Tăng cƣờng sự phối hợp giữa hoạt động huy động và cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 95 - 96)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa hoạt động huy động và cho vay

Để đảm bảo về mặt lợi ích cho khách hàng cũng nhƣ gia tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và đặc biệt là trong hoạt động huy động và cho vay.

Đối với những khách hàng gửi tiết kiệm có nhu cầu rút trƣớc khi gần đến hạn hoặc cần rút một khoản tiền nhỏ hay chỉ cần tiền trong thời gian ngắn thì tùy thuộc vào từng trƣờng hợp giao dịch viên có thể tƣ vấn cho khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm để đảm bảo về mặt lợi ích cho khách hàng. Trong trƣờng hợp này thì thủ tục thƣờng khá rƣờm rà và cần có sự hỗ trợ từ bộ phận tín dụng. Việc giải quyết nhanh gọn là hết sức cần thiết vì khách hàng không muốn đợi lâu. Do vậy sự phối hợp linh hoạt, nhiệt tình trong trƣờng hợp này giữa các bộ phận là hết sức cần thiết, góp phần làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng và giúp khách hàng gắn bó với ngân hàng hơn. Sự phối hợp này

không những giữ đƣợc số dƣ nguồn vốn huy động của chi nhánh mà còn tạo thêm giá trị cho chi nhánh trong hoạt động cho vay.

Các hoạt động cho vay của bộ phận tín dụng sẽ làm gia tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh nếu nhƣ việc giải ngân đƣợc chuyển qua tài khoản của khách hàng thay vì chi tiền mặt. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải thuyết phục khách hàng. Từ việc giải ngân qua tài khoản khách hàng sẽ giúp chi nhánh gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán từ số dƣ khách hàng chƣa cần dùng đến.

Qua đây có thể thấy đƣợc việc tăng cƣờng phối hợp giữa hoạt động huy động vốn và cho vay là hết sức cần thiết đối với sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng nam (Trang 95 - 96)