6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Ảnh hƣởng đến văn hóa nhận thức truyền thống
Văn hóa nhận thức truyền thống là hệ thống những quan điểm, quan niệm về cuộc sống, về giá trị, về đạo đức, về cung cách ứng xử của con ngƣời với ngƣời đang sống, với ngƣời đã khuất, với thế giới siêu nhiên,… Văn hóa nhận thức truyền thống của dân tộc Việt Nam đƣợc bồi đắp qua các thế hệ với hàng ngàn năm văn hiến, cùng với những tiếp biến văn hóa từ các nền văn hóa khác trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc. Với ý nghĩa đó, văn hóa nhận thức truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hƣởng khá sâu rộng bởi các tƣ tƣởng của các tôn giáo nhƣ Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo và gần đây là Kitô giáo. Trong các tôn giáo ảnh hƣởng đến văn hóa Việt Nam thì Kitô giáo đƣợc xem là tôn giáo có thời gian du nhập và ảnh hƣởng chƣa lâu so với các tôn giáo khác, nhƣng những tƣ tƣởng về luân lý đạo đức của Kitô giáo đã có những ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức của một bộ phận ngƣời dân Việt Nam, nhất là giáo dân ở các họ đạo, xứ đạo. Có thể chỉ ra một số những biểu hiện ảnh hƣởng của tƣ tƣởng ấy trong văn hóa nhận thức ngƣời Việt Nam nhƣ: quan niệm về thế giới siêu nhiên, quan niệm về con ngƣời và đời ngƣời, quan niệm về sự bất tử của linh hồn, quan niệm về hậu quả của cuộc đời sau cái chết, quan niệm về hành vi và hậu quả của điều thiện, điều ác, quan niệm về mối quan hệ giữa ngƣời đang sống với ngƣời đã khuất, quan niệm về lẽ công bằng và bác ái, quan niệm về khoan dung và tha thứ, khiêm nhƣờng và nhẫn nhục…
Kitô giáo quan niệm con ngƣời là một thực thể kết hợp bởi hai yếu tố thể xác và linh hồn, thể xác thì hữu hạn, tạm bợ nhƣng linh hồn thì thiêng liêng và bất tử. Vì đƣợc giáo lý truyền dạy nhƣ thế nên trong nhận thức của ngƣời tín đồ Kitô giáo Việt Nam rất chú trọng đến đời sống phần linh hồn, dẫn đến tâm lý đề cao phần linh hồn, sợ bị mất phần linh hồn, sợ phạm tội sẽ bị Chúa phạt, bị đày xuống hỏa ngục… Vì vậy, tín đồ Kitô giáo trong cuộc
sống thƣờng có tâm lý sợ phạm tội, sợ Chúa phạt linh hồn xuống hỏa ngục. Từ đó, tín đồ Kitô giáo luôn luôn ý thức phải tuân thủ các giới răn của Chúa và của Giáo hội để đảm bảo phần linh hồn. Nếu nhƣ trong quan niệm truyền thống ngƣời Việt Nam, chịu ảnh hƣởng của Phật giáo, thƣờng nghĩ rằng “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”, thì tín đồ Kitô giáo tin rằng mọi hành động của mình Chúa đều biết, và Chúa sẽ thƣởng cho linh hồn lên thiên đàng hoặc sẽ phạt linh hồn xuống hỏa ngục tùy theo những việc mình đã làm. Nếu phạm tội nặng sẽ mang đến hậu quả xấu, linh hồn sẽ bị đày xuống hỏa ngục, phải chịu đau đớn trầm luân. Từ quan niệm về việc thụ thai và sinh ra trên cõi đời này của mỗi ngƣời không phải ngẫu nhiên, hay do ý chí chủ quan của ngƣời nam hay ngƣời nữ mà là một sự tiền định của thế giới siêu nhiên, ý chí nhiệm mầu của Tạo hóa… Tƣ tƣởng đó đã ảnh hƣởng vào nhận thức của giáo dân (và cả ngƣời không theo Công giáo) Việt Nam là trân trọng sự sống con ngƣời ngay khi vừa đƣợc hình thành từ trong bào thai, đƣợc xem là một sinh linh trọn vẹn, vì vậy trong thâm tâm phải tôn trọng sinh linh đó nhƣ tôn trọng một con ngƣời trƣởng thành. Do giáo lý Kitô giáo dạy nhƣ thế, nên những tín đồ Kitô giáo Việt Nam nhận thức rằng phá thai là một trọng tội nhƣ cố tình ra tay giết ngƣời vô tội. Từ quan niệm “con ngƣời là hình ảnh của Chúa” nên trong nhận thức và trong tâm lý của ngƣời Kitô giáo trƣớc bất cứ ngƣời nào cũng phải tôn trọng và xem mạng sống con ngƣời là cái quý nhất. Tức là, ở đây không đơn thuần ngƣời ta quý trọng con ngƣời với tƣ cách là con ngƣời mà ngƣời ta quý trọng con ngƣời với một niềm tin sâu xa đó là hình ảnh của Chúa, Thiên Chúa hiện diện bên trong mỗi ngƣời.
