6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Tự do của con ngƣời
Tự do (liberty) là một trong những khái niệm triết học con ngƣời đƣợc bàn đến nhiều nhất trong lịch sử triết học phƣơng Tây. Nhất là thời kỳ triết học
Phục hƣng và thời Khai sáng Pháp. Tự do đã đƣợc nâng lên thành chủ nghĩa (libertism) và đƣợc bàn đến với rất nhiều nội hàm khác nhau, nhƣ chủ nghĩa tự do chính trị, chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ nghĩa tự do văn hóa, chủ nghĩa tự do tƣ tƣởng, chủ nghĩa tự do xã hội… Tự do có thể đƣợc xem là điểm gặp gỡ ƣu tiên giữa tƣ tƣởng hiện đại và tƣ tƣởng Kitô giáo. Kitô giáo cho rằng, tự do đƣợc hình thành bởi Chúa, vì Chúa đã tạo ra con ngƣời theo hình ảnh của mình, cho nên có thể nói tự do trong quan điểm của Kitô giáo trải qua hai giai đoạn: tự do của con ngƣời trƣớc khi phạm tội nguyên tổ và sau khi phạm tội nguyên tổ. Nghĩa là Thiên Chúa đã ban tự do cho con ngƣời khi tạo nên họ (Cựu ƣớc) và trả lại tự do cho con ngƣời khi cứu chuộc họ (Tân ƣớc). Bởi vậy Kitô giáo tin, tự do là điều căn bản trong đời sống của con ngƣời và cũng là dấu chỉ nói lên phẩm giá của con ngƣời đƣợc tôn trọng hay không.
Trong Cựu ƣớc, sách Huấn ca chƣơng 15, đoạn 14 đến 17 viết: “Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con ngƣời, và để nó tự quyết định lấy. Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn mà trung tín làm đẹp ý Ngƣời. Trƣớc mắt con, Ngƣời đã đặt lửa và nƣớc, con muốn gì, hãy đƣa tay ra mà lấy. Trƣớc mắt con ngƣời là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ đƣợc cái đó”. Điều này cho thấy, ngay khi tạo ra con ngƣời, Chúa đã cho họ đƣợc quyền tham dự vào đời sống của chính Chúa với một mối quan hệ vô cùng mật thiết. Con ngƣời đƣợc quyền tự do làm những điều thiện, tránh những điều dữ, điều trái với lƣơng tâm. Bởi lúc này, con ngƣời chƣa bị mất đi “sự thánh thiện nguyên thủy”, bản tính nhân loại chƣa bị “tổn thƣơng” [30, tr. 25]. Chính bởi đƣợc tự do tham dự vào đời sống vĩnh phúc của Thiên Chúa, theo Kitô giáo, con ngƣời cũng đƣợc tự do tham dự vào công cuộc tạo dựng của Chúa. Trong công cuộc tạo dựng có sự tham dự của mình ấy, chính con ngƣời cũng đã không ngừng sinh sản để duy trì nòi giống, làm tăng số lƣợng và tiếp tục thống trị vũ trụ. Vì vậy, “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa
phán với họ: Hãy sinh sôi nãy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1, 28) [52, tr. 33].
