6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng phát triển một số DVTTTN tại BIDV Bình Định
a. Thanh toán bằng Séc
Séc là hình thức ra đời từ rất sớm có quy trình thanh toán đơn giản và thuận tiện nên đã dần dần trở thành hình thức thanh toán chủ yếu, phố biến ở nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của Séc là tạo sự vận động tương đối đồng thời giữa vật tư hàng hoá và tiền tệ. Việc phát hành Séc có nhiều điểm thuận lợi cho cả người bán và người mua.
định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. Với tình hình chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hình thức thanh toán séc tại BIDV Bình Định cũng không nằm ngoài quy luật kém phát triển đó.
Bảng 2.11: Tình hình thanh toán Séc tại BIDV Bình Định
Hình thức thanh toán Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng 2012/2011 Tăng trưởng 2013/2012 1. Số món thanh toán séc 27 20 12 -26% -40%
2. Doanh số thanh toán (triệu
đồng) 223 186 166 -17% -11%
(Nguồn: Phòng GDKHDN- BIDV BIDV Bình Định)
Và hiện nay, khách hàng giao dịch tại BIDV Bình Định chủ yếu sử dụng dịch vụ thanh toán séc bằng cách rút tiền mặt, còn hình thức chuyển khoản mặc dù có phát sinh giao dịch nhưng rất ít.
b. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi, lệnh chi
Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng phổ biến nhất tại BIDV Bình Định. Doanh số thanh toán qua hình thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động thanh toán của Chi nhánh.
Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi, lệnh chi được khách hàng ưa chuộng nhất tại BIDV Bình Định vì nó có những ưu điểm nổi bật đó là hình
thức, chứng từ, thủ tục đơn giản, người mua chủ động lập, thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan đến việc thanh toán của khách hàng.
Bảng 2.12: Tình hình thanh toán bằng Ủy nhiệm chi, lệnh chi tại BIDV Bình Định Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng 2012/ 2011 Tăng trưởng 2013/ 2012 Số món thanh toán ngoài hệ thống BIDV 34.111 35.659 36.936 4,54% 3,58% Số món thanh toán đi trong hệ thống BIDV 45.703 49.497 53.736 8,30% 8,56% Tổng số món thanh
toán UNC/lệnh chi 79.814 85.156 90.672 6,69% 6,48%
Tổng doanh số thanh toán ngoài hệ thống BIDV (Triệu đồng) 20.005.864 21.433.122 22.991.354 7,13% 7,27% Tổng doanh số thanh toán đi trong hệ thống BIDV (Triệu đồng) 27.656.450 31.812.875 34.898.635 15,03% 9,70% Tổng doanh số thanh toán bằng lệch chi/UNC (triệu đồng) 47.662.314 53.245.997 57.889.989 11,72% 8,72% (Nguồn: Phòng GDKHDN- BIDV Bình Định)
Hiện nay, việc thanh toán trong nước ở BIDV Bình Định được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống thanh toán điện tử. Trong năm 2010, BIDV đã sắp xếp lại hệ thống thanh toán trong nước, phát triển hệ thống thanh toán song phương với nhiều ngân hàng và nhờ đó đa dạng hóa các kênh thanh toán, rút ngắn thời gian thanh toán. Hệ thống thanh toán bù trừ cổ điển được thay thế bằng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Khi thực hiện thanh toán bù trừ, các ngân hàng không phải đến Ngân hàng Nhà nước để giao nhận chứng từ mà thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử. Nhờ vậy, công tác thanh toán thực hiện nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo an toàn và bảo mật cao.
Ngoài ra, nếu khách hàng thanh toán cho người hưởng có tài khoản trong hệ thống BIDV, người hưởng có thể nhận được tiền ngay sau khi giao dịch viên vừa hoàn tất giao dịch. Khách hàng mở tài khoản tại 1 chi nhánh của BIDV có thể giao dịch ở bất kỳ chi nhánh BIDV nào trên toàn quốc. Vấn đề địa lý không còn là vấn đề cản trở công tác thanh toán nữa.