Kitô giáo với quan điểm luôn đề cao phẩm giá, quyền tự do và bình
đẳng của con ngƣời cũng ảnh hƣởng khá sâu đậm trong văn hóa nhận thức của một bộ phận không nhỏ ngƣời Việt Nam. Trƣớc khi tiếp nhận tƣ tƣởng Kitô giáo, ngƣời phƣơng Đông nói chung, ngƣời Việt Nam nói riêng thƣờng
có tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay tƣ tƣởng về quyền tự do của mỗi ngƣời chƣa đƣợc thể hiện rõ. Thì ngày nay, việc tôn trọng con ngƣời là xuất phát từ quan niệm của Kitô giáo về việc mọi con ngƣời đều có phẩm giá, có vị trí và đều cần đƣợc tôn trọng nhƣ nhau mà không phải do đẳng cấp sang hèn, quyền cao chức trọng, không phải vì là phái nam hay phái nữ nhƣ quan niệm trong xã hội phong kiến trƣớc đây. Về điều này, “Mƣời giới răn” của Kitô giáo đƣợc xem nhƣ là những yêu cầu đạo đức tối thiểu cho ngƣời tín đồ trong việc tôn trọng và yêu mến tha nhân. Trong mƣời điểu răn, ngoài ba giới răn đề cập đến bổn phận của tín đồ đối với Chúa (thứ nhất tôn thờ Chúa, thứ hai không đƣợc xúc phạm danh của Chúa, thứ ba phải nghỉ ngày chủ nhật) thì bảy giới răn còn lại đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Trong đó, một điều phải làm và sáu điều phải tránh (một điều phải làm, đó là điều răn thứ tƣ “phải thảo kính cha mẹ”), sáu điều phải tránh đó là, điều răn thứ năm “chớ giết ngƣời”, thứ sáu “chớ mê dâm dục”, thứ bảy “chớ lấy của ngƣời”, thứ tám “chớ làm chứng dối”, thứ chín “chớ muốn vợ chồng ngƣời”, thứ mƣời “chớ tham của ngƣời”). Hầu hết ngƣời Kitô giáo đều thuộc lòng Mƣời giới răn từ tấm bé nên những giới răn nhƣ thế ảnh hƣởng rất sâu đậm trong nhận thức cũng nhƣ trong niềm tin và tâm lý của ngƣời Kitô giáo nói chung và Kitô giáo Việt Nam nói riêng. Vì đối với một ngƣời Kitô giáo, những giới răn đó là lệnh truyền của Chúa, khi ngƣời ta tuân thủ các giới răn ấy ngƣời ta tin tƣởng rằng mình đã tuân thủ lệnh truyền của Chúa và họ tin tƣởng rằng sẽ đƣợc Chúa chúc phúc.
