6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Nội dung và đặc điểm của kinh Tân ƣớc
- Các sách Phúc âm: Bao gồm các sách phúc âm củaMát-thêu, Mác-cô,
Lu-ca và Gioan. Phúc âm Mát-thêu: kể mƣời dụ ngôn Chúa giảng và một số
những biến cố trong cuộc đời của Ngài mà ngƣời ta không thấy ghi lại trong các sách Phúc âm khác. Ngoài ra, phần lớn nội dung Phúc âm Mát-thêu ghi lại việc truyền giáo công khai của Chúa Giêsu ở miền Ga-li-lê. Phúc âm Mát- thêu còn ghi lại các biến cố liên quan đến cuộc hành trình lên Giê-ru-sa-lem, ngày tận thế và cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế. Sách kết thúc với biến cố phục sinh của Chúa Giêsu, và lệnh truyền cho các môn đệ đi truyền giáo khắp nơi trên thế giới; Phúc âm Mác-cô: kể về cuộc đời Chúa Cứu Thế một cách
cụ thể và súc tích dựa trên lời tƣờng thuật của thánh Phê-rô (tông đồ trƣởng trong nhóm 12 môn đệ của Chúa Giêsu); Phúc âm Lu-ca: ghi đầy đủ và chi
tiết về cuộc đời Chúa Cứu Thế, nhất là về biến cố giáng sinh. Phúc âm Lu-ca cũng kể lại các hoạt động của các thánh tông đồ, nhất là của thánh Phê-rô và Phao-lô, đó cũng là lịch sử Giáo hôi Kitô giáo thời sơ khai; Phúc âm Gio-an: đƣợc Gio-an biên soạn vào khoảng năm 90 sau Công nguyên, sách này chú trọng ý nghĩa các biến cố của Chúa Giêsu. Phúc âm Gio-an cũng nhấn mạnh đến các phép lạ Chúa thực hiện nhƣ các dấu chỉ Ngài là Đấng Cứu Thế yêu thƣơng và quyền năng; các sách Tông đồ Công vụ: đƣơc viết vào khoảng năm 60 – 80 sau Công nguyên. Sách có nội dung tiếp nối các sách phúc âm Lu-ca, sách này ghi lại các hoạt động của các thánh tông đồ sau khi Chúa về trời và Chúa Thánh Thần hiện xuống. Nói cách khác, sách này ghi lại lịch sử Giáo hội Kitô giáo trải dài trong vòng 30 năm.
Có thể thấy, ba quyển Phúc âm đầu tiên – Phúc âm nhất lãm (Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca), có nhiều điểm giống nhau ở nhiều phƣơng diện; có rất nhiều yếu tố trùng hợp, chứa nhiều lời nói giống nhau của Đức Giêsu và kể nhiều câu chuyện giống nhau về Đức Giêsu, thƣờng giống nhau về cả từ ngữ. Trong khi đó, Phúc âm Gioan khác với Phúc âm nhất lãm. Phúc âm Gioan có rất ít lời nói và câu chuyện mà con ngƣời gặp thấy trong các Phúc âm nhất lãm. Một trong những vấn đề đƣợc tranh cãi nhiều nhất là vấn đề con ngƣời Giêsu lịch sử thật sự nhƣ thế nào. Trong mức độ nào đó các sách Phúc âm cho biết về Đức Giêsu của lịch sử, nhất là vì các sách Phúc âm đã đƣợc viết ra để rao giảng niềm tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngƣời đã chết và đã đƣợc phục sinh từ cõi chết.