Cùng với sự phát triển của các hình thức thanh toán hiện đại khác như thanh toán qua thẻ, thanh toán hóa đơn … thì hình thức thanh toán Ủy nhiệm chi, lệnh chi có tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm xuống.
c. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
Tại BIDV Bình Định, hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong các hình thức thanh toán. Hình thức thanh toán này qua các năm có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. Hoạt động thanh toán bằng phương thức này có chiều hướng ổn định trong một phạm vi thanh toán nhất định. Số nhà cung cấp ký hợp đồng nhờ thu với ngân hàng qua các năm chỉ gói gọn trong 5 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Đinh là: Trung tâm thông tin di động Khu vực 3, Công ty điện thoại Bình Định, Cty dịch vụ viễn thông Bình Định, Công ty Điện lực Bình Định, Công ty Truyền hình cáp Quy Nhơn.
Bảng 2.13: Tình hình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu tại BIDV Bình Định Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng 2012/2011 Tăng trưởng 2013/2012 Số món 3,488 3,502 3,524 0.40% 0.63% Doanh số (triệu đồng) 798 911 1,096 14.16% 20.31%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ BIDV Bình Định qua các năm)
Nguyên nhân:
- Việc lập chứng từ do bên bán lập, nên mất nhiều công đoạn và thời gian luân chuyển, dễ xảy ra trường hợp chứng từ khống và sai lệch số tiền. Việc thanh toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán. Khách hàng không yên tâm sử dụng.
- Về độ an toàn cho người bán thì hoàn toàn phụ thuộc vào độ tín nhiệm và khả năng tài chính của người mua. Nếu số dư đơn vị mua không đủ tiền hay nếu Ủy nhiệm thu lập sai số tiền sẽ gây chậm trễ cho bên bán.
- Công tác tiếp thị sản phẩm này chưa được chú trọng tại BIDV Bình Định.
d. Thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bằng việc sử dụng thẻ NH là một phương tiện thanh toán hiện đại, tiện dụng mà sự ra đời của nó gắn liền với một đất nước có nền kinh tế phát triển. Cùng với xu thế phát triển chung của thời đại, BIDV luôn chú trọng phát triển nghiệp vụ này.
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động dịch vụ thẻ tại BIDV Bình Định Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng (%) 12/11 13/12 I. Số lượng thẻ 39.711 44.034 48.079 11% 9%
Thẻ ghi nợ nội địa (Thẻ) 39.558 43.811 47.768 11% 9%
Thẻ ghi nợ quốc tế (Thẻ) 153 223 311 46% 39%
II. Thiết bị thanh toán thẻ 28 52 71 86% 37%
Số lượng ATM (máy) 13 14 16 8% 14%
Số lượng POS (máy) 15 38 55 153% 45%
III. Doanh số thanh toán thẻ 79.068 114.273 191.211 45% 67%
Doanh số thanh qua ATM
(triệu đồng) 77.722 112.704 186.581 45% 66%
Doanh số thanh toán qua POS
(triệu đồng) 1.346 1.569 4.630 17% 195%
IV.Thu nhập (triệu đồng) 1145 1.544 1.656 35% 7% V.Số món thanh toán qua thẻ 19.362 27.752 32.046 43% 15%
(Nguồn : Phòng Giao dịch KHCN BIDV Bình Định)
Năm 2013 là một năm đầy biến động nhưng cũng là một năm đáng ghi nhớ với BIDV Bình Định khi hoạt động thẻ đã đạt được những con số khả quan với 48.079 thẻ được phát hành tăng 9% so với năm 2012, tăng 21% so với năm 2011. Để đạt được những thành quả trên là do BIDV luôn nỗ lực để cung cấp những sản phẩm tiên tiến, hiện đại, an toàn với nhiều tiện ích và tính năng sử dụng giúp cho chủ thẻ có thể thoải mái, yên tâm khi sử dụng dịch vụ thẻ của BIDV.
kiệm qua thẻ, thanh toán hóa đơn, thanh toán vé vé máy bay, thu ngân sách nhà nước qua thẻ...Với chủng loại thẻ đa dạng, BIDV Bình Định cũng có nhiều chương trình khuyến mãi, miễn phí phát hành thẻ nhân dịp lễ lớn như 30/4-1/5, 2/9, tết dương lịch, tết âm lịch... Đặc biệt, BIDV Bình Định đã tận dụng lợi thế trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Chi nhánh đều mở thẻ miễn phí cho sinh viên mới nhập trường dưới dạng thẻ sinh viên để thuận tiện cho gia đình có thể chuyển tiền cho các em, làm thẻ liên kết giúp các trường có thể quản lý sinh viên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, BIDV Bình Định còn kết hợp với nhiều dịch vụ khác để gia tăng dịch vụ thẻ như: trả lương tự động cho các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thông qua tài khoản thẻ, hay lắp đặt các máy rút tiền ở những điểm thuận lợi, đông dân cư...cùng với việc tham gia hệ thống Banknet tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch cho các chủ thẻ.