Tƣ tƣởng về công bằng và bác ái Kitô giáo cũng ảnh hƣởng đến nhận thức của giáo dân Việt Nam. Ngƣời Công giáo ngay từ nhỏ đã đƣợc học giáo lý của tôn giáo mình, vì vậy hơn ai hết họ hiểu một trong những yêu cầu cấp bách của luân lý là đảm bảo công bằng cho mọi ngƣời. Đối với họ trƣớc khi nghĩ đến công bằng về pháp luật thì họ đã phải nghĩ đến công bằng về luân lý
Kitô giáo, trƣớc khi nghĩ đến vấn đề vi phạm pháp luật thì họ đã nghĩ đến vấn đề vi phạm giới răn của Chúa, bởi ngƣời Công giáo đƣợc dạy và họ cũng luôn tin rằng “Ngƣời ngay chính chỉ nghĩ chuyện công minh, kẻ gian tà luôn bày mƣu lƣờng gạt” (Cn 12, 5) [53, tr. 1003]. Xuất phát từ tƣ tƣởng bác ái, xem yêu thƣơng tha nhân là một điều răn trọng đại, tín đồ Kitô giáo Việt Nam cũng ý thức trách nhiệm đối với mọi ngƣời, xem nhau nhƣ anh chị em trong tƣ cách con ngƣời mang hình ảnh Thiên Chúa, họ nhận thức tha nhân là một cái tôi khác của mình. Và từ đó họ nhận thức tình liên đới, sự công chính cũng nhƣ lòng khoan dung và thƣơng xót ngƣời khác. Quan tâm đến ngƣời khác, muốn điều thiện đến cho tha nhân về mọi phƣơng diện của cuộc sống. Nhƣ thế trong nhận thức, ngƣời tín đồ Kitô giáo ý thức trách nhiệm đối với tha nhân, có nghĩa là muốn và làm điều tốt cho tha nhân, mong ƣớc tha nhân cũng sẵn sàng đón nhận điều thiện và những đòi hỏi của điều thiện. Kitô giáo quan niệm mọi việc bác ái mình làm cho tha nhân cũng là mình đã làm cho Chúa. “Vì vậy, trong nhận thức của tín đồ Kitô giáo Việt Nam luôn ý thức việc bác ái nhƣ một mệnh lệnh đức tin chứ không thuần túy giữa ngƣời với ngƣời” [62, tr. 186].
Trƣớc khi Kitô giáo du nhập vào Việt Nam thì ngƣời Việt Nam đã có
tinh thần khoan dung và tha thứ, bởi đã từng chịu ảnh hƣởng của tinh thần
này từ tƣ tƣởng của Phật giáo và Nho giáo. Tuy nhiên, tƣ tƣởng khoan dung và tha thứ Kitô giáo mang thêm những nội hàm khác nữa và cũng ảnh hƣởng đến nhận thức của giáo dân Việt Nam. Nếu nhƣ tƣ tƣởng khoan dung và tha thứ trong văn hóa nhận thức truyền thống của ngƣời Việt Nam thuần túy là mối quan hệ luân lý giữa con ngƣời với con ngƣời, thì khoan dung và tha thứ trong Kitô giáo còn mang hệ luận đến thế giới siêu nhiên, đến niềm tin thiêng liêng, đến hệ quả sau khi con ngƣời đã qua khỏi đời này… Xuất phát những lời dạy nhƣ “Tha thứ tất cả, yêu thƣơng tất cả”, “Không phải chỉ tha thứ bảy
lần mà là bảy mƣơi lần bảy”, “Tại sao con không thấy cái xà trong mắt mình mà thấy hạt bụi trong mắt tha nhân”,... ngƣời Kitô giáo tin vào những lời răn dạy ấy của Kinh Thánh nên quan niệm khi con ngƣời thực hiện lòng khoan dung và tha thứ là minh chứng rằng lòng thƣơng xót của Chúa đang hiện diện, tin rằng mình đang làm theo lời dạy của Chúa và sẽ đƣợc Chúa chúc lành. Nếu mình không khoan dung và tha thứ cho ngƣời khác thì hệ quả là Chúa sẽ không tha thứ những lỗi lầm của mình và sẽ bị Chúa phạt. Trong nhận thức của tín đồ Kitô giáo không đƣợc phép phân biệt đối xử ngƣời theo vùng miền, địa vị xã hội, tín ngƣỡng, khỏe mạnh hay khuyết tật,… mà xem tất cả mọi ngƣời “đều mang hình ảnh Chúa”, đều đáng đƣợc yêu thƣơng và kính trọng… Vì vậy, tƣ tƣởng khoan dung và tha thứ của Kitô giáo ảnh hƣởng đến văn hóa nhận thức của giáo dân Việt Nam mang âm hƣởng của niềm tin tôn giáo, hay nói cách khác, tƣ tƣởng đạo đức đó còn mang thêm yếu tố tâm linh và niềm tin vào thế giới siêu nhiên.
