6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Ảnh hƣởng đến văn hóa thờ cúng tổ tiên
Giáo sĩ L. Cadiè cho rằng, “ngƣời Việt sống không có Thƣợng Đế nhƣng rất tín ngƣỡng vì nó có cái đức tin thực thế rất cao vào một thế giới siêu nhiên ảnh hƣởng thái độ sinh sống của nó” [60, tr. 422]. Trong lịch sử tƣ tƣởng thần thoại và tín ngƣỡng của mình, ngƣời Viêt bình dân có thái độ sùng bái đối với tất cả, sùng bái tổ tiên, sùng bái thần tiên, sùng bái cỏ cây, đất đai, sông núi... Chứng tỏ ngƣời Việt hết sức tín ngƣỡng vào một thế giới siêu nhiên tiếp nối và bao hàm chung quanh thế giới hiện thực, họ không từng giới hạn đời sống của họ vào một thế giới hiện thực vật chất thiển cận mà còn sống cho cả thế giới vĩnh cửu tâm linh, thế giới linh hồn tổ tiên sau khi “chết là thể xác, còn là tinh anh”. Bởi vì sống chỉ là gởi, thác là về nên ngƣời Việt không chỉ biết sống cho hiện tại trƣớc mắt, tất cả phải có quá khứ và tƣơng lai, quá khứ khi cha mẹ chƣa sinh ra ta, còn ở trong cái tính Trời sinh tiên thiên và tƣơng lai sau khi thể xác đã chết rồi, tinh anh trở về với thế giới vô hình nhƣng có thực nhƣ thần tiên bất tử. Trong tâm thức của ngƣời Việt, ngoài cõi trần, còn có cả một cõi thần tiên siêu nhiên của tổ tiên, từ Thiên đàng xuống Địa ngục. Vì vậy, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hoạt động tín ngƣỡng, một nét đẹp trong tâm thức, văn hóa và truyền thống của ngƣời Việt không tôn giáo và ngƣời Việt có tôn giáo, trong đó bao gồm ngƣời Việt Công giáo.
Nền văn hóa gia đình vừa là sợi dây tình cảm, vừa là hạt nhân của đời sống cộng đồng, vừa là sự linh thiêng kết nối mỗi ngƣời với thế giới bên kia – thế giới của ngƣời chết, thế giới siêu hình không ai có thể hiểu rõ. Trong tâm thức của ngƣời Việt nói chung và ngƣời theo đạo Thiên Chúa nói riêng, ông bà, tổ tiên là cõi thiêng liêng, là nguồn cội đã sinh thành và duy trì nòi giống lâu dài qua thời gian. Ngƣời Công giáo hôm nay không coi việc thờ cúng tổ
tiên là nghi lễ tôn giáo. Việc thờ cúng tổ tiên không những không ảnh hƣởng gì đến việc tôn thờ Thiên Chúa, mà còn tỏ lộ tâm tình hiếu thảo của đạo làm con cháu trong dòng tộc, gia đình. Vấn đề thờ cúng tổ tiên là nền tảng của tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt, dù có sự pha trộn của nhiều tôn giáo, nghi lễ và tín ngƣỡng khác nhau, nhƣng ngƣời Việt Nam rất tôn trọng việc thờ cúng tổ tiên và coi việc đó nhƣ một đặc trƣng của đời sống tôn giáo.
Tuy nhiên, trong lịch sử của mình, giáo dân theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam cũng đã vấp phải những khó khăn trong việc thờ cúng tổ tiên do Giáo hội đã từng không cho phép. Giáo hội cho rằng, việc thờ cúng tổ tiên là vi phạm điều răn thứ nhất trong mƣời điều răn của Kitô giáo (đƣợc trích từ Kinh cựu ƣớc: Xh 20, 2-17): “Phải kính thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Việc Giáo hội nghiêm cấm thờ cúng Tổ tiên đƣợc một số Giáo hoàng hết sức quan tâm và kéo dài qua đến 10 đời Giáo hoàng. Từ Đức Giáo hoàng Urbano VIII (1623 – 1644) đến Đức Giáo hoàng Benedito XIV (1740 – 1758), đều có chung quan điểm là chƣa chấp nhận các nghi lễ phƣơng Đông trong việc tôn kính tổ tiên và mãi cho đến trƣớc Vatican II (Vatican II hay Vaticanô II là công đồng đại kết (ecumenical council) của Giáo hội Công giáo Rôma, đƣợc Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 11 tháng 10 năm 1962 và Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc ngày 8 tháng 12 năm 1965. Công đồng này có 2.344 Giám mục trên toàn cầu đến Vatican tham dự. Đây là công đồng thứ 21 của Giáo hội). Giáo hội vẫn giữ quan điểm này. Về cơ bản, Giáo hội Kitô giáo cấm những điều sau: Cấm dùng chữ Thiên hoặc Thƣợng đế để chỉ Thiên Chúa; Cấm treo trong thánh đƣờng những tấm bảng có ghi hai chữ Kính Thiên; Cấm cúng tế Khổng Tử, ông bà, cha mẹ; Cấm đặt bài vị trong nhà riêng [1, tr. 69]. Nghĩa là quan điểm của Giáo hội không đồng nhất với các hoạt động tín ngƣỡng mang tính truyền thống của ngƣời Á Đông nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng.