Cũng trong Cựu ƣớc, Kitô giáo cho rằng tự do không phải là một điều gì mâu thuẫn với sự lệ thuộc vào Thiên Chúa của con ngƣời, với tƣ cách là một loài do Chúa sáng tạo ra, con ngƣời chắc chắn có tự do khi con ngƣời hiểu biết và chấp nhận giới răn của Chúa. Con ngƣời cũng có một sự tự do hết sức rộng lớn vì con ngƣời đƣợc phép làm bất cứ điều gì nếu không vi phạm giới răn của Chúa. Nhƣng tự do của con ngƣời không phải là tự do vô hạn, vì con ngƣời đƣợc mời gọi để biết chấp nhận luật luân lý do Thiên Chúa ban ra, nên “Hết mọi trái cây trong vƣờn ngƣơi cứ ăn; nhƣng trái cây của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngƣơi không đƣợc ăn, vì ngày nào ngƣơi ăn, chắc chắn ngƣơi sẽ phải chết” (St 2, 16-17) [52, tr. 26]. Mặc dù là chủ nhân của Vƣờn Địa Đàng, tuy nhiên theo Kitô giáo, con ngƣời vẫn chỉ là loài thụ tạo, họ phải chấp nhân một ranh giới và không đƣợc tự ý vƣợt qua ranh giới đó. Nói cách khác, để luôn đƣợc tham dự vào đời sống vĩnh phúc với Chúa, con ngƣời buộc phải chấp nhận mình chỉ là một tạo vật do Chúa tạo nên, không đƣợc vƣợt qua, không đƣợc đòi hỏi tự do nhƣ (bằng) Thiên Chúa. Tuy vậy, con ngƣời đã không chấp nhận sự thật (hay giao ƣớc) ấy, họ đã không tuân giữ lời với Chúa, tìm cách vƣợt qua ranh giới mà họ không đƣợc phép vƣợt qua. Và con ngƣời đã “tự tìm đến cái chết”, khổ đau. Bằng chứng cho điều này là sau khi ăn “trái cấm” đƣợc ăn trong Vƣờn Địa Đàng ngƣời phụ nữ đã phải chịu những đau khổ khi mang thai và sinh con. Trong quan hệ vợ chồng (nam nữ), ngƣời nữ cũng thƣờng bị khổ đau vì phải luôn thèm muốn chồng và bị chồng thống trị: “Ta sẽ làm cho ngƣơi phải cực nhọc thật nhiều khi thai ngén, ngƣời sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngƣơi sẽ thèm muốn chồng ngƣơi, và nó sẽ thống trị ngƣơi” (St 3, 16) [52, tr. 39]. Trong khi đó, ngƣời nam phải đau khổ
vì phải làm việc nuôi sống bản thân và gia đình của mình, phải “đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt”, thậm chí có thể phải đổ cả máu, mất cả mạng sống do những tai nạn gặp phải trong khi lao động, Chúa phán: “Ngƣơi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngƣơi, mới kiếm đƣợc miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngƣơi, ngƣời sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngƣơi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất” (St 3, 17-19) [52, tr. 40]. Ở đây có thể thấy, Kitô giáo cho rằng, khi đi lệch khỏi luật luân lý, đạo đức, điều thiện là con ngƣời làm hại chính sự tự do của mình, trở thành tù nhân của chính mình, làm mất mối quan hệ tốt đẹp với Chúa. Chính vì sự lạm dụng quyền tự do mà Chúa đã ban nên con ngƣời đã sa ngã, bị mê hoặc và bị cám dỗ. Bởi vậy, Thiên Chúa đã sai con của mình xuống thế để cứu chuộc loài ngƣời, thực hiện một giao ƣớc mới với họ và ban hành với con ngƣời luật mặc khải mới, đƣợc xem nhƣ một công trình của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Tân ƣớc đƣợc xem là luật mới, là luật hoàn thiện đƣợc chính Chúa Giêsu
kiện toàn để giúp con ngƣời đón nhận ơn cứu độ đến từ cuộc tử nạn và phục sinh của Giêsu. Gọi là luật mới, bởi vì nó chỉ cho con ngƣời một con đƣờng mới, dẫn con ngƣời đến đời sống mới, tự do mới. Đó là đời sống, là tự do của những ngƣời con của Thiên Chúa, ngay cả khi con ngƣời đang sống dƣới trần thế. Trong Tân ƣớc, thánh Phao-lô là ngƣời thƣờng bàn luận về sự tự do, chẳng hạn nhƣ trong thƣ gửi tín hữu Rô-ma, ông đã đấu tranh cho sự tự do và vẻ vang của con ngƣời, nhƣ là con cái của Thiên Chúa: “Tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ đƣợc giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hƣ nát, mà đƣợc cùng với con cái Thiên Chúa chung hƣởng tự do và vinh quang” (Rm 8, 21) [53, tr. 500]; và “Chính chúng ta đƣợc tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa” (Gl 5, 1) [53, tr. 595]. Tuy vậy, Phao-lô cũng đã rất lo lắng, bởi có thể con ngƣời sẽ đánh mất tự do cao quý mà Đức Kitô đã phục hồi cho họ một lần nữa,
cho nên ông tuyên bố “Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ nhƣ thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Kitô, để theo một Tin Mừng khác (Gl 1, 6)... Hỡi những ngƣời Ga lát ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những ngƣời đã đƣợc thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá phơi bày ra trƣớc mắt?” (Gl 3, 1) [53, tr 587; 590]. Có thể thấy, trong quan điểm này của Phao-lô, nguy hiểm cho tự do của con ngƣời đến từ hai cạm bẫy: lề luật và xác thịt.