Bên cạnh đó, tƣ tƣởng về khiêm nhường và nhẫn nhục của Kitô giáo
cũng ảnh hƣởng khá phổ biến trong nhận thức của tín đồ Kitô giáo Việt Nam. Những câu gần nhƣ thuộc nằm lòng của ngƣời Kitô giáo “Ai tự tôn mình lên sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống và ngƣợc lại, ai tự hạ mình xuống sẽ đƣợc Thiên Chúa tôn lên” (Lc 14, 11) [53, tr. 261]. Kitô giáo quan niệm Thiên Chúa ở với ngƣời khiêm nhƣờng và ủng hộ mọi việc của ngƣời khiêm nhƣờng, sẽ nâng cao ngƣời khiêm tốn, ngƣời quyền thế mà ngạo mạn sẽ bị Chúa lật đổ, ngƣời giàu có trở về tay không và kẻ nghèo đói sẽ no đầy ơn phúc. Chúa đứng về phía những ngƣời khiêm nhƣờng, những ngƣời địa vị thấp hèn trong xã hội, những ngƣời bị áp bức bất công, những ngƣời nghèo khổ, những ngƣời tàn tật. Khiêm nhƣờng là một trong những nhân đức căn bản và quí giá của con ngƣời. Kinh Thánh viết: “Kiêu hãnh đi liền với ô nhục, khôn ngoan ở với kẻ khiêm nhƣờng” (Cn 11,2) [52, tr. 1002]. Vì thế,
với ngƣời Kitô giáo khiêm nhƣờng luôn là một nhân đức cần thiết để trở nên ngƣời trƣởng thành, trở nên ngƣời khôn ngoan, và để trở nên ngƣời thánh thiện. Vì giá trị đích thực của con ngƣời chính là sự phục vụ vô vị lợi: “Càng làm lớn, càng phải tự hạ, nhƣ thế sẽ càng đƣợc đẹp lòng Thiên Chúa” (Hc 3, 18) [52, tr. 1092]. Bởi vậy, nguyên tắc sống khiêm nhƣờng và phục vụ trở thành châm ngôn sống cho mọi ngƣời Kitô giáo. Ai sống nhƣ vậy thì đƣợc xem là thực hành lời Chúa và đƣợc mọi ngƣời yêu mến ở đời này. Và ai duy trì lòng khiêm nhƣờng với tinh thần phục vụ của mình cho đến chết thì sẽ có cơ hội đƣợc vào nƣớc Chúa trên thiên đàng. Tƣ tƣởng khiêm nhƣờng và nhẫn nhục không phải là không có trong văn hóa nhận thức truyền thống của Việt Nam trƣớc khi Kitô giáo đƣợc truyền vào. Tuy nhiên, tƣ tƣởng khiêm nhƣờng và nhẫn nhục Kitô giáo có thêm những đặc trƣng khác nữa, nhƣ khiêm nhƣờng đích thực phải là khiêm nhƣờng từ tận đáy lòng, khiêm nhƣờng là cơ sở của bác ái, khiêm nhƣờng là sự thể hiện của ngƣời khôn ngoan, khiêm nhƣờng sẽ đƣợc Chúa phù giúp, khiêm nhƣờng sẽ đƣợc lên Thiên đàng…Cho nên, trong nhận thức của ngƣời Kitô giáo Việt Nam, khiêm nhƣờng mang thêm những nội hàm mà trong văn hóa nhận thức của ngƣời Việt Nam truyền thống không đề cập đến.
Nhìn chung, trong hơn 400 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam,
giáo lý Kitô giáo nói chung và quan điểm nhân sinh quan Kitô giáo nói riêng đã dần dần ảnh hƣởng vào nhận thức và đời sống của giáo dân Việt Nam nhiều thế hệ. Kitô giáo Việt Nam đã hình thành nên một luồng văn hóa mang màu sắc tôn giáo của mình. Dù vậy, không tách rời khỏi dòng chảy và sự phát triển chung của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, tƣ tƣởng của Kitô giáo không thuần túy bàn đến những vấn đề tâm linh, những vấn đề thần học siêu nhiên mà đã đề cập trực tiếp đến cả những vấn đề cụ thể của cuộc sống con ngƣời hiện sinh, tác động đậm nét đến những giá trị, chuẩn
mực đạo đức của giáo dân. Điều này cũng có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay.