6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Phẩm giá con ngƣời
Trải qua lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, đã có nhiều quan điểm khác nhau về nhân phẩm (phẩm giá con ngƣời). Luân lý cổ truyền Á đông cho rằng, muốn “nên ngƣời” (Đạo làm ngƣời) thì phải giữ lễ độ trong lời ăn tiếng nói cũng nhƣ cách xử thế. Triết học Tây phƣơng chú ý đến “phẩm giá con ngƣời” (human dignity, gọi tắt là nhân phẩm), và đòi hỏi mọi công dân phải đƣợc đối xử bình đẳng với nhau trong xã hội. Tâm lý học hiện đại nói đến nhân cách (personality) nhƣ một trình độ trƣởng thành mà con ngƣời cần đạt đến. Thời cận đại, vấn đề nhân phẩm trở nên nóng bỏng và đƣợc quan tâm hơn cả. Nhân phẩm (nhân quyền) của con ngƣời đã đƣợc cụ thể hóa thành văn bản pháp lý quốc tế, bất chấp những quan điểm khác biệt về tôn giáo và triết lý của các dân tộc. Nói cách khác, tôn trọng nhân phẩm con ngƣời là đảm bảo quyền lợi của con ngƣời.
droits de l’homme; human rights), với từ “quyền” có nghĩa là quả cân hay là thế lực; “lợi” là có ích, dùng đƣợc. Nhƣ vậy “quyền lợi” là điều đƣợc phép làm, đƣợc đòi hỏi, điều có ích. Trong tiếng La tinh ius có nghĩa là “điều ngay chính” (gốc của iustitia: công bằng, công lý); droit trong tiếng Pháp và right trong tiếng Anh cũng có nghĩa tƣơng tự nhƣ vậy, nghĩa là “điều ngay thẳng” (đối lại với điều sai trái, lệch lạc). Nhƣ vậy nói đến “quyền lợi” có nghĩa là nói đến cái gì thuộc về tôi, mà ngƣời khác phải tôn trọng dựa trên tƣơng quan công bằng. “Quyền lợi” khác với “ân huệ, bác ái”: điều gì là quyền lợi của tôi thì tôi có thể đòi hỏi ngƣời khác phải thi hành; còn trong lĩnh vực ân huệ thì tôi phải tùy theo lòng hảo tâm của họ.
Trong thần học Kitô giáo, vấn đề nhân tính (humanitas) đƣợc nêu lên khi bàn đến mầu nhiệm Nhập Thể (Đức Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là ngƣời: thiên tính và nhân tính hợp nhất trong một ngôi vị) và khi bàn về ơn gọi của con ngƣời (con ngƣời đƣợc dựng nên giống “hình ảnh Thiên Chúa” và đƣợc mời gọi kết hợp với Ngài). Mặt khác, danh từ humanitas cũng còn đƣợc hiểu nhƣ là nhân đạo, đề cao việc đối xử với nhau hợp với tình ngƣời. Ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh (Cựu ƣớc), chúng ta đọc thấy những đoạn viết về phẩm giá cao qúy của con ngƣời bởi vì đƣợc dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa: “Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con ngƣời theo hình ảnh chúng ta, giống nhƣ chúng ta, để con ngƣời làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dƣới đất. Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” (St 1, 26-27) [52, tr. 33]. Và con ngƣời đƣợc Chúa dựng nên là để “trƣờng tồn bất diệt. Họ đƣợc Ngƣời dựng nên làm hình ảnh của bản tính Ngƣời” (Kn 2, 23) [52, tr. 1059]. Dù hình ảnh không đƣợc trực tiếp đề cập đến, nhƣng trong Thánh vịnh chƣơng 8, đoạn 6 con ngƣời xuất hiện chẳng khác nào một hữu thể đƣợc tham
dự nhƣ một thần linh và làm chủ nhân của muôn loài, muôn vật trên địa cầu “Chúa ban cho con ngƣời chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên”. Nhƣ vậy, phẩm giá con ngƣời đƣợc nâng lên giống thần linh, con ngƣời trở nên gần gũi với Thiên Chúa. Hơn nữa, hình ảnh Thiên Chúa không mất đi nơi loài ngƣời, sau khi họ sa ngã. Sách sáng thế chƣơng 5, đoạn 1 đến 3 viết: “Đây là gia phả ông A-đam: Ngày Thiên Chúa sáng tạo ra con ngƣời, Chúa làm ra con ngƣời giống nhƣ Thiên Chúa... Khi ông A-đam đƣợc một trăm ba mƣơi tuổi, thì ông sinh ra một ngƣời con trai giống nhƣ ông, theo hình ảnh của ông, và đặt tên là Sết” [52, tr. 42]. Bên cạnh đó, việc tôn trọng quyền lợi tha nhân đƣợc diễn tả cụ thể qua các giới răn ngăn cấm không đƣợc làm thiệt hại tới tính mạng, tài sản, danh dự của họ, bởi “Ai đổ máu con ngƣời, thì máu nó sẽ bị con ngƣời đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 9, 6). Nhƣ vậy, ở Cựu ƣớc chúng ta thấy, qua lối nói “con ngƣời đƣợc dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa”, đã cho thấy phẩm giá (quyền) của con ngƣời có một vị trí riêng biệt, cao cả hơn mọi loài, mọi vật.