Trong thƣ gửi tín hữu Galata, Phao-lô đã đề cập đến vấn đề cạm bẫy xác thịt, và mặc dù con ngƣời dễ dàng nhận thấy cạm bẫy đó nhƣng lại không lắng nghe sự cảnh báo, cũng không phục vụ tha nhân. Trái lại, con ngƣời chịu khuất phục trƣớc những đam mê thấp hèn, ích kỉ và tội lỗi, họ đã “dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sƣa, chè chén, và những điều khác giống nhƣ vậy” (Gl 5, 19-21) [53, tr. 596]. Theo Kitô giáo, phóng túng không phải là tự do mà là nô lệ cho sự hời hợt, ích kỷ, tham lam, sợ hãi và yếu đuối. Vì vậy ngƣời Kitô hữu phải nhận thức đƣợc điều đó và đừng ngại đầu tƣ năng lực để chiến đấu với những khuynh hƣớng nguy hại ấy. Nhờ vậy, mỗi ngày họ sẽ đƣợc tự do hơn. Cũng nhờ đó, với ân sủng Đức Kitô, con ngƣời tự do có thể thoát ra khỏi nỗi đau đớn, khi mà “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhƣng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm... Tôi thật là một ngƣời khốn nạn” (Rm 7, 19-24) [53, tr. 498]. “Điều này có nghĩa là, con ngƣời không nên đặt niềm tin vào bất kỳ điều gì trên trần gian này mà nên tin hoàn toàn vào Thiên Chúa, chỉ có Chúa mới ban cho họ sự bình an, niềm vui trọn vẹn. Vì vậy, nếu những ai chạy theo khoái lạc trần tục, quyền lực, vinh dự... sẽ có nguy cơ gặp thất vọng và có thể gây tai hại cho mình cũng nhƣ cho tha nhân” [48, tr. 139].
Bên cạnh việc cho rằng, những ham muốn xác thịt khiến con ngƣời mất tự do, Kitô giáo cho rằng lề luật là cạm bẫy tinh vi, nguy hiểm hơn khiến con
ngƣời mất tự do. Lề luật là một khía cạnh khác của tính xác thịt, bởi con ngƣời có xu hƣớng dùng lề luật để thay thế cho ân sủng của Chúa. Đó là lí do Phao-lô tuyên bố “Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Đức Ki-tô và mất hết ân sủng” (Gl 5, 4) [53, tr. 595]. Nhƣng Kitô giáo cũng tin rằng, lề luật có bản chất tốt bởi nó quy định những điều tốt và giúp con ngƣời phân biệt đƣợc tốt xấu, nó cũng có chức năng cần thiết trong giáo dục. Tuy nhiên, cạm bẫy của lề luật là ở chỗ ngƣời ta xem việc giữ luật là điều kiện duy nhất để đƣợc cứu rỗi. Ngƣời ta đƣợc cứu là nhờ công nghiệp của mình, chứ không phải nhờ tình yêu thƣơng của Thiên Chúa thể hiện qua Đức Ki-tô.