Những quan điểm đối lập kéo dài nhiều thế kỷ nhƣ vậy đã làm cho ngƣời Công giáo đi đến trình trạng sống biệt lập với cộng đồng, với làng xóm, với đồng bào. Điều này cũng gây ảnh hƣởng không ít đến tình nghĩa xóm làng cũng nhƣ đến sự ràng buộc dòng tộc vốn có của ngƣời nông dân Việt Nam. Bởi vậy càng về sau, nhất là từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, vấn đề thờ cúng tổ tiên của ngƣời Công giáo đã đƣợc một số Giáo hoàng đƣa ra những quy định cởi mở hơn. Ngày 11 tháng 11 năm 1974, các Giám mục ở Việt Nam ra thông báo cho phép ngƣời Công giáo đƣợc tổ chức và tham dự các nghi lễ tôn kính tổ tiên ông bà theo phong tục Việt Nam. Nội dung chính đƣợc quy định nhƣ sau:
- Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên đƣợc đặc dƣới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan.
- Đƣợc thắp hƣơng, đèn, nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trƣớc bàn thờ, giƣờng thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo và tôn kính.
- Ngày cúng giỗ đƣợc bày hoa trái, hƣơng đèn để bày tỏ lòng thành kính nhƣng phải loại bỏ việc làm mê tín nhƣ đốt vàng mã.
- Trong hôn hễ, dâu rể đƣợc làm lễ tổ, lễ gia tiên trƣớc bàn thờ tiên tổ để trình diện với ông bà.
- Trong tang lễ, đƣợc vái lạy thì hài ngƣời quá cố, đốt hƣơng vái theo yêu cầu phong tục địa phƣơng. Giáo hội cũng cho đốt nến, xông hƣơng, nghiêng mình trƣớc thi hài ngƣời quá cố [62; tr. 63-64].
Có thể nói, từ sâu thẳm tâm linh, ngƣời Công giáo bên cạnh việc thờ phƣợng Thiên Chúa là đấng tạo dựng, thì cũng tôn kính ông bà cha mẹ là đấng sinh thành. Điều này cũng đƣợc thể hiện rõ trong điều luật thứ bốn trong thập giới răn của Kitô giáo: “Thảo kính cha mẹ”. Việc thảo kính cha mẹ trong quan điểm của Kitô giáo không phải có từ sau cộng đồng Vatican II, mà họ đã làm theo luật buộc từ thời Maisen đem dân Chúa vƣợt qua sa mạc Ichitô về
miền đất Hứa. Với Kitô giáo, ngƣời con hiếu thảo là phải vâng phục cha mẹ mình nhƣ là vâng phục Thiên Chúa. Vì vậy, ngay từ thời Cựu ƣớc, quan niệm của tín đồ vẫn cho rằng vâng phục cha mẹ, ăn ở hiếu thảo sẽ đƣợc Đức Yave chúc phúc và đƣợc hƣởng ơn phúc từ cha mẹ để lại cho. Ngay từ thuở ấy, ngƣời ta đã cho rằng tội xúc phạm cha mẹ nhƣ là xúc phạm đến Đấng tối cao. Thời Tân ƣớc, ngƣời theo Thiên Chúa giáo càng phải tôn kính tổ tiên. Trong phụng sự đạo mới, đi đôi với phụng thờ Thiên Chúa là tôn kính tổ tiên. Hàng ngày trong mọi thánh lễ Misa ở bất cứ đâu và bất cứ chủ đề gì đều phải dành một phần để tƣởng nhớ, cầu nguyện và tôn kính tổ tiên. Dù là ban ngày hay buổi tối, trong mỗi buổi cầu nguyện, mọi ngƣời đều phải dành một “Kinh vực sâu” cho những ngƣời thân quá cố. Việc khấn nguyện với tổ tiên và các đấng linh hồn, các tín đồ không chỉ cầu nguyện cho linh hồn ông bà, cha mẹ mau đƣợc về với Thiên Chúa mà còn có thể khẩn cầu với họ “cầu thầy nguyện giúp cho mình trƣớc tòa Thiên Chúa”. Ngƣời Công giáo không đặt tổ tiên lên trên hay ngang hàng với Chúa mà xác tin rằng tổ tiên sẽ thấu hiểu hoàn cảnh, ƣớc nguyện của con cháu, sẵn sàng quan tâm giúp đỡ và bầu chủ cho con cháu trƣớc mặt Thiên Chúa, giữ trọn tình nghĩa máu mủ, tình cảm gia đình không hề bị chia cắt, phai nhạt. Đây là xác tín niềm tin của ngƣời Công giáo trong tôn kính tổ tiên: Thiên Chúa là “nguồn mạch mọi tình yêu” và mọi tình yêu xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa đều là vĩnh cửu.