Sang đến Tân ƣớc, việc tôn trọng phẩm giá con ngƣời lại còn đƣợc đề cao hơn nữa khi mà Đức Kitô đồng hóa mình với những kẻ đói khát, trần truồng, khách lạ, đau yếu, tù tội: “Khi Con Ngƣời đến trong vinh quang của Ngƣời, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Ngƣời sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngƣời. Các dân thiên hạ sẽ đƣợc tập hợp trƣớc mặt Ngƣời, và Ngƣời sẽ tách biệt họ với nhau, nhƣ mục tử tách biệt chiên với dê. Ngƣời sẽ cho chiên đứng bên phải ngƣời, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những ngƣời ở bên phải rằng: “nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hƣởng Vƣơng Quốc dọn sẵn cho các ngƣơi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xƣa Ta đói, các ngƣơi đã cho ăn; Ta khát, các ngƣơi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngƣơi đã tiếp rƣớc; Ta trần truồng, các ngƣời đã cho mặc; Ta đau yếu,
các ngƣời đã thăm non; Ta ngồi tù, các ngƣơi đã đến thăm”. Bấy giờ những ngƣời công chính sẽ thƣa rằng: “lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rƣớc; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?”... Bấy giờ Ngƣời sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngƣơi: mỗi lần các ngƣời không làm nhƣ thế cho một trong những ngƣời bé nhỏ nhất đây, là các ngƣơi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-45) [53, tr. 131]. Cũng nhƣ vậy, tín đồ Kitô giáo luôn tin rằng Thiên Chúa đã đặt một giá trị vô cùng trong cuộc sống từng cá nhân mà Chúa đã dựng nên và Chúa yêu qúy mỗi ngƣời nhƣ nhau, nên “Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhƣng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô” (Gl 3, 28) [53, tr. 593]. Trong Tân ƣớc, chúng ta có thể thấy thông điệp về phẩm giá con ngƣời từ sách sáng thế (Cựu ƣớc) đã đƣợc các sách Tin mừng thể hiện lại trong hình ảnh của Đức Giêsu. Thƣ 2 Cô-rin-tô, có đoạn viết về vấn đề này nhƣ sau: “Họ không tin, vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Kitô, là hình ảnh Thiên Chúa” [53, tr. 562]. Nhƣ vậy, vấn đề con ngƣời vốn là trung tâm của Cựu ƣớc, đã đƣợc đƣa vào Tân ƣớc nhƣ một cách nhìn mới, theo nhãn quan Kitô học. Trong các thƣ của Phao-lô, vị thế của con ngƣời tiếp tục đƣợc đề cao. Ví dụ: bất cứ ai lấy đức tin mà đón nhận mặc khải của Đức Kitô thì cũng đồng thời trở nên hình ảnh của Đức Kitô; con ngƣời mới là con “ngƣời hằng đƣợc đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa”: điều này muốn nói tới sự vƣợt thắng mọi khác biệt ngõ hầu Đức Kitô trở nên tất cả trong mọi sự [2, tr. 209]. Cũng trong Tân ƣớc, dƣờng nhƣ các tác giả đã cố gắng xây dựng nên một “cuộc tạo thành mới” (so với cuộc tạo thành lần một trong sách Sáng thế của Cựu ƣớc), nhằm tiếp cận hình ảnh con ngƣời gần với hình ảnh của Chúa Giêsu – hình
ảnh tƣơng xứng với Thiên Chúa. Trong quá trình “tạo thành mới” ấy, con ngƣời đƣợc tuyển chọn và tiền định trong Đức Kitô trƣớc cả khi vũ trụ đƣợc tạo thành: “Trong Đức Kitô, Ngƣời đã chọn ta trƣớc cả khi tạo thành vũ trụ, để trƣớc thánh nhân Ngƣời, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thƣơng của Ngƣời” (Ep 1, 4) [53, tr. 603].
