Thân xác, linh hồn và ma quỷ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 45 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thân xác, linh hồn và ma quỷ

Trong lịch sử triết học, thân xác (corps trong tiếng Pháp; body trong tiếng Anh) và linh hồn (Anima trong tiếng Latinh; Psyche trong tiếng Hy

Lạp) của con ngƣời là vấn đề đƣợc các triết gia và các trƣờng phái triết học, quan tâm một cách sâu rộng với nhiều quan điểm đối lập và khác biệt. Đến lƣợt mình, Kitô cũng nhìn nhận về vấn đề này, nhƣ một cách riêng để giải thích cho nguồn gốc của con ngƣời nói chung và thân xác, linh hồn nói riêng, dựa trên quan điểm thần học Kitô giáo của mình, đƣợc thể hiện rõ nhất trong kinh Tân ƣớc.

Với quan điểm nhị nguyên, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại xem xác (thân xác, thân thể, bản thân...) và hồn là hai yêu tố tách biệt nhau. Theo Homere, hồn hoàn toàn phi vật chất và tách biệt với xác. Khi cái chết đến, hồn rời bỏ xác, và với hồn đó là một sự giải thoát. Đối với hồn, xác là một nhà tù. Còn theo Pindare thì, hồn sau khi rời khỏi xác sẽ đƣợc thần hóa. Platon (428- 347 trƣớc Công nguyên), thì cho rằng linh hồn đã hiện hữu muôn thuở, sống ở trên các vì sao và sau đó bị đày xuống trần gian và bị nhốt vào các thân xác để đền tội. Và linh hồn luôn trông mong đƣợc trở về thiên giới. Platon xem hồn và xác là hai sự vật, hai thực tại riêng biệt, chúng tách lìa nhau khi con ngƣời chết. Linh hồn có yếu tính thần linh nên linh hồn bất tử, vĩnh cửu. Theo Platon, linh hồn không chỉ là tinh hoa mà còn là phần cốt lõi của con ngƣời, bởi “con ngƣời chẳng là gì khác ngoài linh hồn”. Linh hồn trở nên hoàn thiện tùy theo mức độ thoát ly khỏi thế giới vật chất [2, tr. 143]. Aristote (384-322 TCN), khác với Platon, vốn cho rằng hồn là một thực tại tách biệt với xác, thì ông xem xác cũng là thành phần nòng cốt của con ngƣời, y nhƣ hồn. Hồn và xác không phải là hai bản thể độc lập với nhau, nhƣng là hai thành tố không thể ly gián của cùng một bản thể. Aristote chia linh hồn thành hai nhóm, bao gồm: hồn vật lý (gồm hai dạng: sinh hồn và giác hồn) và hồn lý tính (giúp con ngƣờ có khả năng suy luận, làm chủ đƣợc quá trình tƣ duy, là dạng hồn cao nhất chỉ có ở con ngƣời). Ông cho rằng, hồn không thể hiện hữu ngoài xác.

sức sống của con ngƣời luôn ở trong tƣơng quan với Thiên Chúa, một tƣơng quan bền vững và hiện hữu ngay từ ban đầu. Họ không quan niệm con ngƣời gồm bởi hai thành phần xác và hồn nhƣ các triết gia Hy Lạp, mà xem con ngƣời là một hợp thể duy nhất, một tổng thể sống động, một thể thống nhất bất khả phân gồm xác, hồn và thần khí (hoặc thần trí). Nói cách khác, ngƣời Do thái không quan niệm thân xác nhƣ là yếu tố phân biệt cá nhân này với cá nhân nọ, mà nhƣ là yếu tố tạo nên cộng đồng, mang bản sắc của dòng tộc.

Vào thời cận đại, một số nhà triết học phƣơng Tây nhƣ Thomas Hobbes (1588-1679) coi linh hồn là một thứ thân xác tinh vi. Julien de La Mettrie (1709-1751) coi linh hồn nhƣ động cơ của bộ máy con ngƣời. Từ những tiền đề nhƣ vậy, các sinh hoạt tâm linh (tâm lý thực nghiệm) đƣợc giải thích là những chuỗi hiện tƣợng tâm sinh lý liên kết với nhau. Danh từ “linh hồn” đƣợc thay thế bằng “tâm não” (mind).

Triết học Kitô giáo, nhƣ đã nói, chịu ảnh hƣởng của triết học Do Thái, vì vậy, quan niệm về thân xác và linh hồn con ngƣời của Kitô giáo, cũng ít nhiều có nguồn gốc từ triết học Do Thái. Các tác phẩm của kinh Tân ƣớc (bàn về vấn đề thân xác và linh hồn của con ngƣời) ra đời trong bối cảnh “Tôi đã là một đứa trẻ nhiều may mắn từ lúc sinh ra, đã nhận đƣợc một hồn lƣơng thảo; hay đúng hơn, vì là hƣơng thảo, tôi đã đƣợc nhập vào một thể xác không vết nhơ” (Kn 8,19). Trƣớc tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về thân xác và linh hồn, nhƣ hai yếu tố riêng biệt, đƣợc thể hiện trong quan điểm của Kitô giáo.