- Các thư Tân ước: bao gồm thư Rô-ma: là thƣ mà Thánh Phao-lô viết
để gửi các Kitô hữu thuộc công đoàn Rô-ma khoảng năm 57 sau Công nguyên. Thánh Phao-lô viết thƣ để khuyến khích họ sống đạo và thành lập cộng đoàn đức tin tại đó, đồng thời mong ƣớc có dịp đến Rô-ma thăm viếng họ. Thƣ Rô-ma chất chứa các điều căn bản về niềm tin Kitô giáo; hai thư Cô-rin-tô I và II: là thƣ thánh Phao-lô viết cho cộng đoàn Cô-rin-tô trong lần
ông đến thăm nơi này, đƣợc viết vào khoảng năm 50 – 56 sau Công nguyên. Thƣ I đề cập đến các tệ nạn trong đời sống cộng đoàn Cô-rin-tô (chia rẽ, loạn luân, luân lý gia đình sa đọa...) và giá trị ơn sủng Chúa cho những tín hữu đã lìa trần có niềm tin nơi Ngài. Thƣ II nói về mối liên hệ thánh Phao-lô với các tín hữu cộng đoàn Cô-rin-tô, khi một số ngƣời nơi này báng bổ ông vì họ không tin ông là vị tông đồ truyền giáo; thư Ga-lát: là thƣ Thánh
Phao-lô viết gửi các tín hữu thuộc cộng đoàn Ga-lát (vùng trung bộ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), đƣợc viết vào khoảng năm 48 sau Công nguyên. Thƣ này nói về việc Chúa Giêsu đã ban ơn nhƣng không phải cho tất cả mọi ngƣời và xác định con đƣờng mà Kitô hữu đi phải đƣợc xuất phát từ lòng yêu mến và
niềm tin nơi Chúa; Thư Ê-phê-xô: là thƣ luận của Thánh Phao-lô gửi cho các họ đạo thuộc cộng đoàn Ê-phê-xô (miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) truyền tay nhau đọc vào khoảng năm 60 sau Công nguyên. Nội dung chính của thƣ này nói về việc quy tụ mọi dân nƣớc về với Chúa trong một trời mới, đất mới. Thƣ cũng đề cập đến tính đoàn kết giữa các Kitô hữu; thư Phi-líp-phê: Thánh Phao-lô viết thƣ này vào khoảng năm 54 sau Công nguyên gửi cho cộng đoàn Phi-líp-phê. Trong thƣ này Phao-lô thông báo cho các tín hữu biết về tình hình hiện tại của mình, đồng thời khuyên họ đừng kiêu căng tự phụ mà hãy khiêm nhƣờng theo gƣơng Chúa Giêsu; thư Cô-lô-xê: viết vào khoảng năm 61 sau Công nguyên gửi cho cộng đoàn Cô-lô-xê của Thánh Phao-lô. Thƣ này kêu gọi cộng đoàn Cô-lô-xê sống chân chính khi thực thi những điều Chúa rao giảng; hai thư Thê-xa-lô-ni-ca I và II: trong thƣ này, Thánh Phao-lô kêu gọi mọi tín hữu cùng ông cảm tạ Thiên Chúa vì mọi ơn lành Ngài đã ban, khi đƣợc đón tin mừng về cuộc sống đạo tốt lành của họ, kêu gọi họ tiếp tục sống đẹp lòng Chúa. Phao-lô cũng khuyến khích cộng đoàn Thê-xa-lô-ni-ca vững tin vào Thiên Chúa, làm việc và sống đạo trong khi chờ Chúa Kitô giáng thế; hai thư Ti-mô-thê I và II: là thƣ Thánh Phao-lô viết gửi cho đồ đệ của mình (Ti-mô-thê là đồ đệ trẻ tuổi tân tòng của Thánh Phao-lô) để khuyên ngƣời này không nhút nhát, luôn trung thành với sứ điệp Tin mừng của Chúa mọi lúc mọi nơi, và nhằm nâng đỡ, hƣớng dẫn Ti-mô- thê các hoạt động mục vụ tại cộng đoàn Ê-phê-xô; thư Ti-tô: là thƣ Thánh
Phao-lô gửi cho Ti-tô phụ tá của mình trong các chuyến truyền giáo. Phao-lô khuyến khích phụ tá của mình vững vàng trong đức tin chính thống và tế nhị khi phải tiếp xúc với những thành phần già cả và thủ cựu trong cộng đoàn ở Cơ-rê-ta. Đồng thời Phao-lô cũng báo động và cố vấn Ti-tô phải lƣu tâm về lối sống cũng nhƣ thái độ cần có trong hàng ngũ tín hữu tại cộng đoàn mà ông coi sóc; thư Phi-lê-mon: là thƣ Thánh Phao-lô gửi cho bạn thân của
mình đề nghị nhận lại ngƣời nô lệ xƣa dƣới tƣơng quan mới: Kitô hữu; thư
Do-thái: thƣ đƣợc biên soạn vào những năm cuối thế kỷ I sau Công nguyên,
tác giả khẳng định Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa đƣợc mặc khải cho loài ngƣời và đã xuống thế, chịu tử nạn để cứu chuộc họ; thư Gia-cô-bê: có giá trị thực tiễn cho mọi Kitô hữu: khôn ngoan, tin tƣởng, lắng nghe và sống lời Chúa. Tác giả khuyến khích họ sống bằng việc tuân giữ luật bác ái mà Chúa đã dạy; hai bức thư Phê-rô I và II: mục đích của hai thƣ này nhằm củng cố đức tin ngƣời tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn vì cơn bắt đạo. Thƣ khẳng định chắc chắn Chúa Kitô sẽ lại đến thế gian trong vinh quang, vì thế mọi tín hữu phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ấy; ba bức thư Gio-an: ba thƣ này của Thánh Gio-an viết để củng cố đức tin và hƣớng dẫn Kitô hữu sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa và tránh xa các đạo lý lầm lạc nhất là đạo lý của phái Tri Thức. Thƣ đồng thời kêu gọi mọi ngƣời coi chừng với các tà thuyết, sống yêu thƣơng và giúp đỡ lẫn nhau; thư Giu-đa Ta-đê-ô: thƣ đƣợc Giu-đa Ta-đê-ô (em họ và là môn đệ của Chúa Kitô) viết cho các tín hữu trong vùng để báo động về các lạc thuyết, tác giả thông báo về các hoạt động của các nhóm ấy và sự trừng phạt của Chúa dành cho họ.