Bên cạnh đó, Kitô giáo tin rằng, phẩm giá của con ngƣời là không chỉ làm đẹp ý Chúa, yêu thƣơng chính bản thân mình mà còn là yêu thƣơng tha nhân. Vì vậy, trong Cựu ƣớc đã nói về mƣời giới răn, đƣợc xem nhƣ những yêu cầu luân lý tối thiểu mà các tín đồ phải tuân theo, đó là: thứ nhất, thờ
phƣợng một Đức Chúa Trời và kính mến Ngƣời trên hết mọi sự; thứ hai,
không kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ; thứ ba, giữ ngày Chúa nhật; thứ bốn,
thảo kính cha mẹ; thứ năm, không giết ngƣời; thứ sáu, không làm sự dâm dục;
thứ bảy, không lấy của ngƣời; thứ tám, không làm chứng dối; thứ chín, không
muốn vợ chồng ngƣời; thứ mười, không tham của ngƣời (Xh 20, 1-17) [52, tr. 142-144]. Tuy nhiên, mƣời điều răn cũng chỉ là yêu cầu luân lý tối thiểu đƣợc hình thành trong Cựu ƣớc, vì vậy luân lý ấy đã đƣợc hoàn thiện ở trong Tân ƣớc, với quan điểm thứ nhất là phải yêu kẻ thù: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngƣợc đãi anh em. Nhƣ vậy, anh em mới đƣợc trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời... Vậy anh em hãy nên toàn thiện nhƣ Cha các con trên trời là Đấng toàn thiện” (Mt 5, 43-48) [53, tr. 77]; và thứ hai, để đảm bảo đƣợc vào “Thiên đàng” thì phải yêu thƣơng tha nhân nhƣ chính mình, bởi “Phúc thay cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nƣớc Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ đƣợc Đất Hứa làm gia nghiệp... Phúc thay ai xót thƣơng ngƣời, vì họ sẽ đƣợc Thiên Chúa xót thƣơng... Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thƣởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5, 1-12) [53, tr. 74].
động vật bậc cao có tƣ duy, mà là một nhân vị độc đáo, một chỉnh thể huyền nhiệm của sự kết hợp thể xác, tinh thần và linh hồn. Con ngƣời không chỉ vƣợt xa mọi loài nhờ có tƣ duy mà còn có một linh hồn thiêng liêng, bất tử, vƣợt mọi không gian, thời gian, và có thể tiếp xúc với thế giới siêu nhiên. Mặc dù tƣ tƣởng đó thể hiện tính duy tâm rõ rệt, tuy nhiên không thể phủ nhận đó là những tƣ tƣởng nhân văn đặc sắc trong quan niệm về con ngƣời và vị trí của con ngƣời trong vũ trụ này [62, tr. 74].
Tóm lại, khi bàn đến phẩm giá của con ngƣời, Kitô giáo thể hiện rõ tính
siêu nhiên, duy tâm: theo Kitô giáo, con ngƣời và phẩm giá của con ngƣời có nguồn gốc từ Thƣợng đế đầy tình yêu thƣơng. Bởi vậy, mọi hoạt động của tín đồ đều quy hƣớng về Thƣợng đế. Kinh Thánh dạy: “Ai không yêu thƣơng tha nhân thì không thể nhận biết đƣợc Thƣợng đế, vì Thƣợng đế là tình yêu thƣơng. Ai sống trong tình yêu thƣơng với tha nhân thì ở lại trong Thƣợng đế và Thƣợng đế ở lại trong ngƣời ấy” (1Ga 8, 16). Vậy, khi thực thi nhân đức bác ái với tha nhân, tín đồ Kitô giáo tin rằng mình làm điều đó không chỉ vì tình yêu thƣơng có tính loài của con ngƣời với con ngƣời mà còn vì Chúa đã dạy phải làm nhƣ thế. Nhƣ vậy, Kitô giáo đã thừa nhận và lý giải về việc thực thi bác ái giữa con ngƣời với con ngƣời trong đời sống hiện thực có nguồn gốc khởi đầu từ thế thế giới siêu nhiên, tức là từ Thƣợng đế. Và mục đích cuối cùng của việc thực thi bác ái cũng để làm đẹp lòng Thƣợng đế, đƣợc Thƣợng đế chúc phúc và cho vào Thiên đàng hƣởng hạnh phúc vĩnh hằng. Vì vậy, xét cả về nguồn gốc, xét cả về mục đích của quan điểm về phẩm giá con ngƣời, Kitô giáo đều quan niệm từ siêu nhiên và hƣớng đến siêu nhiên [62, tr. 108].