Về thân xác, chân lý căn bản của đức tin Kitô giáo là: Lời Thiên Chúa đã

trở nên một con ngƣời, gia nhập gia đình nhân loại. Điều này có nghĩa là, cũng nhƣ một con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt (có thân xác, xác thịt, thân mình) Đức Giêsu đã mang lấy thân xác con ngƣời, chấp nhận thân phận nô lệ, sinh sống bằng công việc lao động chân tay. Thƣ gửi tín hữu Phi-líp-phê 2, 6- 8 viết: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là con Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất

quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhƣng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống nhƣ ngƣời trần thế. Ngƣời lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự” [53, tr 619-620]. Bởi vậy, khi rao giảng nƣớc trời, Đức Giêsu đã chữa lành các bệnh nhân, nhƣ muốn cho thấy rằng cuộc giải phóng đó bao gồm cả sự sống của thân xác lành mạnh. Sách Tông đồ công vụ (17, 32) thuật lại rằng giới trí thức tại Athènes đã chế nhạo ông Phaolô khi ông trình bày đạo lý về sự phục sinh của thân xác, bởi vì là một điều hoàn toàn trái ngƣợc với quan điểm văn hóa Hy lạp (ông muốn phục hồi điều mà họ tẩy chay). Kitô giáo tin rằng, ngƣời Kitô hữu tham gia vào công cuộc cứu độ qua những công việc thực hiện nơi thân xác của bản thân, thì cũng đồng thời là những công việc hƣớng đến phục vụ thân xác của tha nhân (thƣơng ngƣời nhƣ chính mình). Quan điểm này đƣợc tóm lại qua “bảy mối thƣơng xác”: “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rƣới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhờ, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết” (Mt 25,35-36). Ơn cứu độ Kitô giáo bao hàm sự sống vĩnh cửu của thân xác, chứ không phải là giải thoát linh hồn khỏi tù ngục của thân xác.

Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển giai đoạn đầu của mình, Kitô giáo đôi lúc (do sự ảnh hƣởng của triết học Hy Lạp và Do Thái) đề cao các giá trị tinh thần mà lãng quên giá trị của thân xác. Họ cho rằng con ngƣời có thể đạt đƣợc hạnh phúc qua việc hiểu biết những chân lý cao siêu bí truyền. Và Chúa Giêsu không làm ngƣời, và chỉ mang hình dáng con ngƣời mà thôi. Cũng có giai đoạn, phái lạc thuyết “nhị nguyên” (dualismus) móc nối linh hồn và thân xác với hai nguyên ủy của vũ trụ, đó là tinh thần và vật chất. Tinh thần bắt nguồn từ thần Thiện, vật chất bắt nguồn từ thần Ác. Trong bối cảnh này, những công việc của thân xác đều bị coi là tội lỗi. Về sau, công đồng Lateranô IV (năm 1215) đã phản đối quan điểm này và khẳng định rằng chỉ có một Thiên Chúa

tạo dựng nên vũ trụ, những hữu thể thiêng liêng và những hữu thể vật chất. Vật chất cũng nhƣ thân xác đều do Thiên Chúa tạo dựng, và vì thế không phải là xấu xa tội lỗi. Công đồng này cũng tuyên bố rằng con ngƣời gồm bởi linh hồn và thể xác, không phải nhƣ hai phần của con ngƣời, nhƣng tạo nên con ngƣời duy nhất. Thánh Tôma Aquinô khi bàn về sự liên kết giữa hồn và xác, cho rằng con ngƣời là một hợp thể, trong đó linh hồn là “mô hình” (forma substantialis) và thân xác là “chất thể” (materia). Thậm chí ông khẳng định rằng sự phục sinh thân xác là một khát vọng tự nhiên của con ngƣời, bởi vì linh hồn mong mỏi đƣợc kết hiệp với thân xác.