Trong quan điểm của ngƣời theo đạo Công giáo, khi có ngƣời thân trong gia đình chết (ông bà, cha mẹ), họ không theo nghi tục “cha đƣa, mẹ đón”, khóc lóc, lăn đƣờng, lạy xác, cắt tóc… nhƣ ngƣời Việt truyền thống. Bởi theo họ, đó là biểu hiện bề ngoài thái quá và không cần thiết. Ngƣời theo Kitô giáo tin rằng, con ngƣời do Chúa Trời sinh ra từ cát bụi, chết đi lại trở về với cát bụi. Cuộc sống trần thế là tạm thời, ngắn ngủi, chỉ có cuộc sống sau khi qua đời đƣợc lên Thiên đàng mới là cuộc sống vĩnh hằng. Vì vậy, chết nơi trần thế
là điểm khởi đầu cho một cuộc sống mới nơi Thiên đàng. Khi tín đồ sắp qua đời, linh mục đƣợc mời đến làm lễ và xức dầu bệnh nhân. Đối với ngƣời hấp hối, thân nhân và bà con láng giềng thƣờng tụ tập nhau đọc kinh “Kinh cầu cho những ngƣời hấp hối mong sinh thì”. Ngƣời qua đời đƣợc đặt nằm trên giƣờng, xung quanh có thể rắc hoa tƣơi. Khi có tín đồ qua đời, ngƣời thân phải báo linh mục chính xứ và Ban hành giáo xứ, họ đạo. Nhà thờ rung chuông gọi là chuông sầu, chuông tử hay chuông rình sinh thì. Đối với nam giới, ở nhiều giáo xứ, ngƣời ta kéo chuông ngân bảy tiếng rời và ba hồi nhịp ba, đối với nữ giới, chuông ngân chín tiếng rời và ba hồi nhịp ba buồn tẻ. Khi nghe chuông sầu, tín đồ ngừng việc đang làm hƣớng về phía nhà thờ đọc Kinh Lạy Cha, tỏ lòng thƣơng tiếc ngƣời đồng đạo. Vào một thời điểm thích hợp, ngƣời thân làm lễ tẩm liệm, nhập quan. Ngƣời Công giáo không có quan niệm chết vào giờ lành hay giờ dữ, không chọn ngày, giờ tốt đƣa tang; không thiết hồn bạch, làm nhà táng, minh tinh, không có kiệu hay xe (linh xa) đƣa rƣớc linh hồn ngƣời qua đời. Theo quan niệm của Công giáo, thế giới của ngƣời qua đời gồm 3 tầng: thiên đàng, luyện ngục, địa ngục. Thiên đàng dành cho những ngƣời sạch tội hay đã đền tội đầy đủ, luyện ngục là nơi giam giữ những ngƣời lành nhƣng còn mắc tội mọn hoặc đền tội chƣa đủ. Địa ngục là nơi giam giữ những ngƣời phạm tội trọng. Quan niệm về mối quan hệ giữa ngƣời sống và ngƣời chết theo Công giáo hết sức lỏng lẻo. Ngƣời đang sống muốn cứu vớt linh hồn ngƣời thân nơi luyện ngục phải luôn cầu nguyện, ăn chay, nhất là xin lễ cho linh hồn ấy. Ngƣợc lại, ngƣời qua đời không thể giáng phúc, giáng họa cho ngƣời thân đang sống, vì thế không có nghi lễ cầu cúng và cầu xin. Ngày ngƣời thân qua đời hàng năm, hình thức chỉ là tƣởng niệm, xin kinh hoặc đọc kinh (tại gia hoặc nhà thờ). Trong khi đó, ngƣời Việt không Công giáo tin tƣởng rằng ngƣời thân qua đời có thể “phù hộ độ trì” cho ngƣời đang sống, từ đó họ có nghi thức cầu cúng, có bàn thờ
gia tiên, từ đƣờng dòng họ…[1, tr. 69]. Cũng nhƣ những ngƣời không theo đạo Công giáo, đến ngày mất của cha mẹ, ông bà con cháu Kitô hữu cũng tổ chức giỗ chạp và cầu nguyện. Chỉ khác nhau ở chỗ là ngƣời Công giáo không cúng lễ vật, không đốt vàng mã, vì họ quan niệm rằng linh hồn ngƣời quá cố đã sống trong cuộc sống siêu nhiên phi vật chất nên không cần dân lễ vật cỗ bàn vàng mã. Vì kính trọng tổ tiên, ngƣời Việt cũng coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc tôn kính tổ tiên.