Như vậy, có tất cả 21 thƣ trong Tân ƣớc, trong đó một số đọc nghe
giống “thƣ” hơn phần còn lại. Các thƣ có thể đƣợc chia thành hai nhóm chính sau: các thƣ của Phao-lô, và các thƣ khác, thƣờng đƣợc gọi là “các thƣ chung” – ngoại trừ thƣ Do Thái. Có 13 thƣ đƣợc cho là do Phao-lô viết. Tuy nhiên, đa số các học giả đồng ý rằng thật sự Phao-lô đã không viết tất cả các thƣ này, và một số trong các thƣ này đã đƣợc viết nhân danh Phaolô vào thời gian ông đã qua đời. Những thƣ đƣợc xem là do Phao-lô viết, chủ yếu đƣợc dùng để tìm hiểu đời sống và các nhãn quan thần học của chính tác giả. Riêng các thƣ nhân danh Phao-lô vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngƣời ta tranh cãi về vai trò tác giả của Phao-lô đối với những thƣ này vì từ ngữ, phong cách rõ ràng
khác biệt của chúng, và nhất là các nhãn quan thần học của chúng khi đối chiếu với các thƣ không gây tranh cãi của Phao-lô. Tuy nhiên, việc tranh cãi về vai trò tác giả của Phao-lô đối với những thƣ này không đồng nghĩa với việc hạ thấp vai trò hay thẩm quyền của những thƣ này trong kinh Tân ƣớc.
- Sách tiên tri (Sách Khải huyền): Thánh Gio-an viết sách Khải huyền
để củng cố đức tin của các tín hữu vùng Tiểu á vào thời kỳ Rô-ma bách đạo dữ dội (90-95 sau Công nguyên). Tác giả kể cho độc giả thấy rằng dầu gì đi nữa, cuối cùng Thiên Chúa vẫn làm chủ mọi sự; Chúa Kitô là chủ thời gian và lịch sử nhân loại; thời thế mạt, mọi sự sẽ qua đi và những kẻ trung thành đến cùng sẽ đƣợc vào hƣởng hạnh phúc đời đời nơi trời mới và đất mới hình thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời.
Sách Khải huyền (Sách tiên tri) đƣợc xếp vào loại tiên tri. Một bản văn khải huyền là một loại văn. Bởi vậy, theo các nhà thần học Kitô giáo, sách Khải huyền viết về một mặc khải các mầu nhiệm thiêng liêng của Thiên Chúa, thƣờng dƣới dạng những thị kiến ly kỳ kèm với những nhân vật lạ lùng trên trời hay dƣới địa ngục. Văn chƣơng khải huyền thƣờng phát triển vào các thời kỳ bách hại gay gắt, những giai đoạn mà ngƣời tín đồ băn khoăn không biết bằng cách nào mình có thể kiên vững trong niềm tin. Văn chƣơng khải huyền cố gắng khích lệ các tín đồ bằng những thị kiến siêu phàm hứa hẹn với họ về chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa trên các quyền lực của sự dữ, và bảo đảm với các tín đồ rằng chiến thắng này sẽ đến sớm. Sách Khải huyền là văn liệu duy nhất của kinh Tân ƣớc thuộc văn chƣơng tiên tri.