Thiên đàng và Địa ngục

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 70 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Thiên đàng và Địa ngục

nhƣ thế nào? Và, có sự liên hệ nào giữa cuộc sống hiện tại với cuộc sống tƣơng lai không? Là hai câu hỏi cực kỳ lớn, cũng là đề tài đƣợc tranh luận giữa nhiều trƣờng phái, quan điểm triết học trong lịch sử, bao gồm cả Kitô giáo. Hay nói một cách khác, ngắn gọn hơn: sau khi chết còn gì nữa không?!

Trong ngôn ngữ, từ fin (tiếng Pháp), end (tiếng Anh), finis (tiếng La tinh), vừa có nghĩa là “tận cùng, chấm dứt, kết thúc” vừa có nghĩa là “mục tiêu, cứu cánh”, có sự tƣơng quan với những hạn từ trong tiếng Việt nhƣ “tận cùng, đích điểm, cứu cánh, mục tiêu, mục đích”. Điểm chung của tất cả những từ đó, có nghĩa là: kết thúc một hoạt động, chấm dứt một tiến trình. Đối với con ngƣời, có nghĩa là chấm dứt sự sống, kết thục cuộc đời (chết). Vậy, trƣớc khi chấm dứt hành trình sống, một câu hỏi đặt ra, đó là: mục tiêu của cuộc sống là gì?

Trong lịch sử triết học, có rất nhiều quan điểm về mục tiêu của cuộc sống (cuộc đời), nhƣng về cơ bản có thể chia vấn đề này thành các nhóm quan

điểm sau: nhóm quan điểm thứ nhất, cho rằng cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì hết, nó chỉ là một chuỗi những biến cố xảy ra do nhiều hoàn cảnh không lƣờng trƣớc đƣợc. Quan điểm này chúng ta tìm thấy trong triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre (1905 – 1980), Martin Heidegger (1889 - 1976); nhóm quan điểm thứ hai, cho rằng mục tiêu của cuộc đời là kiện toàn chính bản thân

mình, vƣợt lên những giới hạn và bất toàn (dốt nát, sai lầm, tật xấu), tiêu biểu cho quan điểm này, có Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900), Sigmund Freud (1856 – 1939); nhóm quan điểm thứ ba, cho rằng mục tiêu cuộc đời là vƣợt lên những đòi hỏi và yêu sách cá nhân, để góp phần vào việc kiến tạo một xã hội hoàn bị hơn, xóa bỏ những bất công chênh lệch, quan điểm này thể hiện rõ trong triết học K. Marx và Ph. Engels; nhóm quan điểm thứ tư, đặt cứu cánh, mục tiêu cuối cùng của cuộc đời con ngƣời ở cõi siêu việt (Thiên đàng), đó là quan điểm của Kitô giáo. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt trong tƣ

tƣởng chính của Kinh Thánh nói riêng và giáo lý của Kitô giáo nói chung. Theo Kitô giáo, vận mệnh của loài ngƣời chúng ta chính là sự sống đời đời, sự viên mãn của sự sống với Thiên Chúa, vừa đƣợc mặc khải vừa đƣợc hứa ban trong chiến thắng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và sự chết. Đây cũng là ý nghĩa chung cuộc của ơn cứu độ (giải thoát) con ngƣời trong Đức Kitô, nghĩa là “giải thoát khỏi sự xấu xa tận căn” [57, tr. 355]. Theo Kitô giáo, sau khi chết con ngƣời sẽ rơi vào (đi đến) ba trạng thái (địa điểm): một là, Thiên đàng (là tình trạng hạnh phúc tối thƣợng và vĩnh viễn); hai là, luyện ngục (là tình trạng của những ngƣời chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhƣng, dù đã đƣợc đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ vẫn cần phải đƣợc thanh luyện (trải quan một cuộc thử thách cuối cùng) trƣớc khi đƣợc hƣởng hạnh phúc Thiên đàng; ba là, hoả ngục (là tình trạng xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa). Ở đây, chỉ đề cập đến hai trạng thái của con ngƣời sau khi chết theo quan điểm của Kitô giáo là Thiên đàng và Địa ngục (hỏa ngục) để nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Kitô giáo về câu hỏi nếu sự sống chƣa chấm dứt khi ta lìa đời thì nó sẽ nhƣ thế nào? Và câu hỏi, có sự liên hệ gì giữa cuộc sống hiện tại với cuộc sống tƣơng lai không?