Chính vì vậy, thu phí dịch vụ thẻ tăng trưởng đều qua các năm từ 1.145 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.544 triệu đồng năm 2012 và đạt 1.656 triệu đồng trong năm 2013. Sở dĩ thu nhập từ dịch vụ thẻ trong năm 2012 tăng 35% so với năm 2011 là do năm 2012 BIDV Bình Định bắt đầu thực hiện thu phí thẻ thường niên.
Xét tình hình thị trường thẻ, thiết bị chấp nhận thẻ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong năm 2013 có thể thấy được áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Hiện nay, thị phần mà BIDV Bình Định đang nắm giữ trên địa bàn là rất khiêm tốn, công tác phát triển thẻ còn hạn chế.
Bảng 2.15: Phân chia thị phần thẻ và POS năm 2013 của các ngân hàng tại TP Quy Nhơn
Ngân hàng
Số lượng thẻ ghi nợ
nội địa đến Số lượng POS
Số lượng thẻ Tín dụng quốc tế Số lượng Thị phần Số lượng Thị phần Số lượng Thị phần BIDV 43811 18,2% 38 16,0% 223 4,5% VCB 51978 21,6% 52 21,9% 1765 35,3% Vietinbank 53368 22,1% 47 19,8% 896 17,9% Agribank 24748 10,3% 13 5,5% 175 3,5% ACB 14572 6,0% 22 9,3% 205 4,1% Techcom 8642 3,6% 5 2,1% 125 2,5% Khác 43955 18,2% 60 25,3% 1609 32,2% Tổng cộng 241.074 100% 237 100% 4.998 100%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ BIDV Bình Định năm 2013)
e. Các hình thức TTTN khác
P Dịch vụ chi trả lương:
BIDV Bình Định đã thực hiện các biện pháp chú trọng phát triển, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương bằng các biện pháp tiếp thị, tăng cường giới thiệu dịch vụ, đồng thời thực hiện nâng cấp chương trình thanh toán lương tự động nhằm mục đích chuẩn hoá chương trình để triển khai sản phẩm, gia tăng tiện ích, nâng cao chất lượng dịch vụ. Kết quả sau 3 năm triển khai sản phẩm:
Bảng 2.16: Kết quả dịch vụ chi lương tại BIDV Bình Định Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng (%) 12/11 13/12 1.Số tài khoản mở mới 4.475 2.253 1.957 -50% -13% 2.Số hợp đồng thanh toán
lương ký với các đơn vị hành chính sự nghiệp
250 285 292 14% 2%
3.Số hợp đồng thanh toán lương ký với các đơn vị ngoài quốc doanh
120 200 222 67% 11%
4.Số món thanh toán 4.604 5.139 5.484 12% 7% 5.Doanh số thanh toán
(triệu đồng) 750.063 935.080 1.083.704 25% 16%
4.Thu phí (triệu đồng) 186 369 428 98% 16%
(Nguồn : Phòng Giao dịch KHCN BIDV Bình Định)
Từ bảng 2.16 ta thấy số lượng hợp đồng thanh toán lương cho các đơn vị ngoài quốc doanh đến năm 2013 chỉ có 222 đơn vị. Số lượng đơn vị thanh toán lương tại BIDV Bình Định như vậy là rất nhỏ so với số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động và sẽ thành lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (khoảng 3200 doanh nghiệp). Đây là thị trường rất tiềm năng và vẫn còn nhiều khả năng mở rộng.
Ngoài ra, mặc dù nguồn thu phí dịch vụ thanh toán từ hoạt động này là nhỏ nhưng có thể huy động được nguồn tiền gửi với giá rẻ của nhân viên của đơn vị chi lương và tạo cơ hội để ngân hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ thanh toán khác như thanh toán hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán hóa đơn điện nước…..
