Ảnh hƣởng đối với việc giáo dục hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 109 - 140)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Ảnh hƣởng đối với việc giáo dục hôn nhân và gia đình

* Đối với hôn nhân:

Ngày nay, dƣới sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những tiến bộ và biểu hiện tích cực trong văn hóa, những mối quan hệ truyền thống, những nét đẹp tín ngƣỡng đƣợc phát triển phong phú thì mặt trái của nền kinh thị trƣờng cũng đã ảnh hƣởng to lớn đến một số lĩnh vực trong cuộc sống. Một trong những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng diễn ra rõ nét ở các đô thị, trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. Tình yêu và hôn nhân gia đình là một lĩnh vực rất quan trọng, rất cần có sự quan tâm của xã hội. Tình yêu và hôn nhân đúng đắn là yếu tố quan trọng tạo nên một nền tảng gia đình và xã hội vững chắc, thúc đẩy nhân loại tiến bộ. Ở Việt Nam, những nét đẹp truyền thống của mỗi tôn giáo đã và đang đƣợc giữ lại nhƣ những di sản quý giá, nhằm làm phong phú và bền chặt hơn những mối quan hệ truyền thống, trong đó có lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. Đối với vấn đề này, Thiên Chúa giáo mang nhiều yếu tố tích cực. Trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân, dù cho cuộc sống có thay đổi thì giáo lý của Thiên Chúa giáo luôn có một số điều chỉnh và quy định rất rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ mang tính chất thiêng liêng khiến những ngƣời đến tuổi kết hôn phải thấm nhuần và tuân giữ. Hôn nhân trong quan điểm của Thiên Chúa giáo đã đƣợc chính Chúa Giêsu nâng lên thành Bí tích, để ban cho ơn cho các đôi lứa sống hòa hợp bên nhau, giúp đỡ nhau phần hồn, phần xác cho đến trọn đời. Bí tích Hôn nhân (Hôn phối) là một trong bảy phép Bí tích (Bí tích rửa tội; Bí tích thêm sức; Bí tích Mình Thánh Chúa; Bí tích giải tội; Bí tích xức Dầu Thánh; Bí tích truyền Chức Thánh; Bí tích Hôn phối) của Thiên Chúa giáo. Bí tích Hôn nhân là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống trọn đời của đôi nam nữ đã chịu phép rửa tội. Khi đã nhận lãnh Bí tích này, tức là đã đƣợc Chúa chúc phúc cho tình yêu của họ. Một lễ thành hồn của Kitô hữu đã Thánh tẩy, không từ

bỏ đức tin Công giáo phải đƣợc cử hành trƣớc mặt một Linh mục (hoặc Giám mục hay Phó tế). Phép Hôn phối nào không theo cách thức trên là không có hiệu lực trƣớc Giáo hội [63, tr. 82]. Xa hơn nữa, Giáo hội Công giáo cũng thừa nhận hôn nhân có hiệu lực đối với những cặp đôi theo tôn giáo khác.

Bí tích Hôn phối nhằm tăng cƣờng tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân và gia đình của tín đồ Thiên Chúa giáo. Giây phút đôi nam nữ trao nhẫn cho nhau là giây phút thiêng liêng, đôi bên thề nguyền trƣớc Chúa giữ lòng chung thủy, yêu thƣơng, tôn trọng nhau mãi mãi, dù lúc thịnh vƣợng hay lúc nguy nan, dù khi khỏe mạnh hay lúc đau yếu. Lời hứa trong lễ thành hôn đƣợc xem nhƣ lời hứa thiêng liêng trƣớc Thiên Chúa và Hội thánh. Chính vì vậy mà hôn nhân Thiên Chúa giáo là hôn nhân bất khả phân ly, vì tín đồ Công giáo tin (và giáo lý dạy) điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài ngƣời không đƣợc phép phân ly. Do đó, việc ly hôn hay đa phu, đa thê là trái với luật, Chúa và Giáo hội không chấp nhận. Khi đã thấm nhuần giáo lý hôn nhân, các đôi nam nữ vững vàng bƣớc vào cuộc sống gia đình, thực hiện tốt chức năng làm vợ chồng, làm cha làm mẹ. Mặt khác, trong mƣời điều răn của Chúa có hai điều nói rõ về việc cấm kỵ con ngƣời thèm khát và những ham muốn nhục dục (những thứ thuộc về ngƣời khác): điều răn thứ sáu yêu cầu con ngƣời “chớ làm sự dâm dục” và điều răn thứ chín yêu cầu “chớ muốn vợ chồng ngƣời”. Theo Kitô giáo, nếu phạm một trong các điều răn ấy là phạm trọng tội, xúc phạm đến phẩm giá của hôn nhân.