Về Thiên đàng: trƣớc khi đề cập đến vấn đề Thiên đàng (trạng thái viên

mãn sau khi chết của con ngƣời), Kitô giáo đề cập đến cái chết. Kitô giáo cho rằng, đã là con ngƣời,ai cũng muốn sống lâu dài trên mặt đất. Tuy nhiên, sớm muộn gì cái chết cũng đến vì là số phận con ngƣời là hữu hạn. Trong Tân ƣớc, Đức Kitô đã mang lại một ý nghĩa mới cho cái chết và chính Ngƣời đã cứu chuộc cái chết. Bởi vậy, đối với Đức Kitô cái chết là một thảm hoạ. Cảm xúc này lại càng tăng hơn nữa khi chính Đức Kitô phải đối đầu với cái chết của mình: “Bấy giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhƣng chính vì giờ này mà con đã đến” (Ga 12, 27) [53, tr. 350]; “Ngƣời lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin.

Và mồ hôi Ngƣời nhƣ những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22, 44) [53, tr. 285]. Cái chết của Đức Giêsu đã biến đổi giá trị của cái chết: nó không còn là bản án của tội lỗi, mà nó trở nên hành vi nhân đức đẹp lòng Chúa Cha. Ngoài nhân đức tuân phục, Tân ƣớc còn nêu bật nhân đức yêu thƣơng, khi Giêsu trao hiến mạng sống cho con ngƣời. Kitô giáo cũng cho rằng, Đức Kitô không chỉ mang thêm một ý nghĩa cho cái chết, mà còn cứu chuộc cái chết. Đức Kitô đã thắng cái chết nhờ sự phục sinh của chính mình, mở đƣờng cho nhân loại cũng sẽ thắng cái chết. Dƣới ánh sáng Phục sinh của Đức Kitô, cái chết không còn là tận cùng của đời ngƣời nữa, mà chỉ là sự vƣợt qua: cái chết trở nên ngƣỡng cửa đi vào Thiên đàng.

Thông qua cái chết của Đức Giêsu, Kitô giáo cho rằng, Thiên đàng (Thiên đƣờng) là ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho con ngƣời. Thiên đàng, Nƣớc trời, Nƣớc Thiên Chúa hay Triều đại Thiên Chúa là một đề tài chính yếu mà tất cả những lời rao giảng của Đức Giêsu đều nhắm tới. Nƣớc trời chính là cùng đích của loài ngƣời cả trong cuộc sống tại thế lẫn cuộc sống siêu thế. Đối với những ngƣời còn sống tại thế gian thì có “Nƣớc trời tại thế” (thƣờng đƣợc gọi là Hội Thánh, nơi tập hợp những ngƣời thánh thiện). Đối với những ngƣời đã giã từ thế gian thì có “Nƣớc trời siêu thế” (thƣờng đƣợc gọi là Thiên đƣờng, nhà của Thiên Chúa). Nƣớc trời cũng là nƣớc Cánh chung do Đấng Thiên sai thiết lập vào giai đoạn cuối của lịch sử loài ngƣời mà các tiên tri trong Cựu ƣớc đã thấp thoáng thấy đƣợc. Có thể coi đó là thực tại chuyển tiếp để đƣa những ngƣời công chính tiến vào Thiên đàng vĩnh hằng sau ngày tận thế [64, tr. 719]. Thánh Mát-thêu tƣờng thuật về việc thiết lập Nƣớc trời, tức Triều đại Thiên Chúa nhƣ sau: “Rồi Ngài bỏ Na-da-rét, đến ở Các-phác-na-um, một thành ven hồ Ga-li-lê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun và Náp- ta-li, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a nói:

Hỡi con đƣờng ven biển,

Và vùng tả ngạn sông Gio-đan, Hỡi Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi đây trong cảnh tối tăm Đã thấy ánh sáng huy hoàng,

Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần Nay đƣợc ánh sáng bừng lên chiếu rọi.

Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì nƣớc trời đã đến gần”” (Mt 4, 13-17) [53, tr. 73].

Thiên đàng là một thực tại đáng ƣớc ao, bởi vì so với Thiên đàng, trần gian là một chốn lầm than, hạnh phúc trần gian với những cơm ăn, áo mặc là những ảo ảnh chóng quá. Cơm áo không phải là cứu cánh của đời ngƣời, mà chỉ là những thực tại có giá trị tạm thời. Một khi hiểu đƣợc nhƣ vậy, theo Kitô giáo, con ngƣời không nên quá chú tâm vào việc tìm kiếm cơm ăn, áo mặc, mà nên dành thời gian và nỗ lực để tìm kiếm Nƣớc trời thì hơn. Tuy nhiên, có thể thấy biểu tƣợng về Nƣớc trời trong quan điểm Kitô giáo, từ Cựu ƣớc đến Tân ƣớc là muốn nói đến cả khu vực ở trên trái đất lẫn nơi Thiên Chúa ở. Trong Tân ƣớc, Nƣớc trời trở thành nơi ở và phần thƣởng của Kitô hữu, bởi “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thƣởng dành cho anh em ở trên Nƣớc trời thật lớn lao” (Mt 5, 12) [53, tr. 74]. Và khi đã ở trên trời có nghĩa là con ngƣời (công chính) đƣợc ở trong sự hiện diện trọn vẹn của Thiên Chúa. Khi đó, “những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trƣờng sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ cuộc sống đời đời” (Rm 2, 7); khi đó, “Ai tin vào ngƣời Con thì đƣợc sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào ngƣời Con thì không đƣợc sự sống” (Ga 3, 36). Và sẽ đƣợc thừa hƣởng Vƣơng quốc của Thiên Chúa nếu anh em là ngƣời công chính, bởi “xác thịt và khí huyết không thể thừa hƣởng Nƣớc Thiên Chúa đƣợc, cũng nhƣ cái