Đối với ngƣời Kitô giáo, trong các ngày đầu năm mới, con cháu càng phải tỏ lòng tôn kính tổ tiên hơn thƣờng nhật. Các buổi cầu nguyện thánh lễ đầu năm là dành riêng cho ông bà tổ tiên. Trong truyền thống của ngƣời Việt nói chung, Tết cũng là ngày đoàn tụ với những ngƣời đã mất. Từ bữa cơm đêm 30, trƣớc giao thừa, các gia đình đều thắp hƣơng mời hƣơng hồn ông bà tổ tiên, những ngƣời thân đã qua đời về “hiến hƣởng”, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tƣởng nhớ, kính trọng của ngƣời Việt đối với tổ tiên, ngƣời thân đã khuất với những mâm ngũ quả đƣợc lựa chọn kỹ lƣỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của ngƣời đã mất. Trong ba ngày Tết, khói hƣơng trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con ngƣời trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để rồi sau dịp Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi ngƣời trở về với công việc thƣờng nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có đƣợc trong những ngày Tết để hƣớng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tƣơng lai. Cũng nhƣ tất cả các cộng đồng, bà con theo đạo Thiên Chúa không thể quên ông bà tổ tiên, đó là tiếng gọi từ lƣơng tâm và lẽ phải. Tập tục Giáo hội và từ nguyên thủy buộc ngƣời tín hữu phải tôn kính tiền nhân, biểu thị lòng tôn
kính tiền nhân bằng việc làm, sự tƣởng nhớ và lời cầu nguyện. Cho dù không có những quy định cụ thể nhƣng Giáo hội phổ quát khuyến khích các nghi thức lễ nghi dân tộc sao cho phù hợp với tâm tình ngƣời dân từng địa phƣơng, thể hiện rõ nét chân, thiện, mỹ sao cho không ảnh hƣởng đến niềm tin và phong hóa Thiên Chúa giáo. Với quan niệm trên, nghi lễ tôn kính tổ tiên của ngƣời Công giáo về cơ bản vẫn mang đặc trƣng truyền thống của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Về phía Giáo hội Công giáo Việt Nam, ba ngày Tết cổ truyền, thánh lễ ở các nhà thờ Công giáo thƣờng theo ba chủ đề, mỗi chủ đề cho một ngày tết: Mùng 1 cầu cho Thiên Chúa Ba ngôi; Mùng 2 cầu cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Mùng 3 kính nhớ ông bà tổ tiên.
Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên là thể hiện sự tƣởng nhớ của chúng ta đối với cội nguồn, cũng là đồng nghĩa với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trải qua hàng ngàn năm hun đúc, xây dựng. Nghi lễ tôn kính tổ tiên ở ngƣời Công giáo đã góp phần làm phong phú thêm cho nghi thức sinh hoạt tôn giáo trong các Giáo hội địa phƣơng, giúp các công đoàn Thiên Chúa gần gũi hòa nhập với công đồng làng xóm, dòng tộc, hòa nhập với quê hƣơng đất nƣớc mình. Việc tôn kính tổ tiên của ngƣời Công giáo ở Việt Nam cũng đã góp thêm những nét đẹp truyền thống đối với văn hóa gia đình của dân tộc ta. Tuy nhiên, đâu đó việc thờ cúng tổ tiên của một số giáo phận ở Việt Nam đã và đang bộc lộ một số vấn đề nhƣ: hiện tƣợng ngƣời qua đời để ở nhà lâu ngày gây ảnh hƣởng đến vệ sinh môi trƣờng. Do chú trọng đến việc đƣa di hài ngƣời qua đời đến nhà thờ làm phép xác, ngƣời ta đã không ngần ngại đƣa cả những ngƣời qua đời do bệnh dịch nguy hiểm lẽ ra cần phải có hình thức an táng riêng để tránh lây lan bệnh dịch. Đã và đang xuất hiện hiện tƣợng một số gia đình Công giáo làm cỗ bàn dịp ma chay hoành tráng và tốn kém, nặng về khoe khoang hình thức. Ở một số làng đạo (xứ đạo) Công giáo còn thấy có những ngôi mộ đƣợc xây dựng cao to tốn kém tiền của.