Theo quan niệm của Kitô giáo, chế độ hôn nhân của nhân loại là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, và hôn nhân là do Thiên Chúa tác hợp. Hôn nhân của ngƣời Công giáo ở Việt Nam hiện nay, vừa theo phong tục truyền thống, vừa theo quy định của giáo luật. Họ thực hiện theo các bƣớc, nhƣ lễ dạm, ăn hỏi, lễ cƣới, lại mặt. Trong hôn lễ, dâu rể đƣợc làm lễ tổ, lễ gia tiên ở trƣớc bàn thờ, giƣờng thờ tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn,

hiếu kính trình diện với ông bà. Nghi thức gia tiên thƣờng gồm ba mục: cảm tạ Thiên Chúa - Kính nhớ tổ tiên - Chúc mừng ông bà, cha mẹ còn sống. Xuất phát từ quan niệm Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dƣới đất. Nhờ Thiên Chúa mà các tín đồ có cha có mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì thế, cô dâu, chú rể đến trƣớc bàn thờ Thiên Chúa, thắp hƣơng và dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa. Sau nghi lễ tạ ơn Thiên Chúa là nghi lễ kính nhớ tổ tiên. Sách Huấn ca (Hc 44,10-45) dạy rằng: “Hãy ca tụng bậc cha ông đã sống qua các thời đại, công đức các ngài không chìm vào dĩ vãng, gia tài của các ngài là lũ cháu đàn con”. Nghi thức kính nhớ tổ tiên trong hôn nhân bắt nguồn từ quan niệm của ngƣời Việt truyền thống rằng: tổ tiên dù đã mất nhƣng vẫn hiện diện trong gia đình và sống cùng con cái, cháu chắt. Vì thế, vào ngày cƣới, cô dâu, chú rể đƣợc dẫn tới bàn thờ Tổ tiên (thƣờng đƣợc đặt dƣới bàn thờ Thiên Chúa hoặc một nơi khác trong nhà, trên có trƣng bày di ảnh, hoa nến, mâm ngũ quả,...) làm lễ để ra mắt tổ tiên gia tộc, bày tỏ lòng thành kính biết ơn, thể hiện đúng truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rồi cắm hƣơng vào lƣ đồng hoặc bát hƣơng theo đúng nghi lễ truyền thống dân tộc. Xuất phát từ quan niệm cha mẹ là ngƣời sinh thành, yêu thƣơng và tốn bao tâm huyết trong nuôi dạy con cái. Công ơn cƣu mang, nuôi nấng, dạy dỗ, nay con cái đã bƣớc vào tuổi trƣởng thành, đến ngày lập gia thất, đồng thời cũng nhờ cha mẹ sắp đặt mà đôi trai gái có đƣợc ngày vui này. Vì thế đôi uyên ƣơng cần phải đến trƣớc cha mẹ mà bày tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành. Nghi thức gia tiên đƣợc tổ chức ở cả hai bên nhà gái và nhà trai. Một điểm khác biệt với đám cƣới truyền thống ngƣời Việt là khi đƣa dâu theo truyền thống thƣờng rải tiền khi qua cầu, điều này bị cấm ngặt ở bên Công giáo. Có thể thấy, các bƣớc cƣới xin của ngƣời Công giáo kế thừa lễ cƣới truyền thống của ngƣời Việt nhƣng giản tiện hơn và theo quy định của giáo luật.

lớn đến việc giáo dục con cái sống có đạo đức thông qua việc thực hiện nghiêm túc các lễ nghi nhƣ một tín ngƣỡng, một luân lý củng cố vững bền đức tin để hƣớng tới sống tốt đời, đẹp đạo. Ngày nay, mỗi gia đình Công giáo nói chung đều có cuốn “Sổ gia đình Công giáo” ghi tên tuổi ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngày làm lễ Hôn phối, tên tuổi các con, ngày rửa tội, ngày xƣng tội... truyền thống ấy đã có tác dụng to lớn trong việc nhắc nhở, gợi lại những giá trị thiêng liêng cao quý về tinh thần, tình cảm đối với bố mẹ và từng thành viên trong gia đình. Ở nƣớc ta hiện nay, Pháp luật về Hôn nhân và gia đình đã thay đổi phù hơp hơn với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chúng ta trân trọng giữ lại những gì tốt đẹp của đạo lý dân tộc thời xƣa trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bên cạnh sự phát triển không ngừng những đạo lý mới của xã hội mới, nhằm làm cho vấn đề hôn nhân và gia đình đƣợc tốt đẹp hơn, chân chính hơn, thiêng liêng hơn. Ngày nay, ngoài việc làm lãnh nhận Bí tích Hôn phối ở nhà thờ, các đôi nam nữ Thiên Chúa giáo khi quyết định kết hôn cũng đã đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phƣơng nơi họ cƣ trú.

