Quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ thanh toán trong nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ trong nước tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển bình định (Trang 97 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ thanh toán trong nước

Trong quá trình phát triển DVTTTN, vẫn có khả năng xuất hiện các rủi ro từ hoạt động, rủi ro mang đến do trong quá trình tác nghiệp thao tác không chính xác, rủi ro thanh toán cho các đối tượng thuộc danh sách đen nếu không kiểm soát cẩn thận và rủi ro về tính bảo mật trong giao dịch điện tử đến rủi ro do gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, thẻ mất cắp, thất lạc… Theo thống kê, gian

lận trong lĩnh vực thanh toán phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Gần đây, thị trường xuất hiện rủi ro cực kỳ nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy ATM để lấy tiền. Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính khá lớn trong lĩnh vực thanh toán đối với các ngân hàng như: Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM; Các Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ trốn sau khi đã nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng; Giao dịch chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng sang tài khoản ảo sau đó chuyển tiền từ tài khoản ảo sang tài khoản ngoại tệ và thực hiện rút ngoại tệ, gây thiệt hại về chênh lệch tỷ giá đối với các ngân hàng…. Do đó giải pháp mà các Ngân hàng nên hướng đến là:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ cán bộ trực tiếp giao dịch đến cán bộ quản lý nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp và có khả năng xử lý nhanh chóng các vấn đề có thể xảy ra trước khi nó gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.

- Trong quá trình hoạt động của mình, hệ thống NH Việt Nam nói chung và BIDV đều phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống đường truyền, hệ thống máy chủ được trang bị của mỗi ngân hàng. Nếu trong quá trình vận hành xảy ra bất kỳ sự cố gì cho hệ thống này đều gây thất thoát rất lớn cho bản thân ngân hàng cũng như khách hàng. Chính vì vậy, để đề phòng rủi ro cho cả hệ thống, BIDV cần xây dựng chi tiết kịch bản xử lý các tình huống khi thảm họa xảy ra và định kỳ tổ chức diễn tập như trên thực tế cho các chi nhánh trong hệ thống theo kịch bản đã xây dựng (ví dụ như BIDV tạo ra một sự cố hệ thống quá tải thì khi đó toàn bộ dữ liệu hiện đang lưu trữ sẽ tự động được chuyển sang lưu trữ tại hệ thống máy chủ dự phòng và các chi nhánh vẫn tiến hành giao dịch trên hệ thống đường truyền dự phòng). Tuy nhiên, để có thể thực hiện được giải pháp này đòi hỏi BIDV phải trang bị hệ thống máy chủ và đường truyền dự phòng

vừa để diễn tập và cũng vừa để xử lý khi có thảm hỏa xảy ra thực sự.

- Xây dựng phương án trích dự phòng rủi ro cho hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động ngân hàng chỉ dừng lại ở việc trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động tín dụng vì đây đúng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ, rủi ro vẫn có khả năng xảy ra nhất là đối với hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế. Và khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thương hiệu ngân hàng. Vì vậy, đầu tiên là kiểm soát chặt chẽ quá trình thanh toán để tránh không cho rủi ro xảy ra và thứ hai là thực hiện việc trích lập quỹ nhằm tài trợ cho rủi ro, giảm hậu quả khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro từ chi phí phụ thuộc vào quy chế pháp lý của Bộ Tài chính do đó BIDV nên chủ động xây dựng phương án lập quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động dịch vụ thanh toán trích từ lợi nhuận ngân hàng sẽ khả thi hơn.

- Xây dựng chương trình có tính bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử. Đây là một yếu tố quan trọng trong các giao dịch trực tuyến. Để hạn chế rủi ro trong giao dịch điện tử, đòi hỏi một cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đồng bộ và chắc chắn nhằm bảo vệ tài sản của cả khách hàng và ngân hàng.

- Hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ bằng cách đẩy nhanh tiến độ đổi thẻ từ sang thẻ chip, đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu, xây dựng nâng cấp các chương trình kiểm soát các giao dịch nghi ngờ trong thanh toán thẻ. Ngoài ra, thông qua hệ thống camera quan sát máy ATM. Chi nhánh cần thường xuyên quan sát các khách hàng đến giao dịch. Thông qua đó, Chi nhánh có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường khi khách hàng đến giao dịch tại các máy ATM như gắn các thiết bị lạ lên máy, che khuất camera, phá máy,… để từ đó có thể đưa ra các cảnh báo cho khách hàng như quan sát và kiểm tra máy ATM trước khi giao dịch hoặc Tổ ATM của Chi nhánh thường xuyên kiểm tra máy ATM khi đi tiếp quỹ,…

- Mua bảo hiểm cũng là hình thức tài trợ rủi ro có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ trong nước tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển bình định (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)