hƣ nát không thể thừa hƣởng sự bất diệt đƣợc” (1Cr 15, 50) [53, tr. 554]. Kitô giáo cho rằng, ngƣời nào hết lòng tìm kiếm của cải thế gian ắt sẽ tôn của cải làm ông chủ, ngƣời đó cũng sẽ lơ là hoặc ghét ngƣời chủ đích thực là Thiên Chúa: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dễ chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của đƣợc. Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?... Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Cha của anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trƣớc hết hãy tìm kiếm Nƣớc Thiên Chúa và đức công chính của Ngƣời, còn tất cả những thứ kia, Ngƣời sẽ thêm cho” (Mt 6, 24-33) [53, tr. 79-80].

Do đó, con ngƣời nếu muốn đi tìm hạnh phúc tuyết đối trong cõi trƣờng sinh thì không nên để tâm nhiều đến việc đi tìm kiếm của cải trần gian. Thánh Mát-thêu đã từng nhắc nhở về điều này nhƣ sau: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dƣới đất, nơi mối mọt làm hƣ nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhƣng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hƣ nát, nơi trộm cắp không đào nghạch và lấy đi đƣợc. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó” (Mt 6, 19-21) [53, tr. 79]. Kho tàng trên trời là kho tàng thiêng liêng, nếu ai lo tích trữ kho tàng trên trời thì lòng ngƣời ấy sẽ hƣớng về những điều thánh thiện, hƣớng về Thiên Chúa, hƣớng về Nƣớc trời.

Đến đây, một câu hỏi khác đƣợc đặt ra, vậy, Nước trời, hay Thiên đàng ở

đâu? Câu trả lời rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy là, Nƣớc trời không phải là một nƣớc trần gian nào, cũng không phải ở trên một tinh cầu nào hay ở trên mấy xanh. Dĩ nhiên, Nƣớc trời (Thiên đàng) cũng không phải là một

cảnh giới không tƣởng do tâm trí con ngƣời tƣởng tƣợng ra. Trong các dụ ngôn dành cho dân chúng, Đức Giêsu cũng dùng những hình ảnh cụ thể để giải thích tình trạng hạnh phúc (sống trong Thiên đàng), dựa theo tâm thức bình dân. Với giới thương gia, Đức Giêsu ví Nước trời như viên ngọc quý; với

các ngư phủ, Nước trời được ví như mẻ lưới đầy. Với các nông dân, Nước trời được ví như mùa gặt dồi dào. Nước Trời cũng được ví với đám tiệc. Đó là

những ngôn ngữ biểu tƣợng đƣợc dùng để diễn tả những thực tại mà ngôn ngữ phàm trần không thể diễn tả nổi. Chúng nói lên niềm vui và đặc biệt là sự chung vui. Thánh Lu-ca nói về điều này nhƣ sau: “Ngƣời Pha-ri-sêu hỏi Đức Giê-su bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Ngƣời trả lời: “Triều Đại Thiên Chúa không đến nhƣ một điều có thể quan sát đƣợc. Và ngƣời ta sẽ không nói: “Ở đây này! Hay ở kia kìa! Vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17, 20-21) [53, tr. 269].

Như vậy, có thể thấy Nƣớc trời trong quan điểm của Kitô giáo là nƣớc

siêu thế không biên cƣơng, có vua là Thiên Chúa và có công dân là những ngƣời công chính (Công chính: xét về nguyên nhân nơi Thiên Chúa, có nghĩa là làm nên công chính; xét về hiệu quả nơi con ngƣời có nghĩa là trở thành công chính) sống trong điều thiện. Ai sống trong điều thiện, ngƣời ấy thuộc về Nƣớc Thiên Chúa. Cuối cùng, Kitô giáo tin, “Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng nhƣ không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14,7-8) [53, tr. 512]. Vì vậy, dù sống dù chết thì cuộc sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dƣới trần bị tiêu hủy, Kitô hữu sẽ đƣợc về hƣởng hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời.

