Khái niệm, nguồn gốc và kết cấu của kinh Tân ƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 38 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và kết cấu của kinh Tân ƣớc

Trong lịch sử của mình, Kitô giáo tin rằng Thiên Chúa đã lập ra một giao ƣớc với dân ít-ra-en thông qua tổ phụ Áp-ra-ham và ông Môsê. Về sự kiện này, sách Xuất hành viết: “Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: “Đây là máu giao ƣớc Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”” (Xh 24, 8) [52, tr. 150]. Vì vậy, Kitô giáo xem giao ƣớc của Thiên Chúa với Môsê là giao ƣớc cũ – Cựu ƣớc. Và với niềm tin ấy, các nhà thần học Kitô giáo đầu tiên có chung một xác tín, đó là Đức Giêsu đã khai mở giai đoạn chung cuộc của lịch sử cứu độ. Một giao ƣớc mới đã đƣợc hình thành, giao

ƣớc này đƣợc gọi là giao ƣớc máu Đức Kitô: “Cũng thế, cuối bữa ăn, Ngƣời nâng chén và nói: “Đây là chén máu Thầy, đổ ra để lập Giao ƣớc mới; mỗi khi uống, anh em hãy là nhƣ Thầy vừa làm để tƣởng nhớ Thầy”” (1Cr 11, 25) [53, tr. 544]. Giao ƣớc này đƣợc gọi là giao ƣớc mới – Tân ƣớc. Ngƣời ta cũng tin rằng, giữa giao ƣớc cũ và giao ƣớc mới có một sự thống nhất vì do cùng một Thiên Chúa là tác giả (Tín đồ Kitô giáo tin rằng Ðức Chúa Trời đã dùng những ngƣời viết (đƣợc xem là tác giả thứ hai) để truyền đạt lời của Chúa. Và họ đều tin rằng chính Chúa (tác giả thứ nhất) là tác giả của cả quyển Kinh Thánh. Vì vậy, Kinh Thánh còn đƣợc gọi là lời của Đức Chúa Trời). Giao ƣớc cũ đạt đƣợc sự trọn vẹn của mình nơi giao ƣớc mới, trong Đức Giêsu. Các Kitô hữu đầu tiên coi Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa, nhƣng Kinh Thánh lúc đó mới chỉ là một phần ngày nay chúng ta gọi là Cựu ƣớc. Phải đợi đến một thời gian lâu sau, những sách mà ngày nay ngƣời ta gọi là sách Tân ƣớc mới đƣợc nhìn nhận là lời Chúa, ngang hàng với các sách của Cựu ƣớc.

Tân ƣớc lúc đầu đƣợc viết chủ yếu bằng ba thứ tiếng là Hebrew, Hy Lạp và Aram. Các bản văn Tân ƣớc diễn tả sự dấn thân trong đức tin của các cộng đoàn tín đồ Kitô giáo sơ khai. Các bản văn ấy kể cho con ngƣời nhiều điều về cách thế và lý do các cộng đoàn Kitô giáo đƣợc hình thành, về những thăng trầm đƣợc kinh nghiệm bởi vài thế hệ tín đồ Kitô giáo đầu tiên, về đặc điểm của đức tin và của những thực hành nơi các Tín đồ Kitô giáo sơ khai. Điểm thống nhất của các bản văn này là ở chỗ các tác giả khác nhau đã cố gắng diễn tả niềm tin của họ rằng Đức Giêsu Nadareth là Đấng Kitô, là Messia, là Con Thiên Chúa, là Đấng mà Thiên Chúa sai đến để đem ơn cứu độ cho nhân loại. Mặc dù những bản văn này chia sẻ một nhãn quan chung về địa vị trung tâm và ý nghĩa của Đức Giêsu, nhƣng chúng cũng có những cái nhìn khác nhau về Đức Giêsu và về ý nghĩa của đức tin Kitô giáo.

Xét một cách toàn thể, Tân ƣớc có thể đƣợc xem nhƣ một bức ảnh ghép nghệ thuật, với những hình ảnh trùng khớp nhau nhƣng cũng vẫn phân biệt nhau. Vì thế, cũng nhƣ các Sách thánh Do Thái, Tân ƣớc đƣợc hiểu nhƣ một sƣu tập các “sách” khác nhau hơn là nhƣ một quyển sách độc nhất, ngay cả các bản văn này đều có cùng mối quan tâm đến ý nghĩa của niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa. Có thể thấy, các sách Tân ƣớc đã đƣợc viết bởi những con ngƣời khác nhau vào những thời gian khác nhau trong những hoàn cảnh rất đa dạng của đời sống Kitô giáo sơ khai [62, tr. 50-52].

Tóm lại, Tân ƣớc là những sách ghi lại quá trình ra đời, rao giảng của

Đức Giêsu, về lịch sử của Giáo hội Kitô giáo thời sơ khai, về những bức thánh thƣ của các tông đồ gửi cho các giáo đoàn, tiên tri về những cuộc chiến tranh giữa cái thiện và cái ác, về những tai họa và về ngày tận thế.

Cho đến nay, Giáo hội Công giáo Rô-ma cho rằng, kinh Tân ƣớc có 27 cuốn, đƣợc chia ra nhƣ sau:

- Các sách Phúc âm và lịch sử (5 cuốn): Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca (ba

cuốn này đƣợc gọi là Phúc âm nhất lãm, vì nhiều câu nói có ý tƣởng giống nhau), Gio-an và Tông đồ Công vụ.

- Các thư Tân ước (14 thƣ của thánh Phao-lô và 7 thƣ của các thánh

Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đa Ta-đê-ô): Các thƣ thánh Phao-lô tông đồ: Rô-ma, I và II Cô-rin-tô, Ga-lát, Ê-phê-xô, Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, I và II Thê-xa-lô-ni-ca, I và II Ti-mô-thê, Ti-tô, Phi-lê-mon và thƣ Do-thái; các thƣ khác: Gia-cô-bê, I và II Phê-rô, I-II-III Gio-an, Giu-đa Ta-đê-ô.

- Sách tiên tri: Sách Khải huyền. Ngoài ra, có một số các sách khác nhƣ

Ét-ra II, Ma-ca-bê III và IV hay Phúc âm thánh Tô-ma..., nhƣng Giáo hội không công nhận những sách ấy vào sổ bộ Thánh Kinh, và ngƣời đời sau gọi

các sách ấy là sách ngụy thƣ (các sách này có hình thức và nội dung khá gần với các sách Tân ƣớc vừa kể trên. Tuy nhiên, nó chứa đựng một số những sai lạc về giáo lý, không công nhận nhân tính của Đức Kitô, hay bài bác hôn nhân. Phần lớn các sách ngụy thƣ đều ẩn dƣới danh nghĩa các vị Tông đồ).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)