6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA QUAN ĐIỂM NHÂN SINH QUAN TRONG
Kitô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phƣơng Tây. Trong mấy thế kỷ tiếp xúc, ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây đã tác động một cách khác sâu rộng vào nhiều lĩnh vực văn hóa Việt Nam. Tuy tùy lúc, tùy nơi, ngƣời Việt Nam có thể chấp nhận hay chống đối, nhƣng cuối cùng bao giờ cũng là sự “thâu hóa linh hoạt”, tiếp nhận những gì có ích và “biến đổi” cho phù hợp. Ngay trong lĩnh vực Kitô giáo với những ngôi nhà thờ nổi tiếng về sự rập khuôn cứng nhắc theo lối kiến trúc có đỉnh tháp nhọn hoắt, thì ở Việt Nam, một trong những nhà thờ đầu tiên là nhà thờ Phát Diệm lại xuất hiện dƣới dạng kiến trúc dân tộc thấp, trải rộng có mái cong; do truyền thống trọng nữ, ngƣời Việt Nam thƣờng đƣa đức Mẹ Maria lên vị trí sùng kính đặc biệt mà ở phƣơng Tây không gặp; do tinh thần dân tộc truyền thống của mình, ngƣời Kitô hữu Việt Nam ngày nay đã và đang thực sự hòa mình với dân tộc, ở trong dân tộc, vì dân tộc, xây dựng cho mình truyền thống “Kính Chúa, yêu Nƣớc” và đề cao tinh thần “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Trong các lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần khác, ta cũng gặp sự thâu hóa linh hoạt nhƣ thế. Dƣới những cách tiếp cận khác nhau có thể nhận thấy, Kitô giáo ảnh hƣởng đến văn hóa Việt Nam ở những phƣơng diện khác nhau. Ở góc độ nhận thức luận triết học, trong quá trình du nhập và truyền giáo, nhân sinh quan của Kitô giáo nói chung và trong kinh Tân ƣớc nói riêng đã có những ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức của một bộ phận ngƣời Việt Nam về quan điểm, quan niệm, tƣ duy, lối sống… Từ đó, đƣợc thể hiện ra trong các lĩnh vực nhƣ đạo đức, tình yêu hôn nhân và gia đình hay các tín ngƣỡng. Ở đây luận văn trình bày quan điểm nhân sinh quan của Kitô giáo trong kinh Tân ƣớc, ảnh hƣởng đến đời sống của giáo dân ở Việt Nam dƣới ba khía cạnh: văn hóa nhận thức truyền thống; văn hóa thờ cúng tổ tiên; hôn nhân và gia đình.