến cái ác (kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lƣời biếng). Bên cạnh đó, chủ trƣơng chế độ một vợ một chồng, phản đối những tội ác, tật xấu nhƣ bóp chết hài nhi, giết hại trẻ em, đề xƣớng cần cù lao động, bảo vệ hòa bình thế giới... cũng là một trong những giá trị đáng ghi nhận của Kitô giáo đối với lịch sử phát triển loài ngƣời.
Đối với người nghèo, trong thời kỳ đầu – khi chƣa bị các nhà cầm quyền
và các giáo phái lợi dụng, Kitô giáo đã có quan điểm ƣu tiên, bênh vực và bảo vệ cho ngƣời nghèo, “Để họ đƣợc sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10) [53, tr. 341]. Kitô giáo cho rằng, Chúa Giêsu đã đem đến cho ngƣời nghèo thứ Tin
mừng giải phóng, chỉ những ai đang bị áp bức, bị giam hãm trong đau khổ, tội lỗi, mới cần đƣợc giải phóng. Cũng nhƣ Đức Giêsu, các ngôn sứ đích thực đều ƣu tiên phục vụ, tranh đấu, lên tiếng bênh vực những ngƣời nghèo hèn, bé mọn hoặc tội lỗi. Bởi vậy, Thánh Phaolô viết về Đức Giêsu nhƣ sau: “Ngƣời vốn giàu sang phú quý, nhƣng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”(2Cr 8, 9) [53, tr. 568]. Kitô giáo cũng cho rằng, không phải ai cũng bảo vệ và bênh vực ngƣời nghèo mà vẫn có những ngôn sứ giả, ƣu tiên phục vụ những kẻ giàu sang, quyền thế, nhờ vậy mà họ đƣợc giới này ca tụng và ƣu đãi. Thánh Mát-thêu trong chƣơng 19, đoạn 24 nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một ngƣời giàu vào Nƣớc Thiên Chúa” là bởi vậy. Kitô giáo cũng cho rằng, ngôn sứ đích thực thì hành động nhƣ Đức Giêsu, luôn luôn dành thì giờ và năng lực của mình ƣu tiên cho những ngƣời bé mọn, hèn kém, đau khổ: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Ngƣời mù xem thấy, kẻ què đƣợc đi, ngƣời cùi đƣợc sạch, kẻ điếc đƣợc nghe, ngƣời chết sống lại, kẻ nghèo đƣợc nghe Tin Mừng” (Mt 11, 5-6) [53, tr. 91]. Chính Chúa Giêsu cũng luôn đòi hỏi những ai muốn theo Ngài phải yêu thƣơng ngƣời nghèo nhƣ một điều kiện tiên quyết phải có: “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho ngƣời nghèo, anh sẽ đƣợc một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10, 21) [53, tr. 179].Trên tinh thần đó, ngày nay Giáo hội Kitô giáo cũng đã quan tâm đặc biệt đến những dân tộc ít ngƣời, những ngƣời thiệt thòi về kinh tế, xã hội cũng nhƣ văn hóa; các bệnh nhân, những ngƣời tàn tật, già yếu, neo đơn, mồ côi, những thiếu nữ lầm lỡ, các tù nhân… cũng là những thành phần mà Giáo hội cho rằng, cần đƣợc chăm sóc nhiều hơn trong các hoạt động mục vụ. Giáo hội Kitô giáo cũng luôn chủ trƣơng, khuyến khích các cộng đoàn Kitô hữu cần tìm cách thể hiện tình yêu thƣơng phục vụ họ một cách cụ thể, đồng hành với họ trong những khó khăn của đời sống.
Một trong những vấn đề mà từ đầu, nhân sinh quan Kitô giáo đã rất quan tâm và thể hiện thái độ rất rõ ràng, thống nhất từ Cựu ƣớc đến Tân ƣớc và trong cả Giáo luật của Hội thánh, đó là hành vi đồng tính (hôn nhân đồng tính). Ở đây, luận văn chỉ trình bày quan điểm của Kitô giáo nhƣ là một giá trị
về việc lên án hành vi đồng tính mà không cho rằng đó là một giá trị trong việc lên án ngƣời đồng tính. Trong kinh Cựu ƣớc, ở sách Sáng thế chƣơng 1, đoạn 27 đã đề cập ngay đến vấn đề giới tính và sự phân biệt rõ ràng giữ hai phái tính nam và nữ nhƣ sau: “Thiên Chúa sáng tạo ra con ngƣời theo hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” [52, tr. 33], cho nên “Vì thế ngƣời nam lìa bỏ cha mẹ mình để kết hợp với vợ mình và cả hai trở thành một thịt” (St 2, 24) [52, tr. 37]. Nghĩa là ngay từ đầu, Kinh Thánh đã xác định, sự kết hợp giữa ngƣời nam và ngƣời nữ (đơn tính) là do Thiên Chúa muốn vậy, tác hợp vậy và tất nhiên phải nhƣ vậy. Cũng trong Cựu ƣớc, hành vi đồng tính bị xem nhƣ là một điều ghê tởm, khi cho rằng “Ngƣơi không đƣợc nằm với đàn ông nhƣ nằm với đàn bà: đó là một điều ghê tởm” (Lv 18, 22) [52, tr. 199]; “Khi ngƣời đàn ông nào nằm với ngƣời đàn ông nhƣ nằm với ngƣời đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm, chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng” (Lv 20, 13) [52, tr. 202]. Ngày nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng việc kết án “khai trừ khỏi dân chúng” (Lv 20,18) đối với hành vi đồng tính là không đúng, nên giá trị của đoạn kết án hành vi đồng tính cũng phải xem xét lại. Tuy nhiên, chúng ta thấy dù có bị ảnh hƣởng bởi các quan điểm văn hóa, nhƣng lại có sự thống nhất, hằng định vững bền trong Kinh Thánh về vấn đề này.
Tân ƣớc nối tiếp Cựu ƣớc, cùng kết án hành vi đồng tính. Trong tin mừng Mát-thêu chƣơng 19, đoạn 4 đến 6 nhắc lại việc “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con ngƣời có nam, có nữ... Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài ngƣời không đƣợc phân ly” [53, tr. 112]. Từ chính điều này, Thánh
Phaolô đã khai triển một quan điểm trong 1Cr 6, 9 nhƣ là một kết quả cuối cùng cho những ai hành xử theo đồng tính luyến ái đó là không đƣợc vào Nƣớc Trời. Cũng vậy, Tân ƣớc tiếp tục lên án hành vi đồng tính luyến ái trong Rm 1, 26-27 nhƣ sau: “Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc cho họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Nhƣ vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng đáng với sự lầm lạc của mình”. Cuối cùng, ở Ti-mô-thê 1 trong câu 10 hoàn toàn tiếp nối với lập trƣờng ấy, và tách những kẻ đã loan truyền giáo thuyết sai lạc, minh nhiên gọi những ai làm hành vi đồng tính luyến ái là kẻ tội lỗi. Đến lƣợt mình, dựa trên nền tảng Kinh Thánh, vốn xem những hành vi đồng tính là sự suy đồi nghiêm trọng, Giáo hội Kitô giáo luôn tuyên bố rằng, các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật tự, nghịch với tự nhiên; chúng loại bỏ khỏi hành vi tính dục tặng phẩm sự sống, chúng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc cho nhau thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhân đƣợc trong bất kỳ trƣờng hợp nào. Đồng thời, Giáo hội Kitô giáo cũng cho rằng, đồng tính luyến ai phá vỡ cấu trúc truyền thống của gia đình, bởi gia đình là căn bản tốt lành