Về linh hồn, đã có nhiều quan điểm trong lịch sử triết học và thần học

bàn về nguồn gốc của linh hồn. Có thể ghi nhận ba khuynh hƣớng chính trong lịch sử triết học: linh hồn do cha mẹ sinh ra; linh hồn phát xuất từ Thiên Chúa; linh hồn đƣợc Thiên Chúa tạo dựng. Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng tất cả các linh hồn đƣợc tạo dựng ngay từ nguyên thủy, linh hồn đƣợc dựng nên không phải để kết hợp với thân xác, việc kết hợp với thân xác là một hình phạt do tội lỗi của linh hồn. Kitô giáo tin rằng linh hồn đƣợc Thiên Chúa tạo dựng cùng lúc hình thành thân xác. Họ cho rằng linh hồn không thể do cha mẹ sinh ra vì linh hồn có những sinh hoạt tinh thần cao hơn vật chất, cho nên không thể nào đƣợc sinh ra từ vật chất. Trong kinh Tân ƣớc, từ linh hồn không mang một ý nghĩa đồng nhất mà còn mang nhiều nghĩa khác nhau. Đôi khi linh hồn có nghĩa là mạng sống. Mát-thêu 16, 25-26 viết: “Qủa vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm đƣợc mạng sống ấy. Vì nếu ngƣời ta đƣợc cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi ích gì” [53, tr. 107]; “Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” [53; tr. 89]. Đôi khi linh hồn có nghĩa là tôi, chẳng hạn nhƣ lúc Maria (mẹ Giêsu) dâng lời chúc tụng Đức Giêsu, bà nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (Lc 1, 46) [53, tr.

214]; và khi ông trọc phú tự nhủ “Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dƣ xài nhiều năm; thôi cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (Lc 12, 19) [53, tr. 254]. Có thể thấy, Kinh Thánh nói chung và kinh Tân ƣớc nói riêng, không quan tâm đến cấu tạo nội tại của con ngƣời mà (và trình bày) suy nghĩ nhiều đến tƣơng quan của con ngƣời với Thiên Chúa. Bởi con ngƣời nhận sinh khí (linh hồn) từ Thiên Chúa, vì thế con ngƣời cần phải duy trì sự thông hiệp với Chúa, nếu lìa bỏ Chúa thì khi “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi; lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi” (Tv 104, 29) [52, tr. 945].

Nhƣ đã trình bày, trong lịch sử triết học, thân xác và linh hồn đƣợc xem là hai yếu tố tách rời (Hy Lạp) hay là sự thống nhất sinh động (Do Thái), thì Kitô giáo cho rằng, giữa thân xác và linh hồn có một sự tƣơng quan cân bằng. Bởi khi tạo ra con ngƣời, Thiên Chúa cũng đồng thời phác họa lại hình ảnh của mình và là “Thiên Chúa của các thần khí và của mọi xác phàm” (Ds 16, 22) [52, tr. 242]. Trong kinh Tân ƣớc, các tin mừng Nhất lãm đƣợc viết bằng tiếng Hy Lạp, tuy đƣợc trích dẫn nhiều từ kinh Cựu ƣớc nhƣng lại gắn bó quan điểm với Do Thái về con ngƣời mà không đồng nhất quan điểm về con ngƣời nhƣ triết học Hy Lạp (xem hồn, xác và thần khí hoặc thần trí là 3 yếu tố cấu tạo nên con ngƣời). Chẳng hạn, Mác-cô đã viết ở chƣơng 8, đoạn 35-37 nhƣ sau: “Qủa vậy, ai muốn cứu mạng sống của mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và Tin Mừng, thì sẽ cứu đƣợc mạng sống ấy. Vì đƣợc cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì ngƣời ta nào có lợi gì? Qủa thật ngƣời ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” [53, tr. 175]. Có thể thấy, trong các tin mừng Nhất lãm, từ mạng sống thƣờng đƣợc dùng để chỉ toàn thể con ngƣời. Vì vậy, Kitô giáo không đối chọi sự sống trên trần gian với sự sống trên trời, mà muốn nói đến sự sống duy nhất, không thể phân chia nơi con ngƣời và việc con ngƣời cần phải từ bỏ chính mình để có thể bƣớc theo

Đức Kitô. Các tác giả Nhất lãm cũng không bao giờ nói rằng linh hồn con ngƣời cao cả hơn cả, và cũng chẳng hề nói thân xác gắn liền với tội lỗi.

Trong thƣ của Phao-Lô cũng vậy, ông không đối nghịch hồn với xác mà chỉ đối lập xác thịt với thần khí hoặc xác thịt với tinh thần. Trong thƣ 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, Phao-lô viết: “Nguyện Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con ngƣời anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, đƣợc gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm” [53, tr. 649]. Nghĩa là, thân xác chỉ chiều

kích của đời sống con ngƣời, đảm bảo tính thƣờng xuyên và căn tính của hữu thể ngƣời, từ lúc đƣợc tạo dựng cho đến đời sống siêu nhiên trong tƣơng lai. Còn thể xác (xác thịt) chỉ sự yếu đuối, tình trạng xa cách Thiên Chúa của con ngƣời. Xác thịt đƣợc dùng để chỉ con ngƣời, dƣới ảnh hƣởng của tội lỗi, chiều theo đam mê, ích kỷ. Còn tinh thần dùng để chỉ con ngƣời trong đời sống mới, dƣới sự hƣớng dẫn của Thánh thần. Cách nói này dùng để chỉ hai tình trạng hiện sinh của con ngƣời: trƣớc và sau khi trở đến với Đức Kitô, mà không phải tách biệt để so sánh thân xác với linh hồn.