P Dịch vụ thanh toán hóa đơn
BIDV Bình Định đã ký hợp đồng thanh toán hóa đơn điện thoại với Viettel và VNPT; thanh toán hóa đơn tiền điện với Điện lực Bình Định kể từ năm 2006, dịch vụ VNtoup được triển khai từ tháng 2/2008….Các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ thanh toán hóa đơn nói chung chưa nhiều, doanh số thanh toán hạn chế.
Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu về dịch vụ thanh toán hoá đơn
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng (%) 12/11 13/12
Dịch vụ thanh toán hóa đơn
Viettel
Số lượng KH đăng ký (Luỹ kế) 108 138 147 28% 14% Doanh số thanh toán (triệu đồng) 461 501 582 9% 16% Hoa hồng đại lý (triệu đồng) 5,2 5,7 6,3 10% 11%
Dịch vụ thanh toán hóa đơn
điện
Số lượng KH đăng ký (luỹ kế) 95 261 460 148% 76% Doanh số thanh toán (triệu đồng) 1.258 3.213 4.520 155% 41% Số món thanh toán trong năm
(món) 580 2439 4320 320% 77%
Dịch vụ Vntoup Số lượng Khách hàng đăng ký
dịch vụ (luỹ kế) 58 137 237 136% 73%
Doanh số thanh toán (triệu đồng) 375 595 985 59% 66% Phí dịch vụ ( triệu đồng) 3,75 5,95 9,85 59% 66%
- Dịch vụ Thanh toán hóa đơn Viettel: Số lượng khách hàng năm 2013 so với 2011 tăng 39 khách hàng tương đương 36,11%. Thực tế số lượng khách hàng đăng ký mới tăng lên nhiều, nhưng bên cạnh đó có một số khách hàng chuyển đổi từ trả sau sang trả trước hoặc chuyển mạng do nhiều khuyến mãi của thuê bảo trả trước hấp dẫn hơn nên số lượng khách hàng đã đăng ký gạch nợ bị huỷ nhiều. Doanh số thanh toán tăng nhẹ từ 461 triệu đồng năm 2011 lên 501 triệu năm 2012 tương ứng với tốc độ 9%. Sang năm 2013, lượng khách hàng chỉ giữ ổn định, Chi nhánh không có kế hoạch phát triển dịch vụ này do đây cũng là dịch vụ lựa chọn khách hàng, cũng cần hội tụ đủ 2 yếu tố là cá nhân có tài khoản tại BIDV và dùng thuê bao Viettel trả sau nên việc phát triển khách hàng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, do chạy song song 2 chương trình độc lập: chương trình gạch nợ Viettel và chương trình hạch toán tại BIDV nên công việc tương đối nhiều, việc hạch toán hoàn toàn thủ công, qua nhiều giai đoạn, tốn kém thời gian và giấy tờ trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ. Trong khi chưa xây dựng được chính sách phí áp dụng cho khách hàng thì có thể khẳng định rằng với mức hoa hồng từ nhà cung cấp dịch vụ, đối với BIDV Bình Định thu không đủ bù chi và thấy rằng dịch vụ này ít hiệu quả nên việc phát triển dịch vụ bị hạn chế.
- Với dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện: Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn từ 95 khách hàng năm 2011 lên đến 460 khách hàng năm 2013. Tương ứng với số lượng khách hàng tăng lên là doanh số thanh toán cũng tăng tương ứng từ 1.258 triệu đồng năm 2011 lên hơn 4 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên, số lượng khách hàng và doanh số thanh toán vẫn còn hạn chế do sản phẩm chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn.
tại BIDV sử dụng điện thoại di động trả trước có thể nạp tiền card điện thoại qua tin nhắn SMS hay qua Thẻ ATM. Ngân hàng sẽ tự động trích nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng và nạp vào tài khoản điện thoại theo mệnh giá khách hàng yêu cầu. Đây thực sự là dịch vụ “giá trị gia tăng” cho khách hàng, nhằm đem lại tiện ích tối đa cho các khách hàng sử dụng mạng điện thoại trả trước. Dịch vụ được triển khai từ táng 2/2008 đến nay, nhưng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ chưa nhiều, doanh số nạp tiền điện thoại trả trước chưa cao.
Công tác phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn nói chung chưa thật sự được chú trọng phát triển. Nguyên nhân, một số dịch vụ có chất lượng phần