Về quan điểm này, trong thƣ gửi Titô, thánh Phao-lô viết: “Thật vậy, cả chúng ta nữa, xƣa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau. Nhƣng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thƣơng của Ngƣời đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình mà chúng ta làm nên những việc công chính, nhƣng vì Ngƣời thƣơng xót, nên Ngƣời đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng đƣợc sinh tái và đổi mới”. Vì thế, Kitô giáo cho rằng luật lệ giết chết tình yêu và trái nghịch với ơn cứu độ cho không của Thiên Chúa; việc giữ luật nghiêm ngặt có thể làm cho con ngƣời tự mãn, tự phụ và thất vọng. Kitô giáo cũng cho rằng, không chóng thì chầy con ngƣời phải đối diện với những hạn chế của mình hoặc sẽ phạm những sai lầm, để rồi đánh mất những giá trị thiêng liêng mà họ đã tốn nhiều công sức mới đạt đƣợc. Bởi vậy, ân sủng của Chúa cho con ngƣời là suối nguồn vô biên, đƣợc bắt nguồn từ không điều kiện và luôn luôn duy trì trong sự không điều kiện, nên “Anh em đã đƣợc cho không, thì cũng phải cho không nhƣ vậy” (Mt 10, 8) [53, tr. 88].
Từ quan điểm cho rằng luật lệ và những ham muốn xác thịt khiến con ngƣời có nguy cơ đánh mất sự tự do mà Chúa đã ban phát vô điều kiện, Kitô
giáo cũng khuyên con ngƣời học cách yêu thƣơng, cho đi và nhận lại một cách vô điều kiện theo tấm gƣơng của Thiên Chúa. Thiên Chúa tự do, bời vì Ngƣời hiện hữu trong thời gian vĩnh cửu mà không hề lệ thuộc sự đáp trả hay công trạng của con ngƣời: “Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng đƣợc đền trả. Nhƣ vậy, phần thƣởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Ngƣời vẫn nhân hậu với cả phƣờng vô ân và quân độc ác... Anh em hãy có lòng nhân từ, nhƣ Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6, 35-36) [53, tr. 231-232]. Tuy nhiên, Kitô giáo vẫn cho rằng đón nhận một cách vô điều kiện không phải là chuyện dễ dàng. Bởi con ngƣời vốn thích đƣợc nhận, nhất là những điều mà con ngƣời nghĩ họ xứng đáng đƣợc nhận. Vì vậy, để đạt đƣợc tự do trong nhận lãnh điều gì đó thì phải tin tƣởng kẻ gia ân, mở rộng con tim và khiêm tốn đón nhận. Vì con ngƣời vốn vô ơn với Thiên Chúa và tha nhân mỗi khi đƣợc làm việc thiện, và luôn muốn đƣợc yêu thƣơng vô điều kiện nên Tin Mừng trong Tân ƣớc đã đƣa ra nhiều cách để con ngƣời loại bỏ thái độ này. Ví dụ, Luc-ca 17, 10 viết: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” [53, tr. 268]; hay nhƣ trong Tin Mừng Mát-thêu 20, câu 1 đến câu 16 cũng biểu thị điều này.
Tóm lại, tự do theo quan niệm Kitô giáo không nằm ở chỗ có quyền
làm tất cả những gì mình thích hay đƣợc phép, mà ở nội lực tự chủ bản thân và khả năng phục vụ tha nhân. Tự do đích thực phải đƣợc nhìn dƣới chiều kích bất khả phân ly: tự do với trách nhiệm và nghĩa vụ với tha nhân. Thông qua những nội dung về tự do của Kitô giáo có thể nhận thấy, tƣ tƣởng về tự do Kitô giáo có những đặc điểm nhƣ duy tâm, tự do gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm, tự do có giới hạn, tự do hành động theo tiếng nói lƣơng tâm [62, tr. 78].