Gio-an cũng không đối nghịch hồn với xác, nhƣng đặt thế đối đầu giữa thế gian với Thiên Chúa, giữa tinh thần (hoặc thần khí) với xác thịt (sarx), cũng nhƣ luôn nhấn mạnh đến sự khác biệt, đối kháng giữa ánh sáng và bóng tối, sự sống và sự chết, chân lý và sai lầm, công chính và tội lỗi: “Thật, tôi bảo thật các công: không ai có thể vào Nƣớc Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nƣớc và Thần khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần khí sinh ra là thần khí” [53, tr. 313].

Tóm lại, các tác giả Nhất lãm, Phao-lô và Gio-an khi nhìn nhận về con

ngƣời nói chung và thân xác, linh hồn nói riêng đều có quan điểm đối nghịch với triết học Hy Lạp. Họ không coi trọng hồn hơn xác, thân xác và xác thịt tự nó không phải là nguyên nhân của tội lỗi và con ngƣời không đƣợc xem là

hoàn hảo nếu không nhờ (hoặc không tham gia) vào công cuộc cứu độ của Đức Kitô.

Về ma quỷ, trong lịch sử triết học nhƣ đã biết, có nhiều quan điểm cho

rằng (khác với quan điểm của Kitô giáo) con ngƣời gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi chết (thể xác không còn hoạt động), linh hồn xuất khỏi thể xác thành ma hay quỷ. Quỷ là oan hồn (linh hồn ngƣời chết oan) vất vƣởng lâu năm, chất chứa nhiều cảm xúc tiêu cực (oán hận). Trong con ngƣời có yếu tố vật chất và tinh thần, tinh thần thì trừu tƣợng, khó nắm bắt, nên ngƣời xƣa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm linh hồn. Linh hồn theo ngƣời Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á, đƣợc tách làm 2 phần: hồn và vía. Ngƣời Việt cho rằng con ngƣời có 3 hồn, nhƣng vía thì nam có 7, còn nữ có 9. Nhƣ vậy khái niệm ma quỷ, đơn giản chính là hồn và vía của con ngƣời.

Trong tƣơng quan giữa con ngƣời với thế giới đƣợc tạo thành, Kitô giáo cho rằng quá trình tạo thành trời đất và con ngƣời, Thiên Chúa đã tạo nên loài hữu hình và loài vô hình. Loài hữu hình bao gồm Thiên Thần và ma quỷ, loài vô hình bao gồm con ngƣời và vật chất để phục vụ con ngƣời (con ngƣời là sản phầm tiêu biểu nhất cho loài hữu hình theo quan điểm của Kitô giáo). Ở đây, luận văn không đề cập đến một yếu tố khác của loài vô hình là Thiên Thần mà chỉ tập trung tìm hiểu yếu tố ma quỷ để đi đến quan điểm của Kitô giáo về ma quỷ và mối quan hệ của con ngƣời với loài vô hình này đƣợc thể hiện trong Tân ƣớc.

Trong Cựu ƣớc, Kitô giáo xem ma quỷ là tất cả những gì không tốt gây tác động xấu đến con ngƣời (sản phẩm mang đầy tình yêu thƣơng của Chúa) với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Azazel (Lv 16, đoạn 8 và đoạn 26 có nhắc đến quỷ Azazel: Nó sẽ bắt thăm chọn giữa hai con dê: một thăm “dành cho Đức Chúa”, một thăm “dành cho quỷ A-da-dên”), Rahab (Tv 89 đoạn 11 viết:

Chính Ngài dày xéo quỷ thần Ra-háp, nhƣ dày xéo tử thi), Lilith (Is 34, 14), Lêviathan (Is 27, 1) hay hình ảnh con rắn đã cám dỗ Eva và Ađam trong Vƣờn Địa Đàng. Tuy nhiên, những tên gọi và hình ảnh này trong thời lƣu đày không đƣợc trình bày nhƣ là quỷ hay sự xấu xa, mà đƣợc trình bày nhƣ là những “thần khí xấu”, vô hình, đang hoạt động bằng cách này hay cách khác nhằm cám dỗ con ngƣời. Về sau, đến thời lƣu đày chúng mới bị xem là ma

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 45 - 59)