Về Địa ngục (hỏa ngục): Nhƣ đã trình bày ở các phần trƣớc, theo Kitô

giáo Địa ngục là nơi trú ngụ của quỷ dữ, kẻ xấu và Satan... Địa ngục cũng chính là sản phẩm của Chúa, tạo ra nhằm trừng phạt những kẻ từ chối Chúa,

những kẻ ấy, cuối cùng sẽ bị quăng vào trong Địa ngục. Trong Kinh Tân ƣớc có 162 lần nhắc đến ngày tận thế, địa ngục, hỏa ngục, âm phủ hay những khái niệm tƣơng tự. Hình ảnh địa ngục đƣợc xây dựng nhƣ một nơi có thật, một sự kiện gớm ghiếc mà con ngƣời có thể nhận biết. Chúng ta có thể tìm thấy một số định nghĩa về Địa ngục trong Kinh Tân ƣớc nhƣ: Địa ngục là sự trục xuất khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời “Những kẻ ấy sẽ lãnh án diệt vong muôn đời, xa thánh nhan Chúa và quyền năng vinh hiển của Ngƣời” (2Tx 1, 9) [53, tr. 653]; Địa ngục là nơi đau đớn và trừng phạt “Dƣới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngƣớc mắt lên (trình thuật về việc ngƣời giàu ở nơi âm phủ, đang đau đớn ngƣớc mắt lên) (Lc 16, 23) [53, tr. 267]. Trong ngôn ngữ, Địa ngục thƣờng đƣợc dùng bằng ba từ: Sheol, Hades và Gahenna. Tuy nhiên, từ Sheol đƣợc dùng phổ biến hơn cả, và Sheol không đƣợc hiểu là một nơi cho sự sống khác, mà đó là nơi của sự tăm tối, của giòi bọ, cát bụi và là một hố sâu: “Nếu tôi hi vọng âm phủ sẽ là nhà, và tôi sẽ kê giƣờng trong bóng tối, nếu tôi nhìn nấm mồ mà nói: “Đây là cha tôi!” và nhìn giòi bọ: “Đây là mẹ, đây là chị tôi!” thì hi vọng của tôi ở chỗ nào, hanh phúc của tôi, ai là ngƣời nhìn thấy? Bấy giờ hạnh phúc và hy vọng có đi vào âm phủ hay chăng, khi ta cùng nhau yên nghỉ trong bụi đất” (G 17, 13-16) [52, tr. 816]. Đôi khi thuật ngữ Sheol đƣợc sử dụng theo cách hiểu đơn giản, đồng nghĩa với sự chết hoặc mồ mả.

Theo Kitô giáo, khi chết mà phải vào âm phủ (Địa ngục), lúc đó con ngƣời rơi vào trạng thái đối nghịch hoàn toàn với sự sống. Một tình trạng hoàn toàn thụ động, không có việc làm, không có lý luận, không có hiểu biết, không có sự khôn ngoan. Tệ nhất, là con ngƣời không còn một mối tƣơng quan nào với Thiên Chúa nữa, vì kẻ chết trong địa ngục không thể nhớ hay ca ngợi Thiên Chúa nữa: “Chốn tử vong, ai nhớ Chúa. Nơi âm phủ, ai ngợi khen Ngài?” (Tv 6, 6) [52, tr. 849]; và “Trong mồ mả, ai nói về tình thƣơng của

Chúa? Cõi âm ty, ai kể lại lòng thành tín của Ngài? (Tv 88, 12) [52, tr. 930]. Nhƣ vậy, theo Kitô giáo, Địa ngục là nơi của sự trừng phạt, của sự đau đớn, là nơi có sâu bọ và là nơi có lửa hừng hực: “Ngƣời tập trung mọi kẻ làm gƣơng mù xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nƣớc của Ngƣời, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt, 13, 41-42) [53, tr. 99]; Và hơn thế,“Ai không có tên ghi trong Sổ trƣờng sinh thì bị quăng vào hồ lửa” (Kh 20, 15) [53, tr. 840]; “Nếu mắt anh làm cớ cho anh sã ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà đƣợc vào Nƣớc Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt” (Mc 9, 47-48) [53, tr. 176]. Và cũng nhƣ khi đƣợc lên Thiên đàng mãi mãi đƣợc ở bên Chúa, con ngƣời khi bị đày xuống Địa ngục thì mãi mãi chịu trừng phạt ở đó mà không có cơ hội chuộc tội của mình: “Thế là, họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những ngƣời công chính ra đi để hƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nhân sinh quan trong kinh tân ước của kitô giáo (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)