Thiên Chúa giáo xƣa và nay có nhiều yếu tố tích cực, đóng góp cho xã hội một số nét văn hóa đáng quý, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Kinh Tân ƣớc cũng đã chỉ ra rằng, muốn cải tạo xã hội Chúa đã cải tạo gia đình trƣớc bằng gƣơng Thánh Nagiarét, bằng việc cải tạo hôn nhân và thành lập Bí tích Hôn phối. Hôn nhân phải dựa trên nền tảng của tình yêu và phải mang đậm tính nhân bản, trở thành nếp sống đạo đời chu toàn, cùng nhân loại hƣớng đến một xã hội văn minh. Hôn nhân đích thực là nền tảng của gia đình, gia đình là nền tảng của xã hội, là trung tâm văn minh và tình thƣơng.

* Đối với việc giáo dục gia đình:

Gia đình là nền tảng của một xã hội, một quốc gia. Để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và hùng mạnh, cần xây dựng tốt yếu tố cấu thành nên

nó là gia đình. Vì vậy, từ cổ chí kim, việc tạo lập một gia đình tốt đẹp đã đƣợc đề cập đến nhiều trong pháp luật của các quốc gia và cả trong tôn giáo chẳng hạn nhƣ Khổng giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo. Mặc dù còn nhiều hạn chế về thế giới quan, nhân sinh quan, nhƣng các tôn giáo dù dựa trên các học thuyết duy tâm đều muốn con ngƣời tránh khỏi sự lầm lạc ở cuộc sống trần gian và thoát khỏi sự trừng phạt ở thế giới bên kia. Vì vậy, những quan điểm hƣớng thiện của Thiên Chúa giáo cũng nhƣ của nhiều tôn giáo khác có yếu tố tích cực, phù hợp với việc xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và trong một chừng mực nào đó phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ rất sớm, trong vấn đề quan hệ vợ chồng Thiên Chúa giáo đã có những quy định rất rõ và xem quan hệ vợ chồng là nền tảng cho xã hội loài người.

Vì vậy, trong quan hệ vợ chồng, mỗi ngƣời theo bổn phận của mình phải sống chứng nhân cho tình yêu. Qua việc làm phép hôn nhân trong nhà thờ, nhờ các Bí tích của hôn nhân, ngƣời chồng đã hợp nhất với với ngƣời vợ trong một giao ƣớc tình yêu, phải yêu thƣơng vợ “nhƣ Chúa Kitô thƣơng yêu Hội thánh”, nhờ dấu Bí tích, họ thể hiện mối tƣơng giao của Đức Kitô với Giáo hội (Thông điệp về gia đình của Đức Giáo hoàng Gioan Phao lô II, ngày 1 tháng 1 năm 1995) [50, tr. 1045]. Luật Đạo Thiên Chúa quy định mối quan hệ cƣ xử vợ chồng trong gia đình rành mạch, có lý có tình, mỗi bên có phận sự riêng, trong đó: Đối với người chồng, phải là chứng nhân của một tình yêu

không vị kỷ, quên mình hi sinh cho vợ nhƣ Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá cho Giáo hội. Thể hiện một ngƣời chồng tốt, đó là không ghen ghét chửi rủa những lời nặng nề xấu xa hoặc để cho cha mẹ mình làm khổ vợ. Nếu vợ có lỗi thì chồng đƣợc quở trách sửa bảo bằng lời lẽ mà thôi. Chịu khó làm lụng, không chơi bời du đãng, phung phá tiêu phí của cải trong nhà vô ích, để cho vợ con phải đói khát, rách rƣới. Phải lo liệu cho vợ giữ lấy Đạo, đó là các phép tắc, đọc kinh, xem lễ, xƣng tội, chịu lễ chính đáng. Trong gia đình, khi

một thành viên mới ra đời, đƣợc xem nhƣ là hồng ân Thiên Chúa ban nên mọi ngƣời rất vui mừng, vì vậy ngƣời chồng cũng phải có trách nhiệm giúp vợ nuôi dạy con cái. Về điều này, Giáo lý Thiên Chúa giáo có một số nét phù hợp với Luật pháp của Nhà nƣớc ta. Luật Hôn nhân và Gia đình chƣơng III điều 11 nói: “Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của ngƣời mẹ” [63, tr. 72]. Đối với người vợ, phải dịu hiền, sống hợp nhất với chồng, trao dâng trọn vẹn không vụ lợi. Một ngƣời vợ tốt, là một ngƣời mẹ gƣơng mẫu, cùng chồng nuôi nấng, giáo dục con cái trở thành nguồn mạch cho mọi tình cảm cha con, mẹ con và sự gắn kết vợ chồng. Vợ phải biết kính nể, vâng lời, chịu lụy chồng trong lẽ phải. Đối với chồng không đƣợc kinh rẻ, chửi rủa, cứng cổ, bất trị. Phải coi sóc cửa nhà và làm các việc cho xứng với vị trí của mình.

