KHÁI QUÁT NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TÂN ƢỚC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 37 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TÂN ƢỚC

Cho đến nay, Kinh Thánh của Kitô giáo là bộ sách đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng nhất, từ Kinh Thánh trọn bộ, hoặc một phần và đã đƣợc dịch sang hơn 2100 ngôn ngữ của 90% các dân tộc trên thế giới. Kể từ năm 1815, ƣớc tính có khoảng hơn 5 tỉ ấn bản Kinh Thánh đƣợc phân phối và trở thành sách bán chạy nhất trong mọi thời đại. Kinh Thánh cũng là cuốn sách đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, nghiên cứu, trích dẫn, và cũng là cuốn sách đƣa đến nhiều tranh cãi trên nhiều phƣơng diện và có lẽ cũng là cuốn sách có nhiều ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan, về đạo đức của hàng tỷ con ngƣời trong gần hai ngàn năm qua [62, tr. 49].

Danh từ Kinh Thánh đƣợc dịch ra từ chữ biblia trong tiếng Latinh, có nghĩa là quyển sách. Kinh Cựu ƣớc chủ yếu đƣợc ghi chép trên vỏ cây cắt ra thật mỏng nhƣ tờ giấy. Riêng kinh Tân ƣớc, đƣợc viết trên loại giấy papyrus (đƣợc làm từ một loại cây cói hay cây sậy mọc ở các vùng đầm lầy ở Ai Cập cao 2 đến 3 mét) hoặc trên giấy đƣợc làm bằng da, đóng thành tập hay nối lại với nhau thành một miếng dài rồi cuộn lại. Vào thế kỷ V, các cộng đoàn Kitô giáo Hy Lạp dùng danh từ “Ta-Biblia” hoặc “Biblia” cho các quyển Kinh Thánh. Nhiều ngƣời cho rằng Jean Chrysostome, trƣởng lão tại thành Constantinople (398 – 404), là ngƣời đầu tiên dùng danh từ này. Ðến thế kỷ XIII, thì “Ta Biblia” đƣợc gọi là “Biblio”. Sau đó, các nƣớc phƣơng Tây cũng chấp nhận và dùng danh từ “The Bible” trong tiếng Anh hoặc “La

Bible” trong tiếng Pháp và tƣơng tự các ngôn ngữ các nƣớc phƣơng Tây khác. Kitô giáo vốn đƣợc coi là tôn giáo của sách, nói cách khác là tôn giáo của Kinh Thánh (Bible), gồm có phần Cựu ƣớc (Ancien Testament) – nghĩa là Giao ƣớc cũ. Giao ƣớc cũ là Giao ƣớc mà Chúa Kitô đã ký kết với Tổ phụ (Môsê), đặc biệt là với toàn dân Ixraen tại núi Sinai: “Ông Mô-sê lấy một nữa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nữa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ƣớc đọc cho dân nge. Họ thƣa: “Tất cả những gì Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo”. Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: “Đây là máu giao ƣớc Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”” (Xh 24, 6-8) [52, tr. 150]; và Tân ƣớc (Nouveaux Testament) – nghĩa là Giao ƣớc mới. Giao ƣớc mới đƣợc chính Chúa Kitô thiết lập trong bữa tiệc ly với sự chứng kiến của các Tông đồ (môn đệ) của ông. Đó là lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén rƣợu mà nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao ƣớc, đổ ra cho muôn ngƣời đƣợc tha tội” (Mt 26, 27-28) [53, tr. 132]. “Kitô giáo tin rằng, chính sự kiện này Chúa Giêsu đã kiện toàn Giao ƣớc cũ. Từ đó, một Giao ƣớc mới đƣợc bắt đầu, đƣợc xem là Giao ƣớc giữa Thiên Chúa với toàn bộ những ngƣời đƣợc Thiên Chúa chọn” [20, tr. 140].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 37 - 38)