Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 88 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động huy động vốn của Sacombank Quảng Nam còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể tăng trƣởng nguồn vốn huy động theo định hƣớng các hoạt động của chi nhánh và của hội sở. Chi nhánh cần quan tâm khắc phục những hạn chế sau:

- Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn ngắn hạn, đặc biệt là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, điều này không đáp ứng đƣợc mục tiêu cho vay trung, dài hạn của hệ thống khi Ngân hàng Nhà nƣớc đang có cơ chế cắt giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Chi nhánh nên tập trung khai thác nguồn vốn trung, dài hạn nhằm gia tăng thu nhập, tạo nguồn vốn ổn định cho hệ thống. Bên cạnh đó cần nổ lực huy động nguồn vốn giá rẻ từ tiền gửi thanh toán nhằm làm giảm chi phí huy động.

- Mặc dù chi nhánh có sự tăng trƣởng tốt về quy mô huy động vốn song kết quả huy động vốn vẫn chƣa cao do tính ổn định của nguồn vốn còn thấp.

- Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn thấp. Chi nhánh cần chú tâm đến việc phát triển đối tƣợng khách hàng nhằm thu hút lƣợng tiền trong thanh toán của các doanh nghiệp. Nguồn tiền này có tính ổn định hơn so với nguồn tiền thanh toán từ khách hàng cá nhân do có số dƣ lớn và thƣờng mang tính chu kỳ. Việc gia tăng lƣợng khách hàng này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh gia tăng lƣợng khách hàng cá nhân thông qua việc chi lƣơng của các tổ chức kinh tế cũng nhƣ giao dịch giữa khách hàng cá nhân với doanh nghiệp.

- Chi nhánh tuy đã triển khai các sản phẩm rất đa dạng và thực hiện các công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm song vẫn chƣa đƣợc đẩy mạnh. Đối với những khách hàng gửi tiết kiệm, họ thƣờng chọn những sản phẩm tiết kiệm truyền thống do chƣa đƣợc cập nhật thông tin về những tính năng của các sản phẩm hiện có tại chi nhánh.

- Công tác chăm sóc khách hàng chƣa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả, chỉ tập trung ở trụ sở chính, chƣa triển khai mạnh ở các phòng giao dịch. Việc chăm sóc khách hàng mới chỉ chú trọng đến những khách hàng lớn và những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Một số nhân viên còn có thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình do áp lực công việc cũng nhƣ lƣợng khách hàng đông.

- Quy trình, thủ tục thực hiện công tác huy động vốn tuy không phức tạp nhƣng thời gian thực hiện tƣơng đối lâu đối với những khách hàng giao dịch với số tiền lớn. Đối với những khách hàng có số tiền giao dịch trên 500 triệu đồng thì khách hàng phải nộp tiền tại quỹ và đƣợc hạch toán giao dịch phát sinh bởi giao dịch viên quỹ chính. Tâm lý khách hàng thƣờng không muốn đi lại nhiều giữa các quầy giao dịch. Còn đối với những giao dịch có phát sinh số tiền giao dịch tƣơng đối lớn trong khả năng thực hiện của giao dịch viên thì

do giao dịch viên chỉ đƣợc cấp hạn mức hạn chế trong việc duy trì số dƣ tại quầy nên nếu khách hàng nộp tiền vào vƣợt hạn mức thì giao dịch viên phát xuất tiền về quỹ rồi mới tiến hành hạch toán đƣợc hoặc nếu khách hàng rút tiền mà số dƣ tại quầy không đủ thì phải xuất triền từ quỹ sang. Điều này làm gia tăng thời gian giao dịch khiến khách hàng phải đợi lâu.

- Vẫn còn một số sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp do bất cẩn của nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới.

b. Nguyên nhân

* Khách quan

- Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động của NHNN đang làm cho kênh huy động kém hấp dẫn, do vậy khách hàng thƣờng chọn kỳ hạn gửi ngắn hạn để có thể linh động khi có những cơ hội đầu tƣ tốt hơn. Hơn nữa khách hàng không chủ động đƣợc thời gian sử dụng nguồn tiền của mình nên thƣờng chọn thời gian ngắn để đảm bảo yếu tố sinh lời.

- Trên địa bàn, số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khiêm tốn nên khó để gia tăng nguồn tiền gửi từ đối tƣợng này trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn khi số lƣợng ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều.

- Các NHTM ngày càng mở rộng mạng lƣới của mình bằng việc gia tăng các phòng giao dịch trên địa bàn gây ra không ít khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh.

* Chủ quan

- Chính sách chăm sóc khách hàng chƣa thật sự linh hoạt do còn phụ thuộc vào chính sách chung của Hội sở.

- Công tác quảng bá chƣa đƣợc triển khai một cách quyết liệt nên khách hàng còn nhiều bỡ ngỡ về các sản phẩm mới của ngân hàng, cũng nhƣ tƣ vấn chƣa thực sự rõ ràng, thuyết phục.

- Thiếu tính hỗ trợ, hợp tác giữa các phòng ban. Các phòng ban còn hoạt động độc lập, riêng lẽ, không nhiệt tình trong việc phối hợp bán chéo sản phẩm.

- Năng lực và thái độ làm việc của nhân viên không đồng đều. Nhiều nhân viên còn có thái độ thờ ơ, thiếu nhiệt tình đối với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Quảng Nam. Qua phân tích tình hình huy động vốn tại Sacombank Quảng Nam từ năm 2012-2016, luận văn đã đánh giá bao quát đƣợc bối cảnh kinh doanh, công tác tổ chức huy động vốn, các giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện cũng nhƣ kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Với kết quả phân tích trên, luận văn đã nêu ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong công tác huy động vốn và trình bày những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra những hạn chế đó. Đây là cơ sở để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Sacombank Quảng Nam.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN –

CHI NHÁNH QUẢNG NAM

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)