Xã hội Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đã có nhiều bƣớc tiến mới tốt đẹp, ngƣời phụ nữ Công giáo đã cùng phụ nữ cả nƣớc góp phần vào sự tiến bộ chung của đất nƣớc. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đã đem lại nhiều quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đó, Giáo hội Việt Nam ngày nay cũng đã phần nào nhìn nhận ngƣời phụ nữ qua nhãn quan phát triển của xã hội loài ngƣời, qua sự phát triển của đất nƣớc ta. Nếu nhƣ trƣớc đây ngƣời ta cho rằng phụ nữ chỉ gắn với con cái, gắn với nhà thờ và công việc bếp núc, thì ngày nay, phụ nữ Công giáo đã vƣơn ra tham gia các hoạt động xã hội ở nhiều lĩnh vực và đồng thời vẫn giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Cũng nhƣ phụ nữ không theo đạo Thiên Chúa, phụ nữ có đạo cần phải giáo dục con cái mình từ lúc đầu thai bằng tình cảm, bằng cuộc sống thánh thiện, cho đến khi đứa trẻ sinh ra, lớn lên bằng sự gƣơng mẫu, hiền dịu và tình thƣơng bao la của ngƣời mẹ. Vợ chồng phải sống biết thƣơng yêu, kính nể, giúp đỡ nhau theo gƣơng Mẹ Maria và Thánh Giuse, gắng loại bỏ quan điểm trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến xƣa kia,

nhƣ Luât Hôn nhân và Gia đình của nƣớc ta đã nêu rõ: “Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, thƣơng yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch” (Chƣơng III, điều 10-11) [50, tr. 1046]. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong Thiên Chúa giáo cũng phù hợp với Luât Hôn nhân và Gia đình của nƣớc ta, thể hiện sự văn minh tiến bộ hơn so với chế độ phong kiến phƣơng Đông xƣa và giáo lý của Đạo Hội (ngƣời đàn ông có quyền lấy bốn vợ).

Bên cạnh hững quy định về mối quan hệ vợ chồng, giáo lý Thiên Chúa giáo còn quy định mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong gia đình. Con cái phải “thảo kính cha mẹ” (điều răn thứ bốn trong thập giới răn của giáo lý Thiên Chúa giáo), điều này đã đƣợc Thiên Chúa khắc vào đá và ban cho Maisen, tổ phụ của dân Do Thái. Trong quan điểm của Thiên Chúa giáo, thảo kính cha mẹ phải từ trong suy nghĩ rồi dẫn đến việc làm cụ thể, tức là phải thực hiện những việc sau: “Tôn kính bề trong bề ngoài, yêu mến thật lòng, vâng lời chịu lụy, và giúp đỡ phần xác” [50, tr. 1046]. Đối với cha mẹ, con cái phải nhân đức thƣơng yêu, nhân đức thảo hiếu, kính trọng, yêu mến, vâng lời, phụng dƣỡng để đền đáp lại công lao sinh thành và nuôi dƣỡng của cha mẹ. Thảo kính cha mẹ trong bất kỳ hoàn cảnh, trƣờng hợp nào, đặc biệt là khi cha mẹ lâm nạn, ốm đau và cả khi cha mẹ đã qua đời. Những quy định ấy của Thiên Chúa giáo có nhiều nét tƣơng đồng với chủ trƣơng của Nhà nƣớc ta. Điều 2 và 21 trong Luât Hôn nhân và Gia đình năm 1986 nêu rõ: “Con cái có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ”. Giáo lý Thiên Chúa giáo tiếp tục nêu rõ, nếu không thảo kính cha mẹ, chẳng những phạm tội nghịch với điều răn thứ bốn, mà có khi còn nghịch với các điều răn khác nữa. Con cái có thể mắc trọng tội (tội nặng), tội nhẹ, hoặc không có tội đối với cha mẹ tùy theo những biểu hiện. Về

phía cha mẹ, phải có nghĩa vụ đối với con cái, phải yêu thƣơng, nuôi nấng